Trải nghiệm khi cái chết cận kề không phải là một hiện tượng mới. Theo Plato, Socrates đã từng một lần trải qua như vậy. Pliny the Elder cũng ghi chép lại một câu chuyện tương tự (vào thế kỷ thứ nhất). Lịch sử đầy rẫy các câu chuyện về những người leo núi rơi khỏi vách đá và cảm thấy hạnh phúc thay vì nỗi kinh hoàng. Con người dường như luôn bị cuốn hút bởi ý nghĩa của những trải nghiệm cận kề cái chết này.
Khi Gregg Nome 24 tuổi, anh đã trượt chân rơi xuống dòng chảy hỗn loạn dưới thác nước và bắt đầu ngộp thở, cơ thể anh đập xuống đáy sông đầy cát. Những gì nhìn thấy khi đó đã làm anh ta ngạc nhiên. Trước mắt của anh tràn ngập những cảnh thời thơ ấu trong trẻo như pha lê, những điều mà anh dường như đã quên hết, sau đó là những cảnh đầu của tuổi trưởng thành. Những hình ảnh này đều rất sống động và rõ ràng như thật. Gregg Nome phải chăng là đang ôn lại những trải nghiệm trong quá khứ? Không hẳn là như vậy.
Trải nghiệm khi cái chết cận kề không phải là một hiện tượng mới. Theo Plato, Socrates đã từng trải nghiệm một lần như vậy; Pliny the Elder cũng từng ghi chép lại một trải nghiệm khác (vào thế kỷ thứ nhất). Lịch sử đầy rẫy các câu chuyện về những người leo núi rơi khỏi vách đá và cảm thấy hạnh phúc thay vì nỗi kinh hoàng. Người ta dường như luôn bị cuốn hút bởi ý nghĩa của những trải nghiệm cận kề cái chết này.
Những hình ảnh ký ức này hiện ra rất nhanh, gần như là cùng lúc, hết đợt này đến đợt khác, tuy nhiên Nome lại có thể xem từng cảnh một một cách độc lập. Thực tế là anh còn có thể nhận thức mọi thứ xung quanh: Dòng nước chảy xiết, lòng sông đầy cát, mọi thứ đều rực rỡ sống động.
Anh ta kể lại rằng mình có thể “nghe và nhìn theo cách mà chưa bao giờ có trước đây”. Hơn nữa dù mắc kẹt dưới nước, anh vẫn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái. Anh cho biết lúc đó các giác quan của mình nhất định là đã tĩnh lại bằng một cách nào đó, bởi vì sau đó anh ta liền có thể lí giải về thế giới này, thậm chí có thể hiểu được bản chất thực sự của vũ trụ. Cuối cùng thì những hình ảnh trước mặt cũng biến mất. Tiếp theo, “chỉ có bóng tối”, anh ta nói, “có một cảm giác tạm dừng trong thời gian ngắn, giống như một điều gì đó sắp sửa xảy ra”.
Alex Moshakis và bác sĩ tâm thần Bruce Greyson đã dành nhiều thập kỷ để nói với mọi người về trải nghiệm cận kề cái chết. Alex đã xuất bản một bài báo trên tờ The Guardian của Anh, kể lại cuộc đối thoại của anh với bác sĩ Greyson về những trải nghiệm cận kề cái chết. Bài báo này là một câu trả lời về điều gì sẽ xảy ra khi con người ta sắp tử vong, và chúng ta nên lựa chọn cách sống của mình như thế nào.
Dưới đây là một phần của bài báo:
4 năm sau trải nghiệm nói trên, vào năm 1985, Nome thuật lại câu chuyện này cho một nhóm tư vấn tâm lý trong một hội nghị ở bang Connecticut. Anh đã sống sót, nhưng giờ anh hy vọng có thể giải thích tại sao trong thời khắc sinh tử cận kề, cơ thể và tâm trí của anh lại có trải nghiệm như vậy. Hội nghị được tổ chức bởi Bruce Greyson, người hiện là giáo sư danh dự về tâm thần học tại Đại học Virginia. Một số thành viên của nhóm tư vấn tâm lý đã đến sau khi nhìn thấy quảng cáo của giáo sư Greyson trên tờ báo địa phương. Khi Nome kể chuyện, hơn ba mươi người, bao gồm cả ông Greyson, ngồi thành một vòng tròn, họ chăm chú lắng nghe và gật đầu.
