Bạn đã từng nghĩ các loài hoa có thể biến hóa thành các nốt nhạc trầm bổng chưa?
Đó là thời điểm trong năm, khi tôi thả hồn phiêu đãng trong khu vườn của mình, nơi mà phần nào đó cảm thấy thật dễ chịu để sáng tác ra những bản nhạc. Thực tế đã có nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại rất yêu thiên nhiên cây cỏ và đưa chúng vào trong những nốt nhạc của mình. Thật là thú vị khi tìm hiểu về các bản soạn nhạc được lấy cảm hứng từ hoa, nhưng trước tiên chúng ta tìm hiểu một chút về quá trình sáng tác của các nhà soạn nhạc.
Đó thực sự là điều khác thường khi nghĩ rằng các loài hoa có thể được phổ thành âm nhạc. Việc vẽ nên một bức tranh hoa là một chuyện, nhưng để biến chúng thành những tiết tấu âm thanh lại là một câu chuyện khác. Hoa phải được cô đọng lại trong mắt của người soạn nhạc, và bằng vài thuật giả kim để sáng tạo ra những bản nhạc hay các âm thanh của những cánh hoa màu hồng tinh tế và duyên dáng. Một vài nhà sáng tác nhạc dường như được sở hữu tài năng phổ nhạc mà Frances Hodgson Burnett đã từng ao ước trong “Khu vườn bí mật” (The Secret Garden): “Tôi chắc chắn rằng phép thuật hiện diện ở khắp mọi nơi, chỉ là chúng ta không đủ khả năng để nắm bắt và điều khiển nó làm những điều cho chúng ta.”
Hòa mình vào thiên nhiên
Một vài nhà soạn nhạc cảm nhận sự kỳ diệu của thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận.
Vậy quá trình phổ nhạc này diễn ra như thế nào? Nếu có một công thức chung thì đó sẽ là: Các nhà soạn nhạc thường đắm mình vào thiên nhiên. Một vài ví dụ dẫn chứng; Beethoven nổi tiếng về việc đi dạo hàng ngày trong rừng ở Áo. Trong khoảng thời gian đó, ông đã phác thảo ra nhiều bài trong bản giao hưởng số 6, và được hoàn thành vào năm 1808 với tiêu đề là: “Bản giao hưởng đồng quê hay hồi ức về cuộc sống nơi đồng quê” (Pastoral Symphony, or Recollections of Country Life).
Năm 1810, Beethoven viết trong một lá thư: “Thật hạnh phúc biết bao khi dạo bước qua từng khóm cây, ngọn cỏ, khu rừng, nghỉ mát dưới gốc cây và xung quanh là những tảng đá. Chắc không ai có thể yêu đồng quê nhiều như tôi. Vì rừng cây và sỏi đá tạo ra những âm thanh vang dội mà con người luôn muốn được lắng nghe.”
Beethoven đã đặt một từ rất phù hợp cho hiện tượng vọng âm thanh xảy ra này là: “tiếng vang” (echo). Nếu một nhà soạn nhạc đứng trên đỉnh núi và hét lên: “thiên nhiên” và sau đó lắng nghe kỹ sẽ thấy âm thanh dội lại, có lẽ âm nhạc chính là tiếng vang trả lời.
Thiên tài âm nhạc Edvard Grieg đã rất tinh tế trong việc nắm bắt phong cảnh quê hương Nauy, ông không thể sáng tác nơi thị thành náo nhiệt. Edvard Grieg nói rằng, thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt đẹp tại Troldhaugen (“Troll Hill”) thành phố cảng Bergen, chính là nơi ra đời những tác phẩm nghệ thuật của ông. Ngày nay bạn có thể đến thăm địa danh đó, nơi có túp lều sáng tác nhỏ xưa kia của nhà soạn nhạc vĩ đại.
Phong cảnh bên ngoài túp lều soạn nhạc nhỏ của Edvard Grieg ở quê nhà.
Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng người Áo Gustav Mahler cũng có 2 túp lều sáng tác tương tự; một cái ở Steinbach tại Hồ Attersee, Thương Áo, cái thứ hai tại Maiernigg (gần Klagenfurt) trên bờ Wörthersee ở Carinthia. Nơi này chỉ đủ chỗ để đặt 1 chiếc piano, 1 chiếc bàn và 1 chiếc ghế – và một cái cửa sổ để nghệ sĩ ngắm nhìn thiên nhiên bên ngoài, nơi này có thể hoàn toàn tập trung để sáng tác. Cả hai địa điểm này hiện nay đã trở thành bảo tàng.
