Friday, September 23, 2022

Tâm lý học của chủ nghĩa toàn trị

 BM

Chúng ta đã có cái nhìn đầu tiên về “những dữ kiện” đó qua các video từ Trung cộng. Một loại virus đã buộc chính quyền Trung cộng phải thực hiện các biện pháp hà khắc nhất. Các thành phố đã bị cách ly toàn bộ, các bệnh viện mới được xây dựng gấp rút, và các cá nhân trong những bộ đồ trắng đi khử trùng không gian công cộng. Đây đó có những thông tin đồn thổi rằng chính quyền chuyên chế Trung cộng đã ứng phó thái quá và rằng loại virus mới kia chẳng khác nào căn bệnh cúm. Các ý kiến trái chiều cũng nổi lên khắp nơi: rằng chắc hẳn nó nguy hiểm hơn nhiều so với biểu hiện bề ngoài của nó, bởi nếu không thì chính quyền sẽ không thực hiện các biện pháp rốt ráo như vậy. Vào thời điểm đó, mọi thứ vẫn có cảm giác cách rất xa đất nước chúng ta và chúng ta cho rằng câu chuyện này không cho phép chúng ta đánh giá toàn bộ mức độ của những dữ kiện đó.


BM


[Tình hình vẫn như thế] cho đến khi dịch bệnh này lan đến Âu Châu. Sau đó, chúng ta bắt đầu ghi nhận các ca nhiễm và các ca tử vong của chính chúng ta. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những phòng cấp cứu quá tải ở Ý, những đoàn xe quân đội vận chuyển thi thể, những nhà xác chất đầy quan tài. Các khoa học gia nổi tiếng của Cao đẳng Hoàng gia London tự tin dự đoán rằng nếu không có những biện pháp quyết liệt nhất, thì virus này sẽ cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Ở Bergamo, tiếng còi báo động vang lên cả ngày lẫn đêm, át đi bất kỳ tiếng nói nào trong một không gian công cộng dám nghi ngờ câu chuyện đang nổi lên này. Kể từ đó, câu chuyện và những dữ kiện dường như hợp nhất thành một và sự bất ổn nhường chỗ cho sự chắc chắn.

 

Điều không tưởng đã trở thành hiện thực: chúng ta đã chứng kiến sự xoay trục đột ngột của gần như mọi quốc gia trên Trái Đất để nối gót Trung cộng và quản thúc một số lượng lớn người dân trong nhà, một trạng thái được người ta gọi bằng thuật ngữ “phong tỏa.” Một sự im lặng kỳ lạ ập đến — vừa đáng ngại vừa mang tính giải thoát cùng một lúc. Bầu trời không có phi cơ, giao thông huyết mạch vắng bóng xe cộ; tình trạng bế tắc cho khát vọng và đeo đuổi cá nhân của hàng tỷ người trở thành chuyện đã định. Ở Ấn Độ, không khí trở nên trong lành đến nỗi, lần đầu tiên sau 30 năm, ở một số nơi, người dân lại có thể nhìn thấy dãy Himalaya ở phía chân trời.


image


Sự việc không dừng lại ở đó. Chúng ta còn chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực ngoạn mục. Các chuyên gia virus học đã được xướng tên giao trọng trách như những con heo [trong tác phẩm Trại Súc Vật] của nhà văn Orwell — những con vật thông minh nhất trong trang trại — để thay thế các chính trị gia không đáng tin cậy. Họ sẽ điều hành trại súc vật với thông tin “khoa học” chính xác. Song chẳng được bao lâu, những chuyên gia này hóa ra lại có một vài khiếm khuyết phổ biến của con người. Trong các số liệu thống kê và biểu đồ của mình, họ đã mắc phải những sai lầm mà ngay cả những người “dân thường” cũng không dễ mắc. Sự việc đi xa đến mức, có lúc, họ đã tính tất cả các ca tử vong thành là tử vong vì virus corona, kể cả những người tử vong vì các nguyên nhân khác, chẳng hạn như đau tim.

