Wednesday, August 25, 2021

Truyền thông có thể gây ra sự loạn trí

 BM

Một người phụ nữ cầm tờ bìa với dòng chữ “biến đổi khí hậu = sát nhân hàng loạt” trong một cuộc biểu tình với một nhóm tên là Extinction Rebellion (Nổi loạn Chống Tuyệt chủng) tại Thành phố New York vào ngày 17/04/2019.


Cuối tuần qua, ký giả Maureen Dowd của tờ New York Times đã thêm một chuyên mục khác vào vô số bài viết phi lý và cuồng loạn về “mối đe dọa tồn vong” được cho là do biến đổi khí hậu gây ra cho cuộc sống của con người.

 

Như những gì tôi thường làm với hầu hết các bài viết mà tôi đọc được trên internet, tôi đã đọc những bình luận mà độc giả để lại.

 

Một bình luận đã khiến tôi bừng tỉnh.


BM


Đó là một bình luận được gửi bởi độc giả của New York Times tên “Sophia,” đang sinh sống tại Bangor, Maine:

 

“Tôi có một đứa con, một bé gái, lúc 8 tuổi, con bé nói với tôi rằng cháu sẽ không bao giờ có con vì sự nóng lên toàn cầu. Bây giờ con bé đã 34 tuổi và chưa bao giờ thay đổi suy nghĩ của mình. Thế nên tôi sẽ không thể có cháu ngoại. Tôi cảm tạ trời đất vì sự thông thái của con bé. Tôi sẽ rất đau lòng nếu đứa cháu bé bỏng của mình phải nếm trải sự tấn công dữ dội của biến đổi khí hậu.”


Thật khó mà tưởng tượng được bằng chứng nào xác đáng hơn lời bình luận này để minh chứng cho sức mạnh của truyền thông đại chúng và của cánh tả. Việc một người phụ nữ bình thường lại tán dương sự lựa chọn không làm mẹ của con gái mình và khiến bản thân không thể được làm bà ngoại, thì chỉ có thể được mô tả là loạn trí. Không một người có tư duy bình thường nào lại suy nghĩ như vậy. Người Do Thái đã có con cả trong giai đoạn Holocaust [cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái] và hẳn là họ vẫn sẽ sinh con đẻ cái nếu sống sót qua giai đoạn Holocaust.


image


Liệu người phụ nữ loạn trí này có biết được có ít người đã thiệt mạng như thế nào vì các biến cố liên quan đến khí hậu trong thời kỳ trái đất nóng lên hay không?

 

Nhà kinh tế học và thống kê Đan Mạch Bjorn Lomborg đã lưu ý vào tuần lễ từ ngày 16-22/07 rằng:


“Trong một trăm năm qua, số trường hợp tử vong hàng năm liên quan đến khí hậu đã giảm hơn 96%. Trong những năm 1920, số trường hợp tử vong do các thảm họa liên quan đến khí hậu trung bình là 485,000 người mỗi năm. Trong thập kỷ 2010–2019 vừa qua, trung bình có 18,362 người thiệt mạng mỗi năm, tức giảm đi 96.2%.

 

“Trong năm đầu tiên của thập kỷ mới, năm 2020, số người tử vong thậm chí còn thấp hơn ở mức 14,893—giảm đi 97% so với mức trung bình của những năm 1920…


BM


“Ước tính sơ bộ về số trường hợp tử vong liên quan đến khí hậu năm 2021 (là) 5,569 trường hợp, tức giảm đi 98.9% so với những năm 1920 …

 

“Nghiên cứu mới nhất của Lancet về số ca tử vong do thời tiết nóng và lạnh cho thấy các vụ thiệt mạng do thời tiết lạnh lớn hơn ‘rất nhiều’ so với thời tiết nắng nóng, và rằng khí hậu [ấm lên] thực sự đã làm giảm đáng kể (con số) tổng số người thiệt mạng…”

 

Tất nhiên, những điều này chẳng có nghĩa lý gì với bà Sophia cả, vì bà ấy chỉ dựa vào The New York Times (và có thể là NPR và CNN) để hiểu về thế giới xung quanh.

 

Để có thêm bằng chứng về việc nhiều độc giả của New York Times—và độc giả của Washington Post, khán giả xem CNN cũng như thính giả của đài NPR—loạn trí như thế nào do họ dựa vào những nguồn tin này để [quyết định] những gì họ tin tưởng về thế giới, sau đây là một số bình luận trả lời cho nhận xét của Sophia đến từ những độc giả khác của tờ New York Times:


BM


B. Rothman, New York: “Tôi hoàn toàn tán thành. Tôi có 6 đứa cháu và [tôi] đang khóc thầm bởi cuộc sống đầy rẫy tai họa đang chờ đợi chúng phía trước.”

 

Ida Martinac, Berkeley, California: “Tôi đồng cảm với cô, Sophia ạ. Bất cứ khi nào tôi nhìn vào mắt đứa con gái 11 tuổi của mình, tôi đều cảm thấy trào dâng cảm xúc: một cảm giác tội lỗi vì đã đưa con bé vào thế giới đang lụi tàn này.”

 

Liberal, Texas: “Tôi cảm nhận được nỗi đau của cô. Tôi có 2 đứa con trai. Chúng đều sẽ không có con và bạn gái của chúng cũng đồng ý như vậy. Tôi sẽ không bao giờ có cháu chắt. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng, ở một khía cạnh nào đó, quyết định của bọn trẻ là vì sự uốn nắn của tôi. Tôi tự hào về quyết định của chúng.”

