Kính vỡ, lửa hoành hành và rào chắn bị đập tan: những bức ảnh ở Hong Kong trong vài ngày qua trông giống một sự hỗn loạn ngẫu nhiên.
Nhưng ngay cả giữa những bạo động, hầu hết các nhà hoạt động đều cân nhắc về những nơi họ tấn công.
Nhân viên dọn dẹp tại một tiệm Starbucks ở Hong Kong hôm 30/9
Vậy tại sao những người biểu tình nhắm vào Starbucks? Còn tàu điện ngầm? Và một số cửa hàng, nhà hàng và ngân hàng?
Những mục tiêu rõ ràng ...
Hong Kong rất phức tạp, nhưng phần lớn mọi người có thể được chia thành người ủng hộ người biểu tình và lập trường chống Bắc Kinh, và những người ủng hộ đại lục.
Vì vậy, khi các cuộc biểu tình ôn hòa biến thành bạo động đập phá tài sản, các công ty lớn của Đại lục như Ngân hàng Trung cộng và công ty công nghệ Xiaomi đã trở thành mục tiêu phá hoại và bị phun sơn.
Nhưng những nơi ít hiển nhiên hơn cũng nằm trong đường bắn.
Tại sao Starbucks bị phá?
Trong khi Starbucks có thể là một thương hiệu của Hoa Kỳ, nhưng quyền điều hành các cửa hàng mang thương hiệu của Starbucks tại Hong Kong được điều hành bởi một công ty địa phương, Maxim's Caterers.
Annie Wu, con gái của người sáng lập Tập đoàn Maxim, gần đây đã bênh vực cảnh sát Hong Kong và chỉ trích các nhà hoạt động là "những người biểu tình cực đoan".
Hai người chỉ trích "một nhóm nhỏ những người biểu tình cực đoan" sử dụng "các hành vi bạo lực có hệ thống và có tính toán".
Vì vậy, người biểu tình bắt đầu hướng sự tức giận của họ vào Tập đoàn Maxim và hệ thống Stabucks mà họ cai quản.
Tập đoàn này là một trong những tập đoàn nhà hàng lớn nhất của Hong Kong, và bao gồm các thương hiệu khác như Genki Sushi và Arome bakery, cũng đã bị nhắm vào.
Tập đoàn Maxim đưa ra một tuyên bố rằng bà Wu "không nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty" và không tham gia vào các quyết định quản lý - nhưng cho đến nay điều này đã không làm hài lòng người biểu tình.
Hệ thống thức ăn nhanh Nhật Bản Yoshinoya cũng đã lọt vào vùng đạn.
Cô đã đưa ra nhận xét của mình với nữ doanh nhân tỷ phú Pansy Ho, đại diện cho Liên đoàn Phụ nữ Hong Kong, tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11/9.
Sau khi có sự nhầm lẫn về một bài đăng trên Facebook - mà một số người đọc là sự chỉ trích cảnh sát - nhà điều hành hệ thống Yoshinoya cho biết ông ủng hộ cảnh sát và chính phủ.
Chẳng bao lâu, các nhà hàng Yoshinoya đã bị đập vỡ cửa sổ và vẽ bậy lên khắp các bức tường.
Có liên quan đến băng đảng?
Một thương hiệu khác bị là mục tiêu là Best Mart 360, một chuỗi các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Đó là một ví dụ về sự phân rẽ trong dân số Hồng Kông.
Ông chủ của Best Mart 360 là Hugo Lam Chi-fung, chủ tịch danh dự thường trực của Liên đoàn Phúc Kiến Hong Kong đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Trung cộng.
Phúc Kiến là một tỉnh của Trung cộng, nơi từ đó nhiều người đã di cư đến Hong Kong trong những năm qua. Cộng đồng Phúc Kiến của Hong Kong đã lên tiếng ủng hộ lực lượng cảnh sát thành phố.
Những cuộc biểu tình đó đã dẫn đến các cuộc đụng độ với các nhà hoạt động - những người đã buộc tội đối thủ của họ là một phần của băng đảng của tổ chức Tam hoàng, một hình thức tội phạm có tổ chức.
Best Mart 360 đã đưa ra một số tuyên bố, khẳng định nó không liên quan đến bất kỳ băng đảng nào từ Phúc Kiến.
Một nhà đánh mạt chược trong cộng đồng người Phúc Kiến cũng bị cáo buộc tội là liên quan đến hội Tam hoàng.
Ngôi nhà Yi Pei Square bị buộc tội che giấu những tên côn đồ thân Bắc Kinh tấn công cư dân địa phương.
Ngôi nhà này đã đưa ra một tuyên bố nói rằng họ không phải là người Phúc Kiến và trên thực tế họ ủng hộ yêu cầu của người biểu tình.
Nhầm lẫn và xin lỗi
Cũng có trường hợp các địa điểm trở thành mục tiêu sự giận dữ của các nhà hoạt động dựa trên giả định sai lầm về quan hệ của những nơi này với Trung cộng.
Ngân hàng Thương mại Thượng Hải - dù có tên như vậy - không thuộc sở hữu của đại lục - có trụ sở tại Hong Kong.
Chuỗi cửa tiệm bán trà boba Yifang cũng bị kết luận sai là liên kết sai với đại lục trong khi nó đến từ Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, những người biểu tình đã nhắm mục tiêu sai mục đích sau đó đưa ra lời xin lỗi và trong một số trường hợp thậm chí còn giúp đỡ trong việc dọn dẹp.
Để tránh những nhầm lẫn như vậy và phối hợp hành động, các nhà hoạt động thậm chí đã nghĩ ra một hệ thống đánh dấu bằng màu.
Các màu đen, đỏ và xanh được dùng online để phân biệt giữa việc đập phá một địa điểm, vẽ lên tường hoặc đơn giản là tẩy chay.
Trong trường hợp các cửa hàng được cho là ủng hộ các cuộc biểu tình, họ đánh dấu màu vàng bằng một lời kêu gọi tích cực hỗ trợ cho những nơi này.
Vậy tại sao tấn công giao thông công cộng?
Các trạm dọc theo hệ thống tàu điện ngầm MTR của Hong Kong đã liên tục bị tấn công, phá hoại hoặc thậm chí là bốc cháy trong những lúc có đụng độ.
MTR được tư nhân hóa, với chính phủ Hong Kong là cổ đông lớn nhất.
Vào giữa tháng 8, MRT đã bị truyền thông nhà nước Trung cộng chỉ trích vì đã giúp "những kẻ bạo loạn" di chuyển và biểu tình khắp thành phố.
Sau đó, MTR bắt đầu đóng cửa một số trạm nhất định trước khi mọi người có thể tập hợp để biểu tình. Tại một thời điểm toàn bộ hệ thống đã ngừng hoạt động.
Các nhà hoạt động cũng cáo buộc MRT giúp cảnh sát bắt giữ người biểu tình, và không công bố đoạn phim CCTV về sự tàn bạo của cảnh sát.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.