Wednesday, August 18, 2021

Hiệu ứng Cantillon _ Đang bòn rút tài sản của quý vị như thế nào

 BM


Nội dung được tài trợ

Kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 03/2020, sức mua của khoản tiết kiệm của quý vị đang giảm dần hàng ngày.

Khi 1 USD di chuyển trong nền kinh tế từ lần giao dịch trao đổi đầu tiên rồi theo một chuỗi các giao dịch dường như là vô tận “giá trị” của 1 USD ấy có thể sẽ trải qua một sự chuyển đổi giảm đi.

Vẫn là 1 USD về mặt “danh nghĩa”. Nhưng 1 USD giờ đây sẽ không còn có “sức mua” như lúc đầu.

Vấn đề là tiền không có giá trị thực [nào khác] ngoài sức mua. Tiền thể hiện sức mua. Chứ tiền không có [giá trị] tự thân.

Và với đặc điểm thứ hai, đặc biệt là đối với những người không hiểu cách vận hành của tiền, chỉ có thể đóng vai trò như một cái neo suy giảm trong biển cả mênh mông thiếu hiểu biết.

BM

Để tiếp cận tiền từ một góc độ khác, giá trị của đồng tiền là một vấn đề rất cần thời gian. Khi tiền mới được phát hành, những người gần nguồn phát hành nhất sẽ thu được nhiều lợi ích nhất.

Những người ở xa nhất trong chuỗi giao dịch dài có thể sẽ phải chịu những tác động trừng phạt do sự suy yếu của tiền. “Tiền” không bao giờ là trung tính. Giá trị của tiền hầu như luôn bị xói mòn dần dần khi lưu thông lâu hơn và xa hơn.

Sự xói mòn giá trị này của tiền được gọi là Hiệu ứng Cantillon. Nếu như quý vị chưa bao giờ nghe nói về hiệu ứng này trước đây, quý vị nên tự làm quen với khái niệm này. Đó là một hiệu ứng quan trọng nhưng thường không được phát hiện của sự bất bình đẳng giàu nghèo.

Hiệu ứng này là yếu tố đang thúc đẩy sự phân chia kinh tế xã hội mà chúng ta đang trải qua ngày nay. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên (hay không), khi hầu như không có bất kỳ người Mỹ nào nghe nói về nó.

Và với nguồn cung tiền tăng đột biến gần đây và chưa từng có…

Mọi thứ có vẻ sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Hiệu ứng Cantillon là gì

BM

Ông Richard Cantillon là một nhà kinh tế học thế kỷ 18, người đã nghiên cứu các tác động xã hội và chính trị khác nhau của tiền khi lưu thông trong nền kinh tế. Khi trình bày trong cuốn sách “Một bài luận về lý thuyết kinh tế”, ông Cantillon nhận thấy một sự “không đồng đều” đặc biệt trong cách tiền ảnh hưởng đến hàng hóa và những người mà tiền tiếp xúc.

Ông nhận thấy rằng những người gần gũi nhất với chế độ trị vì-cụ thể là những người giàu có-được hưởng lợi trước tiên và nhiều nhất từ việc phân phối tiền tệ. Ông cũng nhận thấy rằng những người ở xa các quyền lực của chính phủ nhất bắt đầu trải qua sự chuyển đổi về tiền bạc có tác động tiêu cực đến họ.

Sự tác động này có thể diễn ra như thế nào? Chính là tác động của tiền đối với giá cả dẫn đến sự chuyển đổi tai ác của nó.

Ông Cantillon ví điều này giống như việc tăng gấp đôi lượng nước trong một con sông.

BM

“Tăng gấp đôi số lượng tiền trong một quốc gia, giá cả của sản phẩm và hàng hóa không phải lúc nào cũng tăng gấp đôi. Con sông, chảy và uốn lượn trong lòng của nó, sẽ không chảy với tốc độ gấp đôi khi lượng nước tăng gấp đôi.”

Về mặt thực tế (và hãy nhớ rằng tiền ở thời của ông dựa trên vàng), ông nhận thấy rằng những người giàu nhất có khả năng tiếp cận gần nhất và tức thì nhất với sự giàu có từ mỏ có thể chi tiền cho những món đồ xa xỉ trước phần còn lại của dân số.

Nhu cầu về một số loại hàng hóa bắt đầu đẩy giá cả lên cao hơn, một sự gia tăng lạm phát nhỏ trong giá hàng hóa. Nhưng vào thời điểm “vận tốc” của tiền đến với dân chúng, hầu hết sẽ phải trả giá cao hơn cho một số loại hàng hóa mà nguồn cung hiện đang bị thắt chặt hơn vì sự mua sắm ào ạt ban đầu của những người giàu có.

Trong nền kinh tế pháp định ngày nay, cấu trúc thể chế của chính phủ không phải là quá khác biệt.

Trong khi ông Cantillon đã sử dụng phép so sánh về dòng sông trong cuốn sách của mình, nhà kinh tế học người Áo Friedrich Hayek lại mô tả tiền từ một góc độ khác, sử dụng một phép so sánh khác: mật ong. Khi quý vị rót mật ong lên một bề mặt, mật ong phân bố không đều. Mật ong tụ lại ở nơi bị rơi xuống và dần dần lan rộng ra, mặc dù không đồng đều.

BM

Theo các thuật ngữ hiện đại hơn, lần này đề cập đến sự mở rộng cung tiền (như được hiển thị ở trên), các công ty lớn và ngân hàng thường nhận được khoản đầu tiên về “sự giàu có” mới được phát hành.

