Sunday, November 4, 2018

Các học giả thế giới nhận định gì về TC

baomai.blogspot.com

Với những căng thẳng đang dấy lên và chưa có hồi kết giữa Mỹ và Tàu hiện nay, National Interest đã đặt câu hỏi và gửi tới 14 chuyên gia - học giả hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng… để có một tổng kết về tình hình Mỹ - Tàu hiện nay.

National Interest (NI) đã hỏi 14 học giả và chuyên gia những câu hỏi dưới đây:

Với căng thẳng Mỹ - Tàu đang dấy lên, mối quan hệ tổng thể của hai nước sẽ đi về đâu? Sẽ hướng tới trạng thái đối đầu lâu dài? Khả năng xung đột tiềm tàng? Hay cuối cùng sẽ khôi phục lại mối quan hệ cộng tác và thân thiện hơn?

Từ nhiều chuyên gia thuộc những lĩnh vực khác nhau, NI đã nhận được những câu trả lời với nhiều khía cạnh khác nhau. Một số nghĩ xung đột quân sự là không thể tránh khỏi. Một số cho rằng hai bên không có lý do gì không thể giữ hòa bình. Số khác thì xem Tàu hiện đã là một quyền lực. Và những người khác thì coi Tàu là một thách thức mang tính cách mạng.

Mỹ và Tàu đang cạnh tranh với nhau trên rất nhiều lĩnh vực.

baomai.blogspot.com
  
Graham Allison là tác giả của 9 quyển sách. Sách mới nhất của ông là Định mệnh cho chiến tranh: Liệu Mỹ và Tàu có thoát khỏi bẫy Thucydides? (Destined for War: Can America and China Escape Thucydides's Trap?) Ông hiện là giám đốc của trung tâm nghiên cứu chính trị tại trường Harvard Kennedy:

Định mệnh cho mối quan hệ Mỹ - Tàu là phải trở nên tồi tệ trước khi nó trở nên xấu đi.

baomai.blogspot.com
  
Lý do cho điều đó là “bẫy Thucydides” - cụm từ giới học giả thường dùng để mô tả hiểm họa tiềm tàng của một cuộc xung đột giữa một cường quốc hiện hữu với một cường quốc đang nổi như Mỹ và Tàu. Khi đất nước đang nổi đe dọa tới sự thống trị của cường quốc lâu đời, những tiếng chuông cảnh báo cần rung lên rằng: mối nguy hiểm tột bậc đang cận kề. Thucydides đã giải thích mối nguy hiểm này trong trường hợp đế chế Athens muốn giữ nguyên trạng trước đối thủ mới nổi là Sparta thời Hy Lạp cổ. Những thế kỷ sau đó, câu chuyện kiểu như vậy đã được lặp đi lặp lại. 500 năm gần đây có 16 trường hợp mà một quyền lực mới nổi de dọa thay thế quyền lực thống trị lâu đời và 12 trường hợp kết thúc bằng chiến tranh.

Trừ phi ông Tập Cận Bình thất bại với những hoài bão để “phục hưng Tàu vĩ đại”, Tàu sẽ tiếp tục thách thức vị trí hiện tại của Mỹ trên đỉnh của mọi trật tự phân hạng. Nếu ông Tập thành công, Tàu sẽ thay thế Mỹ trở thành một quyền lực chiếm ưu thế trong vùng Đông Á khi ông còn tại vị. Hoặc nếu, Mỹ không xác định lại bản thân trở thành một điều gì đó không phải là “số 1” thì người Mỹ sẽ thấy bị lúng túng hơn với sự nổi lên của Tàu. 

baomai.blogspot.com
Graham Allison cho rằng tình hình hiện tại đang cho thấy hai nước rất khó tránh khỏi “bẫy Thucydides”.

Như Thucydides giải thích, tác động của một cường quốc đang nổi với một quyền lực thống trị có sự thực khách quan rất tệ. Trong thế giới thật, thực tế khách quan này lại được lĩnh hội một cách chủ quan - làm phóng đại những sai lệch và nhân lên nhiều lần những tính toán sai lầm. Khi một đối thủ “biết” về “động cơ thật sự” của phía bên kia là gì, mọi hành động sẽ đi theo chiều hướng chứng thực khuynh hướng trên.

