Tuesday, October 15, 2019

Trào lưu dựng nhà bám vào các công trình có sẵn

BM
Hai năm trước, nhà thiết kế đồ họa Marc Richard vô tình đọc bài đăng trên một blog kiến trúc dành cho chủ đề gọi là Dự án SHED.

SHED là một ngôi nhà tiền chế nhỏ do công ty kiến trúc của Anh, Studio Bark, thiết kế nằm trong một nhà máy không còn sử dụng ở quận Battersea của London.

Là người làm việc tự do, Richard không đặc biệt dính với lĩnh vực này hay lĩnh vực kia trong công việc và mặc dù anh không muốn rời London, chi phí sinh hoạt ở thành phố này trở thành gánh nặng. Đồng thời, anh nói, anh khao khát một thứ gì đó khác biệt.

Kiến trúc ký sinh        

Trong một lúc tùy hứng, Richard đã gửi email cho ai đó tại xưởng thiết kế bày tỏ sự quan tâm đến dự án.

Không lâu sau, anh chuyển đến sống trong một cái hộp rộng 11,15 mét vuông nằm trên bánh xe, nằm trong một cấu trúc lớn hơn, vừa để đặt một chiếc giường đôi, một chiếc bàn và một chiếc ghế. Richard nói nó 'giống như phòng ngủ lớn'.

Dự án SHED là ví dụ về cái gọi là 'kiến trúc ký sinh', trong đó các cấu trúc mới được thêm vào trên, ở giữa hoặc thậm chí bên trong các cấu trúc sẵn có.

Vào thời điểm mà nhiều thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ, các công trình ký sinh đã thu hút được sự quan tâm ngày càng lớn như là cách làm sáng tạo để xây dựng những ngôi nhà mới, vừa túi tiền.

BM
  
Năm nay, công ty kiến trúc El Sindicato của Ecuador đã xây dựng một ngôi nhà bằng thép và kính rộng 12 mét vuông nằm trên tầng thượng của một tòa nhà khác ở khu San Juan của thủ đô Quito.

Có nhiều dự án ký sinh về mặt khái niệm đầy tham vọng nhằm định hình lại các công trình nổi trội thành những ngôi nhà để ở: một phiên bản của Tháp truyền hình CN của Toronto được lắp đặt các khoang nhà ở, và một rừng nhà đầy màu sắc trùm lên trên bức tường trong của Cổng Arche de la Défense ở Paris.

BM
Chỗ ở của Richards được xây dựa vào một cấu trúc có sẵn, chỉ vừa đủ để đặt một giường đôi, một cái bàn và một chiếc ghế

Richard nói rằng việc sống trong một không gian phi quy ước như vậy đã khiến anh phải suy nghĩ lại triệt để những thành phố có thể trông như thế nào, nhất là đi xa hơn kiểu xây nhà với gạch và vữa truyền thống.

Ví dụ, hãy hình dung một trung tâm hội nghị hoặc khu triển lãm: không gian bên trong có thể chứa nhiều gian hàng khác nhau vốn có thể được thay đổi dễ dàng, tùy thuộc vào sự kiện gì. Nhà ở cũng có thể dễ thay đổi tương tự, cho dù đó là cư dân muốn thường xuyên thay đổi cấu trúc ngôi nhà hay đơn giản chỉ là sống trong những ngôi nhà khác thường hơn.

"Nó có thể có bánh xe như nhà kho, hoặc bạn có thể có không gian linh hoạt, không gian dễ tùy chỉnh, có lẽ là các tòa nhà theo từng khối lắp ráp và có thể thu nhỏ lại khi cần," anh nói.

Đối với Richard, một thành phố nếu chấp nhận các khả năng kiến trúc ký sinh thì sẽ có thể giải phóng các kiến trúc sư và người dân để họ thỏa thích sáng tạo những ý tưởng về những ngôi nhà của họ.

BM
  
Teresa Bardzińska-Bonenberg, một nhà sử học kiến trúc tại Đại học Nghệ thuật Ba Lan ở Poznań, đã nghiên cứu về kiến trúc ký sinh. Bà nói rằng ngày càng nhiều các công trình được xếp hạng di sản ở trung tâm thành phố mà không thể thay đổi, cộng với giá thuê nhà tăng vọt và trữ lượng bất động sản đi xuống đã buộc các kiến trúc sư phải sử dụng trí tưởng tượng với các dự án mới ở khu vực thành thị.

