Monday, August 16, 2021

Cú hích kinh tế mới nhất của Biden "the EU failings"

 BM

Cú hích kinh tế mới nhất của Biden cho chủ nghĩa toàn cầu và điều đó sẽ có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ.


Trong một tập phim có nhiều thông tin quan trọng của chương trình “Truth Over News” (“Sự thực quan trọng hơn tin tức”), ông Jeff Carlson và ông Hans Mahncke có phân tích về chuyến thăm mới nhất của Tổng thống (TT) Biden tới Hội nghị Thượng đỉnh G7 và ý nghĩa của nó đối với Hoa Kỳ. Hội nghị Thượng đỉnh G7, còn được gọi là Nhóm 7 [quốc gia], là một tổ chức gồm các nhà lãnh đạo đến từ một số nền kinh tế lớn nhất thế giới: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các thành viên G7 họp thượng đỉnh hàng năm để thảo luận về các vấn đề cấp bách trên trường toàn cầu và việc phối hợp chính sách.


BM

 

Mặc dù ông Biden đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại chuyến thăm của ông tới hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay, nhưng không giống như Tổng thống (TT) Trump, TT Biden dường như không có mặt ở đó để đặt Hoa Kỳ lên trên hết. Các chính sách khí hậu luôn được ưu tiên và là trung tâm trong nghị trình [của hội nghị này] cũng như các hạng mục khác gần gũi và thân thiết với mong mỏi của Liên minh Âu Châu (EU). Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói “Thật tuyệt khi có một tổng thống là một phần của câu lạc bộ này.” Tập phim này của “Truth Over News” đặt ra câu hỏi liệu EU có thực sự là một câu lạc bộ mà Hoa Kỳ muốn trở thành một phần trong đó hay không.


BM


EU là đỉnh cao của một loạt nỗ lực nhằm thống nhất Tây Âu. [Nỗ lực này] bắt đầu từ năm 1951 với việc thành lập Cộng đồng Than và Thép Âu Châu, và vào năm 1957 với Cộng đồng Kinh tế Âu Châu, loại bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên. Sau đó, Cộng đồng Kinh tế Âu Châu đã mở rộng ảnh hưởng và quy mô của mình, đổi tên vào năm 1992 thành EU, và cuối cùng đưa ra một loại đồng tiền duy nhất.


BM


Vào thời điểm đó, dường như EU được tạo ra từ những động cơ và nguyện vọng chính trị kết hợp với mục tiêu thiết lập vị thế và ảnh hưởng trên thế giới của Âu Châu. Tại sao EU lại muốn tạo ra một đồng tiền chung và tại sao các nước có chủ quyền lại muốn từ bỏ quyền tự in tiền và giám sát các chính sách tiền tệ của mình? Những người ủng hộ đồng tiền chung đưa ra lời giải thích về sự ổn định tiền tệ và ảnh hưởng tích cực của đồng tiền chung đối với thương mại giữa các thành viên, nhưng ông Carlson và ông Mahncke nói rằng lập luận này đã bỏ qua khả năng dễ dàng phòng ngừa biến động tiền tệ cũng như tác động tiêu cực đến khả năng chuyên môn hóa thông qua lợi thế so sánh [của các quốc gia thành viên].

 

Ông Carlson và ông Mahncke cho rằng vấn đề lớn hơn của đồng tiền chung là đánh mất chính sách tiền tệ quốc gia và các giải pháp khuyến khích chấp nhận rủi ro [trong kinh doanh] của các quốc gia thành viên. Cách đây 20 năm, các bộ trưởng tài chính EU đã cố gắng thúc đẩy những người đồng cấp Hoa Kỳ tham gia vào các chính sách tiền tệ đơn lẻ, mục tiêu này đã không đạt được tiến triển nhiều vào thời điểm đó, nhưng giờ đây, những ý tưởng tương tự dường như đã quay trở lại. Đề nghị của TT Biden về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Đề nghị về thuế này có thể mới chỉ là bước đầu tiên, nhưng tập phim này đi sâu vào việc liệu sự liên kết một cách trực tiếp và được hoạch định về mặt chính trị giữa các nền kinh tế riêng lẻ có thực sự tốt cho sức khỏe của mỗi quốc gia thành viên hay không.