Giáo sư Greyson đã nghe nói về những câu chuyện như vậy trong nhiều năm. Vào những năm 1960, tại thời điểm một tháng sau khi ông được đào tạo về tâm thần học, ông đã “đối mặt với một bệnh nhân tuyên bố mình đã rời khỏi cơ thể”. Bệnh nhân này bất tỉnh trên giường bệnh, nhưng lại mô tả chính xác những gì đã xảy ra “trong một căn phòng khác”. Điều này khiến ông ấy cảm thấy không thể hiểu nổi.
Linh hồn rời khỏi cơ thể?
“Tôi lớn lên trong một gia đình tin tưởng vào khoa học”, ông nói trong video hội nghị, “Cha tôi là một nhà hóa học. Trong quá trình tôi lớn lên, thế giới vật chất là tất cả”. Ông ấy cho rằng chắc hẳn ai đó đã truyền tin cho người bệnh. Ông cũng nghĩ, “Điều đó có nghĩa là gì, rời khỏi cơ thể?”
Ảnh minh họa linh hồn rời khỏi cơ thể.
Trong nhiều năm, giáo sư Greyson đã cố gắng phớt lờ câu hỏi này, nhưng những người đã kinh qua trải nghiệm phấn khích ở một thế giới khác như thế lại liên tiếp xuất hiện trước mặt ông. Người thì được các bác sĩ tuyên bố là đã chết lâm sàng, người thì được cho rằng đã cận kề cái chết, nhưng sau đó đã đấu tranh và sống trở lại. Trong cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1975 mang tên “Life After Life”, ông Raymond Moody, một bác sĩ tâm thần từng là đồng nghiệp của giáo sư Greyson, đã gọi những sự kiện này là “trải nghiệm cận tử”, cụm từ này khiến người ta ấn tượng rất sâu.
“Tôi nhận ra rằng nó không phải chỉ có ở một bệnh nhân.” Giáo sư Greyson nói, “Đây là một hiện tượng phổ biến”.
Ông bị thu hút bởi tính xác thực của những trải nghiệm này và những vấn đề mà chúng mang tới, bao gồm cả những vấn đề gay gắt nhất: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết? “Tôi bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu”, Ông nói, “Trong suốt 50 năm nay, tôi luôn cố gắng để hiểu những hiện tượng này”.
Giáo sư Greyson hiện đã 74 tuổi. Ông cho biết, trong nhiều năm qua, ông đã thu thập hàng trăm câu chuyện về trải nghiệm cận kề cái chết, có người chủ động kể lại câu chuyện của mình sau khi biết về nghiên cứu của ông, cũng có người là bệnh nhân mà ông tình cờ gặp được ở bệnh viện. Quá trình mà ông thực hiện gần như là như nhau: Ông đi ngang về phía giường bệnh, thu thập thông tin một cách lịch sự. “Tôi sẽ hỏi: ‘Điều cuối cùng mà anh nhớ được trước khi rơi vào trạng thái hôn mê là gì?’”, Ông nói, “Câu hỏi tiếp theo là ‘anh còn nhớ được điều gì sau đó không?’, cuối cùng là: ‘Chuyện gì đã phát sinh trong khoảng thời gian đó?’”.
Ông cho biết không phải ai cũng có thể trả lời những câu hỏi này, hầu hết mọi người đều ngây ra nhìn ông ấy. “Nhưng khoảng 1/5 người sẽ nói, ‘À, anh biết đấy, tôi nghĩ rằng tôi đã nhìn thấy cha mình, ông ấy đã mất được 20 năm rồi’, tôi nói, ‘Xin hãy cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra sau đó?’ Cuối cùng, tôi mới để họ đi…”
Phải chăng lúc đó người ta hoàn toàn chìm đắm vào cõi vĩnh hằng?