Đồng thời, bà chỉ ra nhu cầu ngày càng tăng đối với những ngôi nhà mà người ở có thể dễ dàng cải tạo và trang trí lại không tốn bao nhiêu. "Đây chính là ý tưởng về 'ký sinh' thành phố," bà nói. "Người dân giờ đây có cảm hứng, vật liệu, công cụ và can đảm hơn rất nhiều để thể hiện sở thích của bản thân."

Nhà ký sinh bắt mắt 

BM
Dự án nhà ký sinh được hình dung ra trong La Grande Arche de La Défense ở Paris

Mặc dù việc sử dụng lại hay mở rộng công trình cũ còn lâu mới là điều mới mẻ, nhưng các phần xây thêm theo kiểu ký sinh tự làm cho mình khác biệt bằng cách tương phản một cách có chủ ý với 'vật chủ', thông qua sự pha trộn màu sắc, chất liệu và kiểu dáng.
Sự bắt mắt của những phần xây thêm này không phiền hà gì - đó mới là chuyện đáng nói.

Những cấu trúc ký sinh trông rất bắt mắt này cũng là một phương tiện mạnh mẽ để giúp cho các vấn đề xã hội trở nên rõ ràng hơn.

Nghệ sĩ Michael Rakowitz bắt đầu chương trình nhà ở ký sinh mang ý thức xã hội của mình có tên là paraSITE sau khi ông trở về sau một thời gian sống ở Jordan.

BM  
  
Rakowitz, khi đó là sinh viên cao học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, đã nhìn thấy một người vô gia cư đang ngủ trên tấm lưới lò sưởi bên ngoài một tòa nhà ở Cambridge, Massachusetts. Hình ảnh này làm ông nhớ đến những chiếc lều lộng gió của những người du mục Bedouin.

"Đây là một trường hợp gió khác, chỉ có điều đó không phải là gió di chuyển qua sa mạc - gió đó là sản phẩm phụ của hệ thống phục vụ cho tòa nhà, ông nói. "Và đó là một kiểu du mục khác… dân du mục thành thị là người phải chịu hậu quả du mục và là những người tị nạn kinh tế và tị nạn xã hội."

paraSITE hiện là một dự án đang tiếp diễn mà trong đó Rakowitz thiết kế không gian trú ẩn bằng nhựa hai màng tùy chỉnh. Ông đã xây dựng các cấu trúc này từ những năm 1990 tại các thành phố như Boston, New York, Chicago, Montreal, Ljubljana và Berlin.

Khi được gắn vào quạt thông hơi nhiệt ở bên hông các tòa nhà, chúng sẽ sẽ phồng lên, đem đến cho chủ nhân của chúng một nơi ấm áp và khô ráo để ngủ. Chúng cũng giữ cư dân tránh khỏi không khí bẩn mà họ sẽ phải thở nếu họ ngủ trực tiếp trên lưới lò sưởi. Như Rakowitz nói, "Bạn có một tòa nhà thổi cuộc sống vào phổi của nơi ở khác."

BM
  
Nhưng Rakowitz nhấn mạnh rằng paraSITE không nên được coi là một giải pháp dễ dàng cho tình trạng vô gia cư. Suy cho cùng, ông lập luận, các thành phố sẽ không sẵn sàng xây dựng các cấu trúc này vì họ đang muốn mọi người chú ý đến vấn đề vô gia cư hơn là che giấu nó.

Nhưng tính chất bắt mắt của kiến trúc ký sinh thực sự là một phần không thể thiếu trong dự án của ông: làm cho cuộc khủng hoảng vô gia cư rành rành ra, từ đó có thể mở ra các cuộc đối thoại với các quan chức thành phố và, ở quy mô lớn hơn, kích thích sự thay đổi cấu trúc.

Tiền thuê thấp nhưng bấp bênh

BM
El Sindicato Arquitectura xây nhà ký sinh rộng 12 mét vuông trên mái tòa nhà khác tại khu vực San Juan của Quito

Thường có cấu tạo lắp ghép, dễ xây dựng và nhỏ nhắn, nhiều ví dụ của kiến trúc ký sinh đã sẵn sàng giải quyết nhu cầu của người dân có thu nhập thấp và ngay cả những nhà sáng tạo trẻ cố gắng sống qua ngày.