 

Tại sao EU lôi kéo Hoa Kỳ vào thất bại “ Truth over News”

 

BM

https://www.youtube.com/watch?v=txwDlRBXIaY&t=1s


Những người dẫn chương trình này giải thích rằng EU không có vai trò trực tiếp trong việc thiết lập các mức thuế suất, thay vào đó, các chính phủ mỗi quốc gia quyết định số thuế mà mỗi công dân của họ phải trả, cùng với cách thu thuế và chi tiêu nguồn thu này, thực tế này tạo ra một vấn đề đối với trụ sở chính của EU ở Brussels. Các quốc gia độc lập khi cần thiết có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ, lãi suất, và tiền tệ khả dụng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, EU thì phải điều chỉnh dựa trên điều kiện chung trung bình của các nước thành viên. EU cũng buộc phải đưa ra trọng lượng lớn hơn trong chính sách tiền tệ của mình đối với cường quốc kinh tế duy nhất là Đức, dẫn tới tình trạng mất cân bằng lãi suất vĩnh viễn. Tóm lại, mô hình này có nghĩa là lãi suất sẽ quá thấp ở các quốc gia nơi tiền lương đang tăng và quá cao ở các quốc gia nơi việc làm đang tăng lên.

 

Nhưng ông Carlson và ông Mahncke chỉ ra vấn đề đen tối hơn, đó là hệ thống này tạo thuận lợi cho việc chi tiêu liều lĩnh bởi lãi suất và tỷ giá hối đoái không [được] điều chỉnh thích hợp với việc chi tiêu liều lĩnh và kỷ luật thị trường bị loại bỏ. Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp toàn bộ đều bị sụp đổ kinh tế là do hậu quả của vấn đề này.


BM


Hệ thống này có áp dụng được cho Hoa Kỳ không? Nhà kinh tế học, Milton Friedman chiêm nghiệm rằng việc các quốc gia đơn lẻ sử dụng một loại tiền tệ chung là có ích khi các cú sốc kinh tế tác động đến từng quốc gia là tương tự nhau và lao động có tính lưu động cao giữa các quốc gia này. Hoa Kỳ nhìn chung đáp ứng điều kiện này, nhưng EU thì không. Trong tập phim này, ông Carlson và ông Mahncke giải thích rằng Hoa Kỳ cũng có quy định đối với các tổ chức ngân hàng ở cấp độ liên bang, còn trường hợp của EU thì không có. EU bị thu hẹp bởi ngân sách của Liên Hợp Quốc, ngược lại với Hoa Kỳ, nơi các ngân hàng riêng lẻ bị hạn chế bởi các ngân hàng liên bang.

 

Giải pháp cho các vấn đề cấu trúc của EU là gì? Các nhà lãnh đạo EU ở Brussels sẽ nói rằng giải pháp là giống nhau hơn và sẽ mở rộng trên cơ sở nhanh hơn. Ông Carlson và ông Mahncke nói rằng câu trả lời thứ hai sẽ là loại bỏ đồng Euro trước khi các quốc gia thành viên quyết định loại bỏ EU. Mặc dù các ông thừa nhận có nhiều lợi ích đối với các hiệp định thương mại được soạn thảo tốt, nhưng họ đưa ra trường hợp rằng không cần đồng tiền chung để ràng buộc các quốc gia, với lý do rằng EU có thể dễ dàng duy trì thương mại tự do trong khi vẫn có lợi từ các kỷ luật tài chính mà một cấu trúc đa đồng tiền có thể tạo ra. Vấn đề chính là việc thực hiện một hệ thống kinh tế như thế sẽ đòi hỏi việc từ bỏ quyền lực chính trị và ảnh hưởng của [chính] những người lại ít có khả năng làm vậy.


BM


Một ví dụ khác gây lo ngại về sức khỏe của hệ thống và tuổi thọ của EU đến từ Ý. Năm 2019, Ý trở thành nước G7 đầu tiên tham gia Dự án Một vành đai Một Con đường của Trung cộng. Kết quả là, Trung cộng đang tài trợ cho một số lượng lớn các dự án cơ sở hạ tầng ở Ý, đây là một sự bối rối rất lớn đối với EU. Điều đó cũng có nghĩa là Trung cộng hiện đã có chỗ đứng ở EU, không chỉ liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia, mà còn là một chủ nợ ngoại quốc lớn đặc biệt.

 

Những người dẫn chương trình này cho thấy EU ở Brussels đã chứng tỏ là kém cỏi như thế nào trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và đang bị lung lay từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác, mà vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai. Các vị này lập luận rằng mặc dù việc điều chỉnh lại chính sách của Hoa Kỳ đối với EU đã được các nước Âu Châu hoan nghênh, nhưng lý do làm như vậy chỉ là tăng cường sức mạnh cho EU với chi phí phải trả của Hoa Kỳ.

 

BM


Theo những người dẫn chương trình này, một ví dụ gây kinh ngạc về chi phí phải trả của Hoa Kỳ là trong việc tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, vốn liên quan nhiều đến tiền bạc hơn là khí hậu. Do Hiệp định Khí hậu Paris, các nhà kinh tế của Tổ chức Di sản đã ước tính rằng vào năm 2035, trung bình hàng năm sẽ mất gần 400,000 việc làm và tổng thu nhập cho một gia đình 4 người bị mất gần 20,000 USD, cũng như tổng thiệt hại GDP trên 2.5 ngàn tỷ USD. Thỏa thuận khí hậu này về cơ bản được thiết kế để chuyển của cải sang các nền kinh tế khác trên thế giới và sử dụng Hoa Kỳ như một con heo đất cho toàn cầu, đặt Hoa Kỳ vào thế yếu hơn trong quá trình này.


BM


Những người dẫn chương trình này giải thích rằng chủ nghĩa toàn cầu là một cấu trúc chính trị và là một kết quả mong muốn về mặt chính trị. Giống như tất cả các kết quả của chính trị, chủ nghĩa toàn cầu chắc chắn sẽ thất bại nếu không được kinh tế học ủng hộ. Tại một thời điểm nào đó, hệ thống EU bị choáng ngợp bởi những thực tế kinh tế khó khăn. Ban đầu EU nỗ lực để trở nên giống Hoa Kỳ hơn, nhưng EU đã thất bại vì các lý do chính trị. Giờ đây có vẻ như các vai trò này đã được đảo ngược lại và TT Biden dường như có ý định hỗ trợ trong quá trình đó.

 

 

 

Emily Allison  _  Bình Hòa


BM
  
Hơn 60 quốc gia yêu cầu Taliban
Một Thế Vận Hội quái lạ độc nhất vô nhị
Donald Trump biết ai đã giết Ashli Babbitt
Người Mỹ đang mắc nợ và bầy kền kền đang liệng vòng quanh
Cánh Tả đã sử dụng COVID-19 để khiến Hoa Kỳ phá sản như thế nào
Xã Hội Chủ Nghĩa trong chính trị Hoa Kỳ
Những vết cắt không tuôn máu
Các chất làm ngọt nhân tạo phá huỷ đường ruột của bạn như thế nào?
Nghe lời cao cả _ sao chỉ thấy rùng mình
Thời trang mùa hè lấy cảm hứng từ những năm 1930
Những ‘mệt mỏi’ mà bạn đang có là do đâu?
Tại sao trải nghiệm cận tử lại cuốn hút người ta?
No China Virus _ No China Vaccine…
Quốc lộ A1 oằn lưng gánh dòng người chạy dịch về quê
Tản mạn về Bánh mì
Nỗi ám ảnh bất tận
Ngôn ngữ của chúng ta
Nếu nhìn nhau như đồng loại
Chạy đến vô cùng
Đông Y nhìn nhận rượu bia ra sao?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.