Giáo sư Greyson đã giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn “After”, cuốn sách biên soạn từ một loạt các nghiên cứu điển hình. Từng trường hợp ở trong đó đều được mô tả rất bí ẩn, giống như những gì chúng ta thấy trên TV và sách, nhưng chúng đều có chung một chủ đề. Sau khi một phần thuốc mê “mất tác dụng”, một bệnh nhân nhớ lại rằng: “Tôi thấy mình ở trên một bãi cỏ, với đầu não và ý thức hoàn toàn tỉnh táo”, Cô nói tiếp rằng bãi cỏ “được thắp sáng bởi một loại ánh sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng mà tôi chưa từng thấy trước đây”, “Mọi loài cây đều tỏa ra ánh sáng dịu dàng từ bên trong mình”.
Giáo sử Greyson nói rằng hầu hết các tình tiết được mô tả đều là cảm giác bất ngờ trong trạng thái minh mẫn và một loại cảm giác hạnh phúc nào đó. Một số người kể lại trải nghiệm về linh hồn xuất khiếu (vị trí giữa trán, bên trên mí mắt), hoặc nói rằng họ đã đi qua một đường hầm rất dài. Có người nhìn thấy một thực thể mà họ tin là Chúa hoặc Thượng đế, cũng có vài người nhìn thấy người nhà đã mất từ lâu. Một số người cảm thấy rằng thời gian bị bóp méo, giống như nó có thể co giãn.
Có một lần, một cảnh sát suýt chết trong một cuộc phẫu thuật đã hỏi giáo sư Greyson, “Anh làm thế nào để mô tả trạng thái vĩnh cửu, trạng thái mà từ thời điểm này đến thời điểm khác, tất cả mọi thứ đều không hề thay đổi, đều vẫn như cũ, và anh hoàn toàn đắm chìm ở trong vĩnh hằng?” Một người khác nhớ lại rằng: “Năng lượng linh hồn của bản thân tôi giống như một con cá voi khổng lồ đang ngao du ở trong biển cả”.
Ảnh minh họa linh hồn của một người phụ nữ rời khỏi thể xác.
Không cách nào tìm thấy ngôn ngữ thích hợp để mô tả trải nghiệm cận kề cái chết.
Là một bác sĩ tâm thần, việc mà ông Greyson có thể làm là cung cấp điều kiện thuận lợi cho “những người trải qua cảm giác cận kề cái chết” kể lại những trải nghiệm khó tin, nhưng ngay cả khi bệnh nhân cố gắng, họ vẫn rất khó tìm được ngôn ngữ thích hợp để mô tả.
Ông nói, “Khi tôi nói chuyện với họ, điều đầu tiên họ nói là: “Tôi không thể diễn tả nó bằng lời.
Tôi không cách nào mô tả nó”.
Có một người đã trải qua cảm giác cận kề cái chết giải thích rằng, rất khó để mô tả trải nghiệm của cô ấy bởi vì chúng ta đang sống trong một không gian ba chiều, còn những gì cô ấy nhìn thấy ở ranh giới giữa sự sống và cái chết thì dường như vượt quá không gian này. Greyson phát hiện đôi khi họ chuyển sang vẽ tranh hoặc sử dụng âm nhạc để nhớ lại các sự kiện, như thể ý nghĩa thực sự chỉ có thể được chia sẻ thông qua các phương thức phi ngôn ngữ. Một người được phỏng vấn từng nói với Greyson rằng việc nhớ lại trải nghiệm cận kề cái chết của anh ta giống như cố gắng “vẽ nên mùi hương bằng bút chì màu”, nghĩa là cơ bản là không thể.
Trong cuộc trò chuyện, giáo sư Greyson thường sẽ hỏi, “Đây là những khoảnh khắc cuối cùng của ý thức? Hay những khoảnh khắc bắt đầu của thế giới bên kia?”
Ông biết rằng những sự việc này là không thể xác nhận. “Chúng ta không thể nghiên cứu các vị thần linh”, Ông vừa nói vừa mỉm cười. Nhưng ông vẫn cảm thấy khó có thể phủ nhận những lời giải thích kỳ lạ này