Dưới những điều kiện như vậy, các đối thủ có thể trở thành nạn nhân của những sự khích động của một bên thứ ba hay những rủi ro khác. Một sự kiện kỳ lạ hay nói cách khác là thiếu logic như vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand tại Sarajevo vào tháng 6.1914 (châm ngòi thế chiến I) đã thúc đẩy một hay các bên chính yếu quan trọng nhất đáp trả. Và vì thế, nó đã châm ngòi cho các hành động leo thang và những hành động đáp trả kéo cả hai vào một hậu quả mà không bên nào muốn. Có thể đóng vai trò cho bên thứ ba đó không chỉ là ông Kim Jong-un và vấn đề triều tiên mà còn là xu hướng chính trị dân chủ tại Đài Loan.

baomai.blogspot.com
  
Chứng kiến những cuộc tranh luận căng thẳng giữa rất nhiều lãnh đạo của cả Tàu và Mỹ trong vòng 14 tháng kể từ khi xuất bản quyển sách là Định mệnh cho chiến tranh: Liệu Mỹ và Tàu có thoát khỏi bẫy Thucydides? Tôi kết luận rằng nếu Thucydides đang theo dõi điều này, ông sẽ nói rằng cả hai phía hoàn toàn nằm trong một kịch bản được soạn trước, đang nhanh chóng đi tới một sự va chạm sẽ gây nên thảm họa không thể dự tính trước.

Trong trường hợp này, để thoát khỏi “bẫy Thucydides” cần một tư duy chiến lược mạnh mẽ vượt xa sự khôn ngoan hiện tại ở Washington DC và Bắc Kinh - Như chiến lược Chiến tranh Lạnh xuất sắc được thực hiện bởi các chính khách thông thái với sự đồng lòng tại Washington ở thời điểm kết thúc Thế Chiến II.

baomai.blogspot.com
Gordon G. Chang là nhà bình luận và tác giả của quyển sách “Tàu sắp sụp đổ” (The Coming Collapse of China):

Mỹ và Tàu có những lợi ích không thể hòa hợp được với nhau. Kết quả là hai siêu cường chắc chắn sẽ cạnh tranh dữ dội thậm chí là xung đột.

Chúng ta gọi Tàu là đất nước “xét lại” nhưng thực tế dùng từ “cách mạng” sẽ chính xác hơn. Truyền thông đại chúng Tàu ngày nay giống như thập niên 1950 - 1960 có những tuyên bố mang tính cách mạng. Truyền thông Tàu hiện tại tuyên truyền “những quan điểm độc nhất vô nhị về tương lai phát triển nhân loại” của ông Tập Cận Bình.

Điều gì là có một không hai trong những quan điểm của lãnh tụ tối cao Tàu? Vào tháng 9.2017, trên tờ Thời báo Nghiên cứu của trường đảng trung ương cộng sản Tàu, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị viết rằng ông Tập “nghĩ về ngành ngoại giao” đã “có những sáng kiến và vượt lên trên các lý thuyết truyền thống của phương Tây về quan hệ quốc tế trong 300 năm qua”.

baomai.blogspot.com
Ông Gordon G. Chang cho rằng Tàu đang thách thức Mỹ trên mọi lĩnh vực và làm suy yếu an ninh nước Mỹ.

300 năm mà ông Vương đề cập, chắc chắn là ám chỉ đến Hòa ước Westfalen năm 1648, hiện tại được coi là nền tảng của hệ thống quốc tế hiện đại của những đất nước có chủ quyền. Việc ông Vương sử dụng từ “vượt lên trên” chỉ ra ông Tập Cận Bình đang tính đến một thế giới không còn một đất nước nào khác ngoài Tàu. Đặc biệt khi Bắc Kinh thường sử dụng ngôn ngữ của thời kỳ phong kiến, khi các hoàng đế Tàu tự mình cai trị “thiên hạ”.