Các công ty lớn và các ngân hàng cho vay, phát hành các khoản vay, và thực hiện nhiều khoản đầu tư khác nhau-tất cả đều ở mức giá chưa bị ảnh hưởng bởi dòng tiền khổng lồ sắp đi vào nền kinh tế. Nhưng sau đó, giá bắt đầu tăng cao trước khi số tiền mới được phát hành chảy xuống phần còn lại của nhóm dân số ít giàu có hơn.

Vào thời điểm tiền đến tay nhóm dân số ít giàu có hơn, thì giá cả cao hơn đang chờ đợi, có nghĩa là “giá trị” của số tiền những người này nhận được đã bị xói mòn do sức mua của tiền giảm. Những người này sẽ không được hưởng lợi từ tiền theo cách mà những người gần nhất với tiền (tức là những người giàu có) đã được hưởng lợi.

Và theo cách này, cùng với những cách khác, việc phân phối tiền mới, tuy nhiên, lại là một sự “phân phối lại” của cải từ người nghèo sang người giàu.

Những kỹ sư trưởng về bất bình đẳng và phân phối lại của cải

BM

Các ngân hàng trung ương kiểm soát hầu hết lượng cung tiền. Các ngân hàng trung ương xem vai trò của mình là bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách phát hành số lượng lớn cho các ngân hàng lớn. Giả định là các ngân hàng sẽ tăng lượng tiền có sẵn cho dân chúng.

Nhưng một lần nữa, thời điểm phân phối trong chuỗi giao dịch dài tạo ra sự khác biệt lớn về “chất lượng (sức mua)” của số tiền được phân phối.

Không có gì đáng ngạc nhiên, đối với hầu hết người Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang là một bộ phận cố định khó hiểu trong bối cảnh tiền tệ của quốc gia. Sự vận hành của Cục Dự trữ Liên bang hầu như không được công chúng có khuynh hướng chi phối hiểu rõ, và do đó, các hành động của Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa bị nghi ngờ.

BM

Tuy nhiên, những người nhận thức được những gì các ngân hàng trung ương làm sẽ lập luận rằng các ngân hàng trung ương là các kỹ sư trưởng của việc phân phối lại của cải và do đó, là sự bất bình đẳng. Những nhà phê bình đó hầu như không tìm được khán giả trong số dân có khuynh hướng chi phối. Và vì vậy, guồng quay [của tiền] được tiếp tục

Bài học ở đây là đơn giản, và bài học này nhắm vào những người chưa hiểu các cơ chế cơ bản có thể làm suy yếu việc theo đuổi sự tự do và tăng trưởng tài chính của họ. Có một trò chơi nghiêm túc đang diễn ra ở đây. Trò chơi này có tuổi đời hàng thế kỷ, và nhiều người đã sống cả đời mà không bao giờ nhận ra trò chơi này.

Để độc lập về mặt tài chính, bài học này giúp quý vị thấy được tiền thực sự vận hành như thế nào—về mặt chức năng và thực tế (không phải về mặt lý thuyết, ý thức hệ, hay duy tâm). Mặc dù có nhiều cách để bảo toàn và phát triển vốn của quý vị bất chấp guồng quay chiếm đoạt theo kiểu Cantillon này, nhưng một loại tài sản luôn được tính đến trong bảng thao túng tiền tệ—ít nhất là trong lịch sử 5,000 năm—là vật chất (không theo mã CUSIP) bạc và vàng. Nó đã và có lẽ sẽ luôn là nền tảng cơ bản của giá trị tiền tệ nội tại.

BM

Liên hệ với chúng tôi theo số 833-GSI-GOLD. Quý vị sẽ nhận được một bản sao miễn phí của Hướng dẫn sống sót sau lạm phát phi mã của chúng tôi và bí mật mà các chủ ngân hàng không muốn quý vị biết, “Danh sách CUSIP Vàng & Bạc có thể hoán đổi,” miễn phí. GSI Exchange là một doanh nghiệp được công nhận bởi BBB nằm ở Palm Beach, Florida, được Hội đồng Tài chính Forbes liệt kê và Platinum Dun & Bradstreet đã xác minh. Gọi 833-GSI-GOLD hoặc truy cập chúng tôi trên web tại GSIExchange.com để biết thêm thông tin hoặc thiết lập một tài khoản để chuyển tiền tiết kiệm thành vàng hoặc bạc và chuyển IRA hoặc 401 (k) thành tài khoản IRA kim loại quý, miễn thuế và không bị phạt.



Anthony Allen Anderson, Senior Partner của GSI Exchange  _  Chánh Tín

BM

Cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã thất bại
Xin OPEC tăng thêm dầu! _ Chưa có lãnh tụ nào ngố như thế!
Phản ứng của TT Biden trước sự sụp đổ Afghanistan
Kabul chưa đánh đã hàng _ có giống Chiến tranh Việt Nam?
Cú hích kinh tế mới nhất của Biden "the EU failings"
Hơn 60 quốc gia yêu cầu Taliban
Một Thế Vận Hội quái lạ độc nhất vô nhị
Donald Trump biết ai đã giết Ashli Babbitt
Người Mỹ đang mắc nợ và bầy kền kền đang liệng vòng quanh
Cánh Tả đã sử dụng COVID-19 để khiến Hoa Kỳ phá sản như thế nào
Xã Hội Chủ Nghĩa trong chính trị Hoa Kỳ
Những vết cắt không tuôn máu
Các chất làm ngọt nhân tạo phá huỷ đường ruột của bạn như thế nào?
Nghe lời cao cả _ sao chỉ thấy rùng mình
Thời trang mùa hè lấy cảm hứng từ những năm 1930
Những ‘mệt mỏi’ mà bạn đang có là do đâu?
Tại sao trải nghiệm cận tử lại cuốn hút người ta?
No China Virus _ No China Vaccine…
Quốc lộ A1 oằn lưng gánh dòng người chạy dịch về quê
Tản mạn về Bánh mì

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.