 

Họ cũng không giữ trọn lời hứa của mình. Các chuyên gia này cam kết rằng những Cánh cổng dẫn đến Tự do sẽ lại mở ra sau hai liều vaccine, nhưng rồi họ lại bày ra nhu cầu cho một liều thứ ba. Giống như những con heo của nhà văn Orwell, họ đã thay đổi các quy tắc chỉ sau một đêm. Đầu tiên, các con vật phải tuân thủ các quy tắc vì số người bị bệnh không thể vượt quá khả năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe (đây gọi là làm phẳng đường cong, “flatten the curve”, một chiến lược y tế công cộng nhằm làm giảm sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19). Nhưng một ngày nọ, mọi người thức dậy và phát hiện dòng chữ trên tường ghi rằng các quy tắc đang được gia hạn vì dịch bệnh phải được diệt trừ (còn đây là phá bỏ đường cong, “crush the curve”, loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh). Cuối cùng, các quy tắc đã thay đổi thường xuyên đến mức dường như chỉ có những con heo mới am tường. Và thậm chí ngay cả những con heo cũng không chắc là chúng biết rõ.


BM

Một số người bắt đầu nung nấu sự hoài nghi. Làm thế nào mà những chuyên gia này lại có thể mắc phải những sai lầm mà ngay cả những người bình thường cũng không mắc phải? Chẳng phải họ là những nhà khoa học, những người đã đưa chúng ta lên mặt trăng và cung cấp internet cho chúng ta sao? Họ không thể ngu ngốc đến vậy chứ, phải không nào? Nước đi cuối cùng của họ là gì? Các khuyến nghị của họ đưa chúng ta dấn sâu hơn trên con đường theo cùng một hướng: với mỗi bước đi mới, chúng ta lại mất đi nhiều quyền tự do hơn, cho đến khi chúng ta đạt đến đích cuối cùng, nơi nhân loại bị biến thành những mã QR trong một thí nghiệm y khoa kỹ trị to lớn.

 

Đó là kết luận mà hầu hết mọi người rốt cuộc đã trở nên tin tưởng một cách chắc chắn. Rất chắc chắn. Nhưng là với những quan điểm đối lập hoàn toàn. Một số người chắc mẩm rằng chúng ta đang đối phó với một loại virus nguy hiểm đến tính mạng, có thể khiến hàng triệu người tử vong. Những người khác tin tưởng rằng bệnh này chẳng khác gì bệnh cúm mùa. Còn có những người khác nữa chắc chắn rằng virus này thậm chí không tồn tại và rằng chúng ta đang đối phó với một âm mưu trên toàn thế giới. Và cũng có một số người tiếp tục cảm thấy bất ổn và liên tục tự hỏi bản thân: làm thế nào để chúng ta có thể hiểu đầy đủ về những gì đang diễn ra?


BM


Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng virus corona, tôi thấy bản thân phải lựa chọn — tôi sẽ lên tiếng. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng, tôi thường xuyên thuyết trình ở trường Đại học và tôi đã thuyết trình trong các hội nghị học thuật trên toàn thế giới. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, tôi quyết định bằng trực giác rằng tôi sẽ lên tiếng trong không gian công cộng, lần này không phải là hướng đến thế giới học thuật, mà là hướng đến xã hội nói chung. Tôi sẽ lên tiếng và cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người rằng có thứ gì đó nguy hiểm ngoài kia, chứ không phải là bản thân “con virus” đó cũng như là nỗi sợ hãi và động lực xã hội kỹ trị-toàn trị mà nó đang khuấy đảo.

 

Tôi sở hữu một vị thế ưu việt để cảnh báo những rủi ro tâm lý của câu chuyện về virus corona. Tôi có thể rút ra từ kiến thức của mình về các quá trình tâm lý cá nhân (tôi là một giáo sư giảng dạy tại Đại học Ghent, Bỉ); bằng tiến sĩ của tôi về chất lượng nghiên cứu hàn lâm yếu kém đã dạy tôi rằng chúng ta không bao giờ có thể xem “khoa học” là điều hiển nhiên; bằng thạc sĩ của tôi về thống kê cho phép tôi nhìn thấu sự lừa dối và ảo tưởng thống kê; kiến thức của tôi về tâm lý học đại chúng; những khám phá triết học của tôi về những giới hạn và tác động tâm lý mang tính tàn phá của quan điểm cơ học-duy lý đối với con người và thế giới; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là, các cuộc điều tra của tôi về tác động của diễn ngôn đối với nhân loại và tầm quan trọng mang tính cốt lõi của “Diễn ngôn Chân thật” nói riêng.


