Monday, October 15, 2018

Biểu tượng IMF và các vấn đề kinh tế toàn cầu

baomai.blogspot.com
Logo chuẩn của IMF

Nhân chuyện VTV ở Việt Nam đăng sai logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF), mời quý vị tìm hiểu thêm về cơ quan này:

Lịch sử thành lập

baomai.blogspot.com


Ra đời ở Hội nghị Bretton Woods, New Hampshire Hoa Kỳ vào năm 1944 từ ý tưởng tái thiết thế giới khi Thế Chiến 2 sắp kết thúc, IMF bắt đầu hoạt động từ tháng 12/1945.

Đây là một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, IMF có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác tiền tệ, đảm bảo ổn định tài chính trên toàn cầu, và nay có 189 quốc gia tham gia.

Cùng Ngân hàng Thế giới (World Bank), IMF có nhiệm vụ duy trì 'trật tự Bretton Woods', do Hoa Kỳ và Phương Tây lập ra.

IMF can thiệp vào các nền kinh tế bằng cách thiết kế ra các dự án tài chính nhằm giúp các quốc gia thành viên điều chỉnh kinh tế vĩ mô của họ.

IMF và World Bank cũng chi tiền vào các gói cứu trợ đi kèm điều kiện là nước nhận phải cải cách mang tính tái cấu trúc để có năng lực tài chính.

Tổ chức của IMF

baomai.blogspot.com
  
Từ tháng 7/2011, bà Christine Lagarde là CEO của IMF, có trụ sở ở Washington, D.C., Hoa Kỳ.

Cơ quan này có hội đồng các thống đốc, đại diện cho các quốc gia thành viên. Họ thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương.

Nhưng công việc hàng ngày của IMF do Hội đồng Điều hành (Executive board) gồn 24 giám đốc, họp với nhau ít nhất một tuần ba lần.

baomai.blogspot.com
  
Tám giám đốc đại diện cho tám nước: Hoa Kỳ, Anh, Trung cộng, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga, Ả Rập Saudi, và 16 người nữa thì đại diện cho các khu vực.

IMF có 2700 nhân viên.

Quan điểm về Vành đai và Con đường

baomai.blogspot.com

Trong hội nghị ở Bali, Indonesia gần đây, giám đốc đại diện Trung Đông và Trung Á của IFM, ông Jihad Azour nói "một số nước, nhất là tại Trung Á và vùng Caucasus đã hưởng lợi từ dự án Vành đai và Con đường (của Trung cộng), như cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thương mại vùng".

Theo ông, "Trung Á sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ khoản đầu tư gia tăng giúp cho hội nhập".

Nhưng quan chức IMF cũng cảnh báo về việc chi tiêu phải thận trọng và minh bạch, để tránh "bẫy nợ" khi nói về đầu tư của Trung cộng qua dự án khổng lồ này.

Làn sóng chống IMF

baomai.blogspot.com
  
Kênh VTV1 của Việt Nam hôm 14/10 chèn nhầm logo IMF bằng một logo tục (International Mother F*ckers trong chương trình Toàn cảnh thế giới) chỉ là một sự cố kỹ thuật.

Nhưng các phong trào chống toàn cầu hóa từ lâu đã lên án IMF và cả World Bank, coi các cơ quan này là "bàn tay" của chủ nghĩa tư bản đế quốc.

Bản thân logo và khẩu hiệu biến IMF thành International Mother F*ckers đã xuất hiện cả ở châu Phi, và một số cuộc biểu tình tại châu Âu.

baomai.blogspot.com
  
Ngay trong tuần IMF họp ở Bali Nusa Dua, Indonesia (08-14/10/2018), một số nhóm vận động tại Hong Kong đã cho phát hành video phê phán cơ quan này.

Theo các nhà bình luận, dù nhiều nước đã và sẽ còn cần tiền của IMF, các gói cứu trợ (bail out) cũng bị phê phán là tạo sự lệ thuộc tài chính quốc gia vào IMF.

Một số nhà chỉ trích nói IMF hay "cứu các nhà băng vốn là những kẻ tạo ra nợ xấu" và qua đó, chỉ khuyến khích họ "tiếp tục gây rủi ro qua đầu tư".

baomai.blogspot.com

Nghề xa xỉ làm túi xách bằng tiền giấy
Phụ nữ thật sự muốn gì?
Ở đời có 4 cái ngu…
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung cộng
Trung cộng mất 3 nghìn tỷ USD trong 6 tháng
Tổng thống trung thực nhất trong lịch sử Mỹ
Cầu nguyện cho tổng thống có "trí tuệ siêu nhiên"
Trump: 'Tôi nghĩ tôi biết nhiều hơn về' NATO 'hơn ...
Coi chừng đám loạn thần kinh thiên tả thua cuộc!
Ông Mattis thúc đẩy quan hệ với VN giữa những căng...
Đoàn dân oan cao cấp biểu tình
Nghệ thuật làm giàu từ tiền boa online
Sự tàn phá của bão Michael
Nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM
Uống bia rượu cũng có thể gây tử vong
Dự thảo Luật ANM có nhầm giữa thực với ảo?
Điều gì gây ra những cơn ác mộng?
Hàng ngàn người bị mất tích sau cơn bão Michael
Năm mắt ở tuổi 70: Đến từ đâu?
Huyền thoại con gái Nha Mân

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.