 

Liz, Portland: “Thành thật mà nói, là một người quan tâm đến biến đổi khí hậu và quan sát những gì đang diễn ra trong mười năm qua với nỗi khiếp sợ thực sự, tôi không hiểu vì sao trong mười năm qua, vẫn còn có người tự nguyện sinh con đẻ cái.”


BM


CC, Sonoma, California: “Đứa con gái duy nhất của tôi cũng đồng cảm với con gái của cô. Tôi sẽ không có cháu chắt. Khi nhìn những người bạn già của mình tận hưởng những năm tháng cuối đời được quây quần bên con cháu, tôi không khỏi có chút ghen tị. Nhưng dù sao thì … con gái của chúng ta đang nỗ lực vượt qua thử thách này. Tôi tự hào về chúng.”

 

Marisa Leaf, Brooklyn, New York: “Tôi cũng đang dần hiểu và chấp nhận rằng cậu con trai 36 tuổi của mình cũng sẽ không có con, vì những lý do đã nêu. Thật đau lòng khi tôi chứng kiến những người nam, nữ thanh niên khác ở độ tuổi của thằng bé đi quanh thị trấn với con cái của chúng. Nhưng tôi hiểu và đồng tình, tất nhiên là họ đúng ở mức độ nhận thức nào đó. Việc mang nhiều trẻ thơ đến với thế giới ngày hôm nay là một mối lo sống còn. Và là vô trách nhiệm. Bởi vậy, khi tôi xót thương cho hành tinh của chúng ta, tôi cũng xót thương cho những đứa cháu mà tôi sẽ không bao giờ có được.”


BM


Tất cả những phản ứng loạn trí này có điểm chung là gì? Bằng cách nào mà rất nhiều người sống trong một xã hội lành mạnh nhất, giàu có nhất trong lịch sử nhân loại lại có thể hân hoan với việc không có con cháu cơ chứ?

 

Câu trả lời là họ đã bị tẩy não bởi các phương tiện truyền thông (và các trường đại học). Họ đã đọc và nghe những thứ vô nghĩa—hoàn toàn vô nghĩa—bởi các nhà khoa học và các học giả (chẳng hạn như Steve Koonin của Đại học New York—NYU, Richard Lindzen của Viện Công nghệ Massachuset—MIT, hay William Happer ở Princeton, chỉ nêu tên ba người như vậy), những người đã nghiên cứu về biến đổi khí hậu và phát kiến ra một sự cuồng loạn về mặt đạo đức, cũng như không thể xác định được về mặt khoa học. Người ta không thể sống một cuộc sống thoát ly khỏi những ý tưởng của cánh tả. Nhưng thật dễ dàng để có một cuộc sống cách ly khỏi mọi ý tưởng không phải của cánh tả.


BM


Vì thế, phát hiện khai sáng mà tôi có là: Đa số mọi người sẽ tin bất cứ điều gì mà các kênh truyền thông đại chúng nói với họ. Điều này đặc biệt đúng đối với những người từng theo học tại các trường học đại học. Các trường đại học đang dạy sinh viên không đặt câu hỏi, không suy nghĩ cho chính họ và không suy nghĩ một cách lý trí.

 

Đó là lý do tại sao nhiều người tin rằng thế giới này sắp kết thúc; tin rằng không có con cháu là một điều tốt; đàn ông sinh con; Nga thông đồng với chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump; Israel là một quốc gia phân biệt chủng tộc; ký túc xá dành cho sinh viên người Mỹ gốc Phi Châu trong khuôn viên trường đại học là tiến bộ; nên có ít cảnh sát đi; tin rằng cho phép người sinh ra vốn là nam [chuyển giới thành nữ] thi đấu trong các môn thể thao của nữ là sự công bằng cho nữ giới; và vô số những điều phi lý khác.


BM


Không có lời nào khác để thanh minh cho những độc giả mê muội này của The New York Times. Tuy nhiên, tôi đồng tình với họ về một điểm. Tôi cũng ủng hộ quyết định không sinh con của họ. Bởi thế giới này đâu cần thêm những kẻ khờ.


BM


Tác giả Dennis Prager là người dẫn chương trình và người phụ trách chuyên mục của chương trình radio tổng hợp trên toàn quốc.

 

 


Dennis Prager  _  Doanh Doanh


image


Điều gì đang làm rạn nứt các gia đình Mỹ?
Thu hoạch hoa súng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sống hòa hợp với mùa thu
Chốt gác và nụ cười trẻ thơ
Bạn có tin vào luân hồi?
Liệu biến thể Delta có làm đóng cửa nền kinh tế Mỹ một lần nữa?
Covid tàn phá Sài Gòn _ Chủ tịch bay ra, tướng ta bay vào
Hương sắc và âm thanh của hoa hồng
Những tác phẩm nghệ thuật từ chiếc bút chì mỏng manh
Joe Biden lại gây thêm thảm họa
Những ngày Việt Nam được thế giới hoan hô đã lùi xa
Biden phá tan thế cờ vây của Trump ở Trung Đông
Cuộc hồi hương lớn nhất lịch sử _ Đại tự nhiên muốn sắp đặt lại trật tự?
Bài học từ VNCH và Afghanistan _ Liệu Hoa Kỳ có đáng tin cậy?
Trung cộng nợ thế giới 35 ngàn tỷ USD tiền bồi thường COVID-19
Người dân Afghanistan đang chứng kiến bộ mặt thật của Taliban
Cuộc sống dưới chế độ chuyên chế
Những bông hoa 'úa tàn' trên chính mảnh đất quê hương
Sài Gòn Buồn _ Sài Gòn có mưa đá
Tình thế mong manh của Taliban với Iran và Trung cộng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.