BM


Trong tuần lễ đầu tiên của cuộc khủng hoảng, hồi tháng 03/2020, tôi đã xuất bản một bài báo có nhan đề “Nỗi Sợ Hãi Về Virus Còn Nguy Hiểm Hơn Chính Virus” (“The Fear of the Virus Is More Dangerous Than the Virus Itself”). Tôi đã phân tích các số liệu thống kê và các mô hình toán học mà các bản tin về virus corona sử dụng và lập tức nhận thấy rằng tất cả đều đánh giá quá cao mức độ nguy hiểm của virus. Vài tháng sau, tức vào cuối tháng 05/2020, ấn tượng này đã được xác nhận không chút hoài nghi. Không có một quốc gia nào, kể cả các quốc gia không phong tỏa, mà ở đó virus gây ra số lượng thương vong lớn như các mô hình dự đoán sẽ xảy ra.


BM


Thụy Điển có lẽ là ví dụ điển hình nhất. Theo các mô hình, ít nhất 60,000 người sẽ tử vong nếu quốc gia này không phong tỏa. Điều này đã không xảy ra, và chỉ có 6,000 người tử vong.

 

Dù tôi (và những người khác) đã cố gắng thu hút sự chú ý của xã hội, nhưng nỗ lực của chúng tôi đã không khởi nhiều tác dụng. Mọi người tiếp tục bị cuốn theo câu chuyện đó. Đó là thời điểm tôi quyết định tập trung vào một thứ khác, cụ thể là các quá trình tâm lý diễn ra trong xã hội và chúng có thể giải thích lý do tại sao mọi người lại có thể trở nên mù quáng đến như vậy, và tiếp tục tin tưởng vào một câu chuyện hoàn toàn vô lý. Tôi mất vài tháng để nhận ra rằng những gì đang diễn ra trong xã hội là một quá trình diễn biến của hội chứng rối loạn tâm thần hàng loạt (“mass formation”) trên toàn thế giới.


BM


Mùa hè năm 2020, tôi đã viết một bài bình luận nêu lên quan điểm về hiện tượng này, và bài báo đó đã nhanh chóng được biết đến rộng rãi ở Hà Lan và Bỉ. Khoảng một năm sau (hè năm 2021), ông Reiner Fuellmich đã mời tôi đến Corona Ausschuss, một cuộc thảo luận phát trực tiếp hàng tuần giữa các luật sư và cả các chuyên gia cùng những nhân chứng về cuộc khủng hoảng virus corona, để giải thích về hội chứng rối loạn tâm thần hàng loạt. Từ đó, lý thuyết của tôi lan rộng ra phần còn lại của Âu Châu và Hoa Kỳ, và được những người như Tiến sĩ Robert Malone, Tiến sĩ Peter McCullough, cũng như các ông Michael Yeadon, Eric Clapton, và Robert Kennedy tiếp nhận.

 

Sau khi ông Robert Malone nói về hội chứng rối loạn tâm thần hàng loạt trên chương trình postcast Joe Rogan Experience, thuật ngữ này đã trở thành một từ gây xôn xao và được tìm kiếm nhiều nhất trên Twitter trong vài ngày. Kể từ đó, lý thuyết của tôi đã được tiếp nhận một cách nhiệt tình nhưng cũng bị chỉ trích gay gắt.