Túp lều sáng tác của Gustav Mahler ở Maiemigg bên bờ Wörthersee ở Carinthia.
Túp lều sáng tác của Gustav Mahler ở Steinbach tại Hồ Attersee ở Áo.
Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ tư liệu nào viết về việc các nhà soạn nhạc vĩ đại tự tay chăm sóc khu vườn hay vun trồng các loại hoa. Có thể họ đã quá bận rộn cho việc sáng tác các bản nhạc về hoa.
Những đóa hoa hồng âm nhạc
Hãy để âm nhạc xoa dịu tâm hồn chúng ta và dành thời gian để thưởng thức, cảm nhận những đóa hồng. Tôi đã chọn những đóa hoa hồng hương thơm nồng nàn cho bạn:
“Đóa hồng thánh thiện” (A Spotless Rose) của Herbert Howells
https://www.youtube.com/watch?
Một trong những nhà soạn nhạc truyền thống nước Anh của thế kỷ 20 là Herbert Howells (1892-1983), nổi tiếng với những bản thánh ca hùng tráng, gồm bản thánh ca cappella này.
Nguyên gốc của “Đóa hồng thánh thiện” (A Spotless Rose) là bản tiếng Đức, thường được dịch là “Một bông hồng nở như thế nào” (Lo how a rose e’er blooming). Cũng đã được dịch ra phiên bản tiếng Anh khác từ người viết thánh ca Catherine Winkworth. Howell đã viết theo bản nhạc đã được dịch lại của Winkworth vào năm 1919. Đó là thánh ca Marian với phần mở đầu:
“Đóa hồng thánh thiện đang nở hoa/ Bung lên từ rễ mềm/ của những nhà tiên tri cổ/ của miền đất hứa Jesse.”
Howells nói: “Tôi viết tác phẩm này dành riêng cho mẹ mình – mỗi lần nghe nó tôi thật sự cảm động, như thể người khác sáng tác chứ không phải tôi.”
“Les roses d’Ispahan,’ mục 39, bản giao hưởng số 4 của Gabrielle Faure
https://www.youtube.com/watch?
Bản giao hưởng nghệ thuật tuyệt đẹp này được nhà soạn nhạc người Pháp Gabrielle Faure sáng tác năm 1884, nhạc sĩ sử dụng một khổ thơ của thi sĩ người Pháp là Leconte de Lisle khi so sánh giọng nói nhẹ nhàng của Leilah, người ông yêu, với hương thơm của hoa hồng:
Hoa hồng Isfahan e ấp trong đài hoa xanh rêu
Những bông hoa lài Mosul màu cam nở rộ
Với hương thơm tinh khiết và ngọt nhẹ
Hỡi Leilah bé nhỏ, còn gì mềm mại hơn giọng nói của nàng!
“Đóa hồng hoang dã” (To a Wild Rose) của Edward McDowell
https://www.youtube.com/watch?
Bản nhạc theo phong cách hát ru dịu dàng này ban đầu dành cho bản độc tấu dương cầm (solo piano), là bài đầu tiên của bản giao hưởng số 51 “Ten Woodland Sketches” được viết vào năm 1896. McDowell có tình yêu sâu sắc với hoa hồng, khi qua đời, nơi yên nghỉ của ông có rất nhiều bụi hồng được trồng xung quanh. Sau đó, phiên bản thanh âm của ca khúc này đã tạo ra với lời bài hát Helen Jane Long, mà đôi khi có thể được thưởng thức trong các buổi biểu diễn độc tấu âm nhạc. Như một bản nhạc trình diễn bằng nhạc khí, nó thậm chí còn được thu âm bở Nat King Cole.
“Đóa hồng phương Nam” (Roses From the South), bản giao hưởng số 388 của Johann Strauss Jr.
https://www.youtube.com/watch?
