Friday, August 20, 2021

Làm việc quá sức sẽ khiến chúng ta chết dần chết mòn?

 BM

Lisa Choi bỏ qua các triệu chứng đầu tiên. Suy cho cùng, nhà phân tích kinh doanh 53 tuổi này là người ăn chay, rất năng động, cơ thể tráng kiện, thường xuyên đạp xe và tránh ăn đồ ăn nhiều béo. Cô ấy không hề giống nạn nhân bị đau tim điển hình.

 

Tuy nhiên, cô Choi ở Seattle làm việc 60 giờ một tuần, bao gồm cả buổi tối và thời gian cuối tuần. Cô đang phải đối mặt thời hạn chót chặt chẽ và quản lý các dự án kỹ thuật số phức tạp. Khối lượng công việc này hoàn toàn bình thường đối với cô. "Công việc của tôi thực sự có mức độ căng thẳng cao... Tôi thường xuyên làm việc quá sức," cô nói.

 

Mãi đến vài tháng trước, khi đột nhiên bắt đầu cảm thấy áp lực giống như búa đè nơi ngực, cô mới bắt đầu xem nặng các triệu chứng của mình.

 

Đến bệnh viện, hóa ra cô bị rách động mạch. Đây là một dấu hiệu của bệnh bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD), một chứng bệnh tim tương đối hiếm gặp vốn đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ và những người dưới 50 tuổi.

 

Được cho biết cô cần phải phẫu thuật tạo hình mạch máu để mở rộng động mạch, Choi nghĩ, "Tôi không có thời gian cho việc này. Tôi được lên kế hoạch di cư làm việc, và tôi đang làm tất cả những thứ này."

 

Giống như cô Choi, nhiều người cũng thấy mình không được khỏe do cường độ làm việc cao. Nghiên cứu mới, tỉnh táo - được cho là nghiên cứu đầu tiên định lượng gánh nặng bệnh tật toàn cầu do làm việc quá nhiều - đã cho thấy tình hình ảm đạm như thế nào.

 

Trong một công trình nghiên cứu đăng tải vào ngày 17/5, các tác giả từ các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, mỗi năm, 3/4 trong số một triệu người tử vong vì bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ là do làm việc nhiều giờ.

 

Nói cách khác, số người tử vong do làm việc quá sức nhiều hơn chết vì bệnh sốt rét. Đây là khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, đòi hỏi sự quan tâm từ các cá nhân, công ty và chính phủ. Và, nếu chúng ta không giải quyết, tình hình không chỉ tiếp diễn mà nó còn có thể trở nên tồi tệ hơn.

 

Làm việc quá sức ảnh hưởng sức khỏe thế nào


BM


Trong bài báo, công bố trên tạp chí Environment International, các nhà nghiên cứu đã xem xét một cách hệ thống dữ liệu về làm việc nhiều giờ, vốn được định nghĩa là làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần; tác động đến sức khỏe; và tỷ lệ tử vong ở hầu hết các nước trên thế giới, từ năm 2000 đến 2016.

 

Các tác giả có tính đến các yếu tố như giới tính và tình trạng kinh tế xã hội, để làm bật ra những tác động thuần túy của làm việc quá sức đối với sức khỏe.

 

Nghiên cứu xác định rằng làm việc quá sức là nguy cơ đơn lẻ lớn nhất gây ra bệnh nghề nghiệp, chiếm khoảng một phần ba gánh nặng bệnh tật do công việc.

 

"Đối với cá nhân tôi, với tư cách là nhà dịch tễ học, tôi vô cùng ngạc nhiên khi chúng tôi phân tách những con số này," Frank Pega, chuyên viên kỹ thuật của WHO và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

 

"Tôi vô cùng ngạc nhiên trước quy mô gánh nặng." Ông mô tả những phát hiện này là vừa phải, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng.

 

Làm việc quá sức có thể làm giảm sức khỏe và tuổi thọ theo hai cách chính.

 

Một là tác hại sinh học của căng thẳng mãn tính, khi hormone căng thẳng gia tăng dẫn đến tăng huyết áp và cholesterol.

 

Kế đó là những thay đổi trong hành vi. Những người làm việc nhiều giờ có thể ngủ ít, hầu như không vận động, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và uống rượu để thích ứng với thực tế sinh hoạt.

 

Và có những lý do đặc biệt để lo lắng về làm việc quá sức cả trong khi chúng ta vẫn đang ở trong đại dịch Covid-19 lẫn trong cuộc sống sau dịch.