BM


Vậy chứng rối loạn tâm thần hàng loạt thực ra là gì? Đó là một chứng rối loạn tâm thần hàng loạt đặc biệt khiến một đám đông hoàn toàn “mù” trước mọi thứ đi ngược lại những gì đám đông đó tin tưởng. Bằng cách này, họ xem những niềm tin vô lý nhất là điều hiển nhiên. Chúng ta hãy lấy một ví dụ, trong cuộc cách mạng Iran năm 1979, một chứng rối loạn tâm thần hàng loạt đã xuất hiện và người ta bắt đầu tin rằng chân dung nhà lãnh đạo của họ — ông Ayatollah Khomeini — có thể được nhìn thấy trên bề mặt mặt trăng. Mỗi khi trăng tròn xuất hiện trên bầu trời, mọi người trên đường sẽ hướng về phía mặt trăng, chỉ cho nhau xem nơi chính xác có thể nhìn thấy được khuôn mặt của ông Khomeini.


Đặc điểm thứ hai của một cá nhân nằm trong sự kìm kẹp của chứng rối loạn tâm thần hàng loạt là họ trở nên sẵn sàng hy sinh hoàn toàn lợi ích cá nhân vì lợi ích của đám đông. Các nhà lãnh đạo cộng sản từng bị Stalin kết án tử hình — thường là không thực sự phạm phải tội danh trong các cáo buộc chống lại họ — đã chấp nhận bản án của họ, đôi khi với những tuyên bố như, “Nếu đó là những gì tôi có thể làm cho Đảng Cộng Sản, thì tôi sẽ rất sẵn lòng làm điều đó.”


BM


Thứ ba, các cá nhân bị chứng rối loạn tâm thần hàng loạt trở nên hoàn toàn không dung thứ những tiếng nói bất đồng. Trong giai đoạn cuối của chứng rối loạn tâm thần hàng loạt, họ thường sẽ thực hiện hành vi tàn bạo đối với những người không hòa hợp với đại chúng. Và tiêu biểu hơn nữa: họ sẽ làm vậy như thể đó là nghĩa vụ đạo đức của họ. Lại lấy ví dụ về cuộc cách mạng ở Iran: Tôi đã nói chuyện với một phụ nữ Iran. Bà đã tận mắt chứng kiến cách một người mẹ tố giác con trai bà với nhà nước và tự tay treo thòng lọng quanh cổ anh này khi anh ở trên đoạn đầu đài. Và sau khi anh bị hành quyết, bà ta tuyên bố mình đã trở thành một nữ anh hùng vì những gì mà bà ta đã làm.


BM


Đó là những tác động của chứng rối loạn tâm thần hàng loạt. Các quá trình như vậy có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Hội chứng này có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên (như đã xảy ra ở Đức Quốc Xã), hoặc có thể bị kích động một cách hữu ý thông qua thuyết giáo và tuyên truyền (như đã xảy ra ở Liên Xô). Nhưng nếu nó không được hỗ trợ thường xuyên bằng sự thuyết giáo và tuyên truyền được phổ biến qua truyền thông đại chúng, thì thường tình trạng này sẽ tồn tại trong thời gian ngắn và sẽ không phát triển thành một nhà nước toàn trị chính thức.

 

Tuy nhiên, cho dù ban đầu nó xuất hiện một cách tự phát hay bị kích động có chủ đích, chứng rối loạn tâm thần hàng loạt không thể tiếp tục tồn tại trong bất kỳ khoảng thời gian nào nếu nó không được liên tục nuôi dưỡng bằng sự thuyết giáo và tuyên truyền được phổ biến qua truyền thông đại chúng. Nếu điều này xảy ra, chứng rối loạn tâm thần hàng loạt sẽ trở thành cơ sở của một loại hình nhà nước hoàn toàn mới xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XX: nhà nước toàn trị. Loại nhà nước này có tác động mang tính tàn phá mạnh mẽ đối với người dân vì họ không chỉ kiểm soát không gian công cộng và chính trị — như các chế độ độc tài cổ điển — mà còn cả không gian tư ẩn. Loại nhà nước này có thể kiểm soát không gian tư ẩn bởi vì họ có một lực lượng cảnh sát mật dày dưới trướng: một bộ phận người dân chịu sự kìm kẹp của chứng rối loạn tâm thần hàng loạt và tin một cách cuồng nhiệt vào những luận điệu do giới tinh hoa phổ biến qua các hãng thông tấn đại chúng. Bằng cách này, chủ nghĩa toàn trị luôn dựa trên “một hiệp ước ma quỷ giữa đám đông đại chúng và giới tinh hoa” (xem Hannah Arendt, “Nguồn Gốc Của Chủ Nghĩa Toàn Trị” — “The Origins of Totalitarianism”).