Thế giới quan “thiên hạ” với những bằng chứng trong các tuyên bố của ông Tập và Bắc Kinh tất nhiên về cơ bản là mâu thuẫn với sự tồn tại của vô số đất nước có chủ quyền. Quan điểm của Tàu với những hoài bão lớn lao đã khiến Bắc Kinh có nhiều hành động hiếu chiến.

Các lãnh đạo tại Bắc Kinh không chỉ đề cập tới thiên hạ mà còn hành động theo ý nghĩa đó. Ví dụ, họ muốn lấy lãnh thổ của Ấn Độ tại phía nam và của Hàn Quốc ở phía bắc. Cùng lúc, họ đang tiến sát vùng biển và không phận quốc tế, một thách thức trực tiếp với mọi bên. Họ hỗ trợ nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên với công nghệ, các bộ phận, thiết bị, vật liệu, tài chính và ngoại giao. Hầu như hàng ngày, truyền thông của họ đều tấn công mô hình chính thể đại nghị và quyền tự do cá nhân.

baomai.blogspot.com
  
Hành vi của Tàu không bị trừng phạt, gây tổn thương cho các phi công và các nhà ngoại giao, quấy nhiễu tàu và máy bay Mỹ. Họ đã bắt giữ tàu Mỹ trên vùng biển quốc tế và quấy nhiễu các tàu khác. Họ đã mưu lợi hàng trăm tỷ USD từ sỡ hữu trí tuệ của nước Mỹ mỗi năm. Họ phớt lờ giao ước của mình với các nước khác trong khi trông đợi các nước khác phải tôn trọng giao kèo của mình với Tàu. Họ đang tấn công không gì ngoài trật tự thế giới dựa trên nền tảng luật pháp.

Trong khoảng 150 năm, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đưa phạm vi phòng thủ phương Tây tới tận bờ biển châu Á. Mỗi ngày, Tàu đều tìm cách làm suy yếu các bạn bè và đồng minh của Mỹ tại Đông Á và đẩy Mỹ đi xa. Chắc chắc rằng những nỗ lực này sẽ trực tiếp làm suy yếu an ninh nước Mỹ.

Tàu đang thách thức Mỹ trên mọi lĩnh vực và vì thế mối đe dọa là hiện hữu.

David Denoon là giáo sư chính trị và kinh tế tại khoa chính trị thuộc Đại học New York, ông cũng là biên tập của quyển sách “Tàu, Mỹ và tương lai Đông Nam Á” (China, The United States, and the Future of Southeast Asia):

Bối cảnh:

baomai.blogspot.com
  
Những quan hệ xuống dốc hiện tại giữa Tàu và Mỹ bắt đầu từ năm 2007. Chính quyền của tổng thống George W. Bush khi đó quá bận tâm tới Iraq và Trung Đông, cùng với sự thất bại trong đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên - đã không có cách đáp trả tương xướng với việc Tàu đang trở nên ngày càng quyết đoán trong khoảng thời gian 2007-2008.

Trong thời gian đó, chính phủ Tàu nhận ra rằng họ có thể gây áp lực với các “hàng xóm” mà không tạo ra một sự đáp trả mạnh từ phía Washington. Những dấu hiệu ban đầu cho những hành động gây hấn của Tàu là việc quấy nhiễu Nhật Bản với những yêu sách về lãnh thổ trên biển Hoa Đông và tại quần đảo Senkaku (Tàu gọi là Điếu Ngư).

baomai.blogspot.com  

Chính quyền Obama bắt đầu chính sách châu Á với một sự hoa mỹ khi tuyên bố “xoay trục về châu Á” và “tái cân bằng”, ngụ ý một cam kết lớn hơn về quân sự và kinh tế với châu Á hơn chính quyền Bush. Mặc dù ý tưởng về sự tái cân bằng rất đáng ngưỡng mộ nhưng những gì xảy ra sau đó không tạo nên được ấn tượng cụ thể.

Ông David Denoon nghĩ rằng nếu Mỹ không quản lý tốt kinh tế và rút khỏi châu Á, có thể Tàu sẽ thử Mỹ và xảy ra xung đột giữa hai nước.