 

Đại dịch đã làm gia tăng áp lực công việc trong khi đem đến các kiểu kiệt sức mới nơi công sở.

Ấn Độ đã trở thành tâm dịch toàn cầu, với hơn 25 triệu ca mắc Covid-19. Nhưng đại dịch cũng ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác.

 

Sevith Rao, bác sĩ và người sáng lập Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ, giải thích rằng người Nam Á vốn đã thuộc dạng có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Giờ đây, "với đại dịch Covid, chúng ta đã chứng kiến làm việc tại nhà tăng lên, vốn xóa nhòa sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhiều người, dẫn đến phá vỡ nề nếp giấc ngủ và vận động; điều này đến lượt nó đã làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ."

 

Hơn nữa, đại dịch đã gây ra sụt giảm kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.

 

Sau các lần suy thoái trước đây, giờ làm việc thực sự đã gia tăng. "Nó có vẻ gần giống như hiệu ứng dai dẳng," Pega thừa nhận, khi xem xét việc mất việc làm lan rộng trong thời suy thoái. Nhưng "thực tế dường như là người còn làm việc vẫn phải làm nhiều hơn để bù đắp cho những việc làm đã bị cắt giảm."

 

Những điểm nóng làm việc quá tải


BM


Theo dữ liệu trong nghiên cứu, 9% dân số thế giới - con số bao gồm cả trẻ em - đang làm việc nhiều giờ. Và, kể từ năm 2000, số lượng người làm việc quá sức đã tăng lên.

 

Làm việc quá sức có ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm người khác nhau.

 

Đàn ông làm việc nhiều giờ hơn phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Làm việc quá sức lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ trung niên, mặc dù phải mất lâu hơn để thấy tác động sức khỏe. (Các tác giả nghiên cứu dùng khoảng thời gian trễ 10 năm để theo dõi tác động của làm việc quá sức khi bắt đầu mắc bệnh; suy cho cùng, "chết vì làm việc quá sức" không phải là chuyện xảy ra qua chỉ một đêm).


BM


Dữ liệu cũng cho thấy người dân ở Đông Nam Á dường như đang làm việc nhiều giờ nhất; người dân châu u làm ít nhất.

 

Pega giải thích rằng việc dân châu Á làm việc nhiều hơn có thể có những lý do văn hóa. Và nhiều người làm việc trong khu vực phi chính thức ở các nước châu Á thu nhập thấp và trung bình.

 

Như Pega chỉ ra, "những người trong nền kinh tế phi chính thức có thể phải làm việc nhiều giờ để tồn tại, họ có thể đang làm nhiều công việc, họ có thể không được luật bảo trợ xã hội bảo vệ."

 

Ở phía bên kia, nhiều người châu u tận hưởng văn hóa làm việc với những kỳ nghỉ dài và thời gian nghỉ ngơi đáng kể. Thái độ làm việc thoải mái hơn này được ghi vào luật; chẳng hạn, Chỉ thị Thời gian Làm việc của Liên hiệp Châu u cấm nhân viên làm việc trung bình quá 48 giờ một tuần.


Nhưng ngay cả ở một số nước châu u, nhất là ở các nước ngoài Pháp và bán đảo Scandinavia, đã có tình trạng tỷ lệ ngày càng tăng lao động có trình độ cao có thời gian làm việc khắc nghiệt kể từ năm 1990 (sau đỉnh cao của hoạt động công đoàn và các hình thức bảo vệ người lao động).

 

Một dấu hiệu rõ ràng là bộ trưởng y tế Áo đã từ chức hồi tháng Tư, nói rằng ông đã bị huyết áp cao và đường trong máu cao khi làm việc quá sức trong đại dịch.

 

Thông cáo công khai của ông là điều bất thường, không chỉ vì địa vị nổi bật của ông, mà còn bởi vì ông thật sự có thể rời bỏ công việc gây kiệt sức của mình.

 

Ở Seattle, cô Choi đã may mắn khi mà các đồng nghiệp ủng hộ nhu cầu làm việc chậm lại của cô.

 

Do không phải ai cũng có thể làm việc cân bằng hơn, và không phải ai cũng nhận được cảnh báo trước khi xảy ra đột quỵ hoặc đau tim gây tử vong, cần khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe này.

 

Đấu tranh với tình trạng làm việc quá sức


BM


Nếu xu thế này tiếp tục, làm việc quá sức - và các tác hại sức khỏe liên quan - sẽ chỉ tăng lên.