BM


Tôi tán thành một hiểu biết trực giác được bà Hannah Arendt trình bày vào năm 1951: một tân chủ nghĩa toàn trị đang xuất hiện trong xã hội của chúng ta. Không phải là một chủ nghĩa toàn trị cộng sản hay phát xít mà là chủ nghĩa toàn trị kỹ trị. Một loại chủ nghĩa toàn trị không phải do “một thủ lĩnh băng đảng” như Stalin hay Hitler lãnh đạo mà là do các quan chức và các nhà kỹ trị chán ngắt lãnh đạo. Như mọi khi, một bộ phận dân chúng nhất định sẽ phản kháng và sẽ không trở thành con mồi của chứng rối loạn tâm thần hàng loạt. Nếu bộ phận dân chúng này đưa ra những lựa chọn đúng đắn, thì cuối cùng họ sẽ giành được chiến thắng. Nếu lựa chọn sai, họ sẽ bị diệt vong. Để xem những lựa chọn nào là đúng đắn, chúng ta phải bắt đầu bằng một phân tích thấu đáo và xác thực về bản chất của hiện tượng rối loạn tâm thần hàng loạt. Như thế, chúng ta sẽ thấy rõ đâu là những lựa chọn đúng đắn, cả ở cấp độ chiến lược lẫn cấp độ đạo đức. Đó là những gì mà cuốn sách “Tâm Lý Học Của Chủ Nghĩa Toàn Trị” (“The Psychology of Totalitarianism”) của tôi sẽ trình bày: một phân tích lịch sử-tâm lý về sự trỗi dậy của đám đông đại chúng trong vài trăm năm qua, mỗi khi điều đó dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa toàn trị.


BM

Cuộc khủng hoảng virus corona không phải là một biến cố bất ngờ. Sự kiện này phù hợp với một loạt các phản ứng xã hội ngày càng liều lĩnh và mang tính tự hủy hoại khi đối diện với các đối tượng của sự sợ hãi: khủng bố, sự nóng lên toàn cầu, virus corona. Bất cứ khi nào một đối tượng mới của sự sợ hãi xuất hiện trong xã hội, thì chỉ có một phản ứng duy nhất nảy sinh: tăng cường kiểm soát. Trong khi đó, nhân loại chỉ có thể chịu đựng một lượng kiểm soát nhất định. Kiểm soát cưỡng chế dẫn đến sự sợ hãi và nỗi sợ dẫn đến càng nhiều kiểm soát cưỡng chế hơn. Bằng cách này, xã hội trở thành nạn nhân của một vòng luẩn quẩn mà chắc chắn sẽ dẫn đến chủ nghĩa toàn trị (nói cách khác, sự kiểm soát cực đoan của chính phủ) và kết thúc bằng sự hủy diệt tận gốc tính toàn vẹn cả về tâm lý lẫn thể chất của nhân loại.


Chúng ta phải xem bản thân nỗi sợ hãi và tâm lý bất ổn hiện nay là một vấn đề, một vấn đề không thể bị giảm xuống thành một con virus hay bất kỳ một “đối tượng gây đe dọa” nào khác. Nỗi sợ hãi của chúng ta bắt nguồn từ một cấp độ hoàn toàn khác — đó là sự thất bại của Đại Tự Sự (Grand Narrative) về xã hội của chúng ta. Đây là luận điệu về khoa học cơ học, trong đó con người bị biến thành một sinh vật sinh học. Một luận điệu vốn dĩ bỏ qua các khía cạnh tâm lý, tinh thần, và đạo đức của nhân loại và do đó có một tác động mang tính tàn phá ở cấp độ các mối quan hệ giữa người với người. Có thứ gì đó trong luận điệu này khiến con người trở nên cô lập với đồng loại, và với thiên nhiên. Có thứ gì đó trong đó khiến nhân loại ngừng cộng hưởng với thế giới xung quanh. Có thứ gì đó trong đó biến nhân loại thành chủ thể được nguyên tử hóa. Theo bà Hannah Arendt, chính chủ thể được nguyên tử hóa này là nền tảng căn bản của nhà nước toàn trị.