Với mức giá 300 bảng Anh (373 đô la) một tháng, tiền thuê mà Richard trả cho căn SHED của mình là một phần nhỏ so với số tiền mà hầu hết dân London phải trả cho một phòng trong một căn nhà: dữ liệu từ Chính quyền Đại đô thị London cho thấy tiền thuê phòng trung bình hàng tháng ở nhiều khu vực trung tâm London là từ 650 bảng trở lên.

BM
  
Với mong muốn tùy chỉnh như thế mà Bardzińska-Bonenberg mô tả, Richard đã xây cho mình một nhà bếp liền kề chiếc hộp, thêm vào vài cây cỏ. "Khi tôi mới chuyển đến," anh nhớ lại, "Tôi nghĩ, 'Đây là niềm vui'."

Nhưng vì nhà của Richard nằm trong một tòa nhà theo chương trình bảo hộ (theo đó mọi người duy trì sự hiện diện trong các tòa nhà bỏ hoang để đổi lấy tiền thuê giảm giá từ công ty bảo hộ), anh phải đối mặt với khả năng bị trục xuất chỉ sau thời gian ngắn được thông báo.

Ban đầu công ty bảo hộ đã lên kế hoạch tung ra một loạt shed mới, nhưng kế hoạch này sau đó đã bị gạt sang một bên. Thay vào đó, công ty bảo hộ đang tập trung vào các tòa nhà nơi đã có sẵn thiết kế giống như phòng ở.

"Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho họ để làm điều mà các nhà bảo hộ khác làm, tức là tiếp nhận các tòa nhà đã có cấu trúc rõ ràng," Richard nói.

Sau hai năm trong căn shed ký sinh đó, Richard nói anh đã sẵn sàng chuyển đến một nơi ở truyền thống hơn.

Một yếu tố lớn ảnh hưởng đến quyết định của anh là xã hội: tính chất lạ lẫm của thiết kế có nghĩa là những bạn bè đến thăm thường cảm thấy kỳ quặc trước tính mở kỳ lạ của không gian nhà xưởng đồ sộ. Khi mọi người không quen với những không gian sống phi truyền thống, họ sẽ thấy sinh hoạt trong đó không tự nhiên.

BM
  
Tuy nhiên, ngay cả khi anh đang cân nhắc bước đi tiếp theo, rõ ràng cuộc sống trong shed đã có tác động đến anh: Richard nói anh đã tưởng tượng treo một cái gì đó lên trên kèo, chia không gian bằng những tấm bình phong, mua một mảnh đất và dựng lên một tập hợp các căn nhà tiền chế kết nối với nhau.

"Nó giống như là nhóm một ngọn lửa vậy," anh nói về việc thiết kế căn shed - cách nó đòi hỏi mọi người làm phần việc của họ, tham gia ý kiến, đem đến cái gì đó. Sống ở đó, anh nói, "rất đẹp theo cách của riêng nó".



Erica X Eisen

BM

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên
Vì sao cách chúng ta nói chuyện với trẻ nhỏ là rất quan trọng
Người lớn tuổi nên sử dụng Computer
TV Canada ‘nghi vấn’ người tị nạn của VOICE
Hãy nói về cuộc đời…
30 năm Bức tường Berlin sụp đổ _ Cựu TBT Đông Đức oán Gorbachev
Bế tắc đàm phán thương mại và đầu tàu đang dần tắt lửa
Trung cộng có thể chết yểu như Liên xô
Hiện tại có bao nhiêu tướng Mỹ đang hiện dịch?
Đi tu làm giàu và chùa giống một công ty
Trở về đảo Guam sau 44 năm
Lực lượng cứu hộ quân sự sau bão Hagibis Nhật Bản
Sự ám ảnh về những đôi giày sắt ở sông Danube
Những “món nợ” của tân Phó Đề Đốc
Trò chơi chính trị _ Gieo gió gặt bão
Mỹ tăng áp lực ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd
TT Trump rút quân khỏi Syria
Vì sao Starbucks bị tấn công ở Hong Kong?
Tại sao tỷ phú George Soros là ông kẹ của phe cực hữu?
Cuộc luận tội sẽ tới đâu khi ông Trump bất hợp tác?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.