Điều này đặc biệt đáng lo ngại, do không biết bao nhiêu xã hội tôn vinh làm việc nhiều đến kiệt sức. Và, khi giờ làm việc của chúng ta tăng trong đại dịch mà không có dấu hiệu dừng lại, những người dành quá nhiều thời gian làm việc sẽ chỉ tăng lên.

 

Gánh nặng để phá vỡ vòng tuần hoàn rơi vào cả chủ lao động và người lao động theo một cách nào đó - và mọi người có thể cần phải làm việc cùng nhau để kiềm chế làm việc quá sức cùng các vấn đề phát sinh.

 

Nhìn chung, Pega kêu gọi các công ty chấp nhận công việc linh hoạt, chia sẻ công việc và các phương tiện khác để cải thiện sự cân bằng trong lịch làm việc. Họ cũng nên coi trọng việc hỗ trợ sức khỏe nghề nghiệp.

 

Rao nhận xét: "Chúng tôi tại Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ tin rằng tăng cường giáo dục và sàng lọc là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ."

 

Rõ ràng mỗi người lao động có vai trò trong việc định hình lại thái độ làm việc của họ - tất cả chúng ta đều có thể tìm cách phản công lại làm việc quá sức vốn khiến rất nhiều người trong chúng ta dán mắt vào điện thoại đến tận khuya.

 

Càng sớm làm điều này chừng nào, tình trạng của chúng ta sẽ tốt chừng đó; vì làm việc quá sức là nguy cơ tích lũy qua nhiều năm, ngăn không để nó thành mãn tính có thể làm bớt đi tính nghiêm trọng của các rủi ro tồi tệ nhất đối với sức khỏe.

 

Nhưng những thay đổi sâu rộng nhất phải ở cấp chính phủ. Pega nói, "chúng tôi đã có giải pháp. Mọi người đã đặt ra giới hạn về số giờ làm việc tối đa" - chẳng hạn Chỉ thị Thời gian Làm việc châu u hoặc các luật về quyền ngưng nghỉ khác.

 

Ở các quốc gia có luật chặt chẽ về hạn chế thời gian làm việc, điều quan trọng là thực thi và giám sát các luật đó.

 

Và ở các nước an sinh xã hội yếu kém, các biện pháp giảm đói nghèo và các chương trình phúc lợi có thể làm giảm số lượng người làm việc chết bỏ chỉ vì mục đích cần thiết đơn thuần.

 

Rốt cuộc, vấn đề làm việc quá sức - và tác hại sức khỏe nó gây ra - sẽ tiếp diễn nếu chúng ta không có thay đổi trong cách làm việc của mình.

 

Và thay đổi không phải là điều không thể. "Chúng ta có thể làm gì đó," Pega quả quyết. "Việc này là cho tất cả mọi người."

 

 

 

Christine Ro


BM


Cách Google duy trì hoạt động tuyên truyền của Trung cộng
Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Người tốt hay xấu chỉ cần nhìn cách nói chuyện
Bạn ghét củ dền? _ Hãy học cách yêu quý nó
Có thật sự Biden bó tay vì thỏa thuận của Trump với Taliban tại Doha?
Mẹ _ văn minh và văn hóa
Hơn 7 triệu người Mỹ sắp bị mất trợ cấp thất nghiệp
Cuộc điều tra chưa bao giờ bị chấm dứt
Sự kết thúc của chế độ bản vị vàng: 50 năm của sự điên cuồng về tiền tệ
Gần 15 triệu lá phiếu qua thư không được tính trong cuộc bầu cử năm 2020
Vì sao một số người không muốn tiêm vaccine Covid-19
Hơn 600 người Afghanistan nhồi nhét trong máy bay Mỹ
Trung cộng đòi nhượng bộ từ Hoa Thịnh Đốn trong khi thực hiện hành vi trộm cắp
Điều tra về cách giải quyết vấn đề Afghanistan của TT Biden
TCB nói đến lúc người giàu TC cần phải “chia lại tài sản” cho xã hội
Taliban bắt đầu săn lùng phụ nữ và trẻ em gái làm nô lệ tình dục
Taliban cảnh báo _ Hoa Kỳ phải rút quân hoàn toàn trước ngày 11/09
Bush bày tỏ ‘nỗi buồn sâu sắc’ về sự sụp đổ của Afghanistan
Hiệu ứng Cantillon _ Đang bòn rút tài sản của quý vị như thế nào
Cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã thất bại

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.