 

Ở cấp độ dân chúng, hệ tư tưởng chủ nghĩa cơ học đã tạo ra những điều kiện khiến người dân dễ bị chứng rối loạn tâm thần hàng loạt. Hệ tư tưởng đó tách rời nhân loại khỏi môi trường tự nhiên và xã hội của họ, tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn không có ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, và nó dẫn đến mức độ rất cao của cái gọi là lo âu, thất vọng, và hung hăng “lưng chừng”, nghĩa là lo âu, thất vọng, và hung hăng không liên quan đến biểu hiện tinh thần; lo âu, thất vọng, và hung hăng trong đó người ta không biết họ đang cảm thấy lo âu, thất vọng, và hung hăng về điều gì. Chính trong trạng thái này, mọi người trở nên dễ bị tổn thương bởi chứng rối loạn tâm thần hàng loạt.


BM

Hệ tư tưởng chủ nghĩa cơ học cũng có một ảnh hưởng cụ thể ở cấp độ giới “tinh hoa” — nó đã làm thay đổi đặc điểm tâm lý của họ. Trước thời kỳ Khai Sáng, xã hội là do các nhà quý tộc và tăng lữ (“ancien régime”) lãnh đạo. Giới tinh hoa này đã áp đặt ý chí của họ lên đại chúng một cách công khai thông qua quyền lực của họ. Quyền lực này được Đại Tự Sự về tôn giáo, vốn ăn sâu vào tâm trí của người dân, cấp cho. Khi các luận điệu về tôn giáo mất dần sự kìm kẹp và hệ tư tưởng dân chủ hiện đại xuất hiện, điều này đã thay đổi. Giờ đây, các nhà lãnh đạo phải được đại chúng bầu chọn. Và để được đại chúng bầu chọn, họ phải tìm hiểu đại chúng muốn gì và ít nhiều cung cấp thứ đó cho đại chúng. Do đó, các nhà lãnh đạo thật ra lại trở thành những người đi theo sau phụng sự.

 

Vấn đề này đã được giải quyết theo một cách khá dễ đoán nhưng nguy hiểm. Nếu không thể chế ngự được đại chúng, thì họ phải thao túng đại chúng. Đó là xuất xứ của những thuyết giáo và tuyên truyền thời hiện đại, như đã được mô tả trong các tác phẩm của những nhà văn như Lippman, Trotter, và Bernays. Chúng ta sẽ điểm qua công trình của những người cha đẻ của kỹ thuật tuyên truyền nhằm nắm bắt đầy đủ chức năng xã hội và tác động của tuyên truyền đối với xã hội. Thuyết giáo và tuyên truyền thường gắn liền với các quốc gia độc tài như Liên Xô, Đức Quốc Xã, hoặc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng điều dễ dàng nhận thấy là từ đầu thế kỷ 20, thuyết giáo và tuyên truyền cũng thường xuyên được sử dụng ở hầu hết các quốc gia “dân chủ” trên toàn thế giới. Ngoài hai kỹ thuật này, chúng tôi sẽ mô tả các kỹ thuật thao túng đại chúng khác, chẳng hạn như tẩy não và chiến tranh tâm lý.


BM


Trong thời hiện đại, sự phát triển bùng nổ của công nghệ giám sát đại chúng đã dẫn đến những phương tiện mới và chưa từng được hình dung ra trước đây để thao túng đại chúng. Và những tiến bộ công nghệ mới nổi hứa hẹn một bộ kỹ thuật thao túng hoàn toàn mới, trong đó tâm trí chủ yếu bị thao túng thông qua các thiết bị công nghệ được cấy vào cơ thể và não bộ con người. Chí ít đó là kế hoạch. Chúng ta vẫn chưa rõ tâm trí sẽ hợp tác ở mức độ nào.