Trong hơn 500 giai điệu valse và khiêu vũ của “vua nhạc valse” (Waltz King), người đã mang đến bản nhạc “Dòng sông Danube xanh xinh đẹp“ (The Beautiful Blue Danube), bản nhạc trữ tình valse nổi tiếng nhất mọi thời đại này vẫn thường xuyên được biểu diễn ở Vienna, Áo. Từ “phương Nam” trong tiêu đề bài hát nhắc đến bản nhạc kịch Ôpêret của Strauss, giai điệu được dựa trên câu chuyện “Chiếc khăn tay ren của nữ hoàng” (The Queen’s Lace Handkerchief) của tiểu thuyết gia Cervantes và được hoàn thành ở Bồ Đào Nha.
“Đóa hồng nhỏ trên cánh đồng” (Little Rose of the Field) D.257 của Franz Schubert
https://www.youtube.com/watch?
Bản nhạc êm đềm quyến rũ của Schubert được soạn dựa trên một bài thơ của Johann Wolfgang von Goethe xuất bản năm 1789 – kể về câu chuyện tình yêu đơn phương của một chàng trai trẻ với một thiếu nữ được nhân hóa như bông hồng nhỏ trên cánh đồng. Chàng trai muốn hái đóa hồng nhưng gai nhọn đâm vào tay chàng.
Nhà soạn nhạc người Mỹ Michael Kurek là tác giả của album nhạc cổ điển Billboard No.1 “The Sea Knows”. Người chiến thắng nhiều giải thưởng sáng tác đồ sộ, bao gồm Giải thưởng hàn lâm, về âm nhạc từ Học viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ, ông đã làm việc cho Ủy Ban Đề Cử của Học viện hàn lâm Khoa học và nghệ thuật thu âm quốc gia Mỹ cho giải Grammy cổ điển. Ông là giáo sư danh dự về sáng tác nhạc tại Đại học Vanderbilt. Để biết thêm thông tin và âm nhạc, vui lòng truy cập MichaelKurek.com.
https://www.youtube.com/watch?
Michael Kurek _ Hà Trang
***
Những bông hoa 'úa tàn' trên chính mảnh đất quê hương
Phụ nữ Afghanistan: Những bông hoa 'úa tàn' trên chính mảnh đất quê hương
Pakistan và Afghanistan tuy chia cắt nhau về ranh giới, nhưng ở cả hai bên đường biên là lãnh thổ sinh sống của người sắc tộc Pashtun. Khi Liên Xô thua trận và Mỹ buông tay, các nhóm quyền lực ở Afghanistan quay sang xâu xé lẫn nhau và đẩy Afghanistan rơi vào nội chiến. Một trong những nhóm quyền lực này đã hình thành lực lượng Hồi giáo Taliban.
https://baomai.blogspot.com/ 2021/08/nhung-bong-hoa-ua-tan- tren-chinh-manh.html
Phụ nữ Afghanistan: Những bông hoa 'úa tàn' trên chính mảnh đất quê hương
Pakistan và Afghanistan tuy chia cắt nhau về ranh giới, nhưng ở cả hai bên đường biên là lãnh thổ sinh sống của người sắc tộc Pashtun. Khi Liên Xô thua trận và Mỹ buông tay, các nhóm quyền lực ở Afghanistan quay sang xâu xé lẫn nhau và đẩy Afghanistan rơi vào nội chiến. Một trong những nhóm quyền lực này đã hình thành lực lượng Hồi giáo Taliban.
https://baomai.blogspot.com/
***
Sự cám dỗ của cái đẹp
Chạm đến nội tâm: Những điều nghệ thuật truyền thống mang lại cho trái tim. Đứng trước cái đẹp người ta dễ dàng thấy choáng ngợp. Một khoảnh khắc đẹp có thể truyền cảm hứng, mang đến cho chúng ta những cảm xúc nhất định. Tác phẩm “Hoa hồng của Heliogabalus” của Sir Lawrence Alma-Tadema cũng như vậy, đó là một bức tranh mang vẻ đẹp lộng lẫy lay động lòng người.
https://baomai.blogspot.com/
***
Câu chuyện trồng hoa
Tôi dốt về hoa lá cỏ cây, dốt bẩm sinh, dốt tận cùng bằng số… Nếu ai đó chỉ cho tôi một loài hoa, nói tên, kể chuyện về nó, quay đi quay lại là tôi quên sạch. Trong võng mô và tâm trí tôi coi như chưa bao giờ ghi nhận hình ảnh hay câu chuyện về loài hoa đó…
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.