Và tình thế càng đi xuống do chính quyền Obama tỏ ra do dự. Sự đáp trả yếu ớt với “mùa xuân Ả rập”, sự dao động tại Libya và thất bại trong việc đáp trả khi chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học cho thấy sự yếu đuối tại Washington. Tàu đã sử dụng thời điểm này để lấn tới với một chính sách gây hấn hơn tại Biển Đông. Tới 2009, sự nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ mới được nhận thức và nó khiến cho rất nhiều người Tàu kết luận rằng cách xử thức xử lý kinh tế của Washington đã làm giảm sức mạnh của Mỹ. Và, sự kết hợp giữa chính sách ngoại giao yếu ớt cùng rối loạn về kinh tế đã tạo nền tình huống lý tưởng cho Tàu độc đoán hơn.

baomai.blogspot.com
  
Thời gian ngắn sau đó, Tàu đã tiến hành chiếm đóng và quân sự hóa trái phép trên Biển Đông và phớt lờ các luật lệ chống lại phán quyết của Tòa Quốc tế về Luật biển. Bắc Kinh cũng gây chia rẽ các nước Đông Nam Á nhằm mưu lợi cho mình. Tiếp theo, Philippines bắt đầu trò chơi của mình: vừa giữa hiệp ước với Mỹ trong khi tìm cách có được nhiều viện trợ và thương mại từ Tàu. Một loạt các chương trình và cơ quan mới cũng được Tàu thành lập (Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, Ngân hàng phát triển mới NDB, Quỹ Con đường tơ lụa, ý tưởng vành đai - con đường) để kết nối nền kinh tế của họ với các nước khác.

Về tương lai:

Đây không phải là câu chuyện sẽ kết thúc bằng việc tất cả các bên sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Chìa khóa cho sự việc chính là tỷ lệ phát triển kinh tế của Tàu. Nếu Tàu tiếp tục phát triển ở mức 6%/năm hoặc cao hơn, sự hấp dẫn của thị trường Tàu và viện trợ của nước này sẽ khiến các nước khác khó lòng chống lại cám dỗ. Nếu tốc độ phát triển kinh tế của Tàu chậm lại thì sẽ có nhiều cơ hội cho Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.

baomai.blogspot.com
  
Hiện tại, Tàu vẫn chưa đủ khả năng thách thức trực tiếp quân đội Mỹ. Vì thế, chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc cạnh tranh dài hạn nhưng không phải là chiến tranh. Nếu Mỹ có thể giải quyết ngân sách và thâm hụt thương mại đồng thời tránh dính líu vào những cuộc chiến không cần thiết, mối quan hệ Mỹ-Tàu sẽ căng thẳng nhưng có thể kiểm soát. Nếu Mỹ không thể quản lý nền kinh tế của mình và có ý định rút khỏi châu Á, thì Bắc Kinh sẽ “thử” những cam kết của Mỹ và xung đột vũ trang rất có thể sẽ xảy ra.



Tiệp Nguyễn

baomai.blogspot.com

Trump không chừa đường để Tập Cận Bình giữ thể diện
Bốn vụ gián điệp Trung cộng trong 2 tháng
Điều tra – đàn hặc – truất phế - ân xá…
Dự án bức tường biên giới Texas - Mexico
Trung Hoa và Tập Cận Bình
Tị nạn Việt và TT Trump
Bầu cử giữa kỳ _ Con ứng cử viên chỉ trích cha
Thứ trà quý đến từ bầu trời sao Himalaya
Bàn cờ thế giới sau Chiến Tranh Lạnh đã khác hoàn toàn
Vì sao nạn nhân bị cưỡng hiếp khó đòi được công lý
Chúng tôi ủng hộ đảng Cộng Hòa
Mr. Thunderstorm – Donald Trump và đoàn người Invasion...
Viet Film Fest 2018 ở California
Loài rùa hiếm quý ở Madagascar
Giới truyền thông thao túng sự thật
Khi ‘bùa Đảng’ hết ‘linh’
Báo Mỹ viết về cái chết cuả Trần Đại Quang
Vì sao chưởng Kim Dung chỉ thu hút người Hoa và Việt?
Việt nam _ “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?
Cách nhìn bất thường của Nhật Bản về thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.