Chủ nghĩa toàn trị không phải là một sự ngẫu nhiên của lịch sử. Nó là hệ quả hợp lý của tư duy máy móc và niềm tin ảo tưởng vào sự toàn năng của lý trí con người. Như vậy, chủ nghĩa toàn trị là một đặc điểm nổi bật của truyền thống Khai Sáng. Một số tác giả đã công nhận điều này, nhưng nó vẫn chưa được phân tích tâm lý. Tôi quyết định cố gắng lấp đầy khoảng trống này, đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách “Tâm Lý Học Của Chủ Nghĩa Toàn Trị.” Cuốn sách này phân tích tâm lý học của chủ nghĩa toàn trị và đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của các hiện tượng xã hội mà một phần là do nó tạo thành.


BM


Qua cuốn sách này, mục đích của tôi không phải là tập trung vào những thứ thường gắn liền với chủ nghĩa toàn trị — các trại tập trung, thuyết giáo, tuyên truyền — mà là các quá trình lịch sử-văn hóa rộng lớn hơn mà từ đó chủ nghĩa toàn trị xuất hiện. Cách tiếp cận này cho phép chúng ta tập trung vào những gì quan trọng nhất: những điều kiện xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường nhật, mà từ đó chủ nghĩa toàn trị bắt rễ, phát triển, và vươn lên.

 

Cuối cùng, cuốn sách của tôi khám phá những khả năng tìm ra một lối thoát cho sự bế tắc văn hóa hiện tại mà chúng ta dường như đang mắc kẹt. Các cuộc khủng hoảng xã hội leo thang vào đầu thế kỷ 21 là biểu hiện của một biến động tiềm ẩn về tâm lý và hệ tư tưởng — một sự dịch chuyển trong các mảng kiến tạo cho nền tảng của một thế giới quan. Chúng ta đang trải qua thời khắc mà trong đó một hệ tư tưởng cũ bùng lên, một lần cuối cùng, trước khi sụp đổ. Mỗi một nỗ lực để khắc phục các vấn đề xã hội hiện hữu, dù là gì đi nữa, nếu dựa trên cơ sở hệ tư tưởng cũ thì sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Người ta không thể giải quyết một vấn đề bằng cách sử dụng cùng một tư duy đã tạo ra vấn đề đó.


BM

Giải pháp cho nỗi sợ hãi và sự bất an của chúng ta không nằm ở việc tăng cường kiểm soát (về công nghệ). Với tư cách là các cá nhân và một xã hội, nhiệm vụ thực sự mà chúng ta phải đối mặt là hình dung một quan niệm mới về nhân loại và thế giới, tìm ra nền tảng mới cho bản sắc của chúng ta, hình thành các nguyên tắc mới để sống cùng với những người khác, và khôi phục một năng lực của nhân loại rất cần thiết bây giờ — Diễn ngôn Sự thật.




Mattias Desmet  _  Khánh Ngọc


BM

Có nên đầu tư vào doanh nghiệp của bạn bè?
Putin cần 300 nghìn quân để lật ngược thế cờ ở Ukraine?
Putin phát biểu về huy động lính và về phương Tây 'xấu xa'
Những thất bại của TT Biden làm suy giảm sự răn đe Trung cộng
Mùa thu đang đến _ Ngôi nhà của bạn đã sẵn sàng chưa?
5 sai lầm phổ biến khiến da bạn trông già hơn
Cạo râu cũng là một môn nghệ thuật chăm sóc da mặt
Liệu người Mỹ còn có thể tin tưởng vào FBI?
Chuẩn bị cho hưu trí: 7 sai lầm thường gặp
PayPal so với thẻ tín dụng
Thuốc chứa fentanyl đang lấy đi sinh mạng thanh thiếu niên Mỹ
Cơn ác mộng năng lượng ở Âu Châu về năng lượng tái tạo
Winston Churchill tự nhận mình là một người mau nước mắt
Các tiểu bang sắp cấm xe hơi chạy bằng xăng
Lý do nhân viên cứu hỏa thường được trả lương cao
Quercetin là gì và vì sao chúng ta cần nó?
Đại sụp đổ của đồng nhân dân tệ Trung cộng
Ivy League đang lụi tàn _ và đó là một điều tốt
Các Quý ông đâu cả rồi?
Lý do phong trào ‘rời California’ đang phát triển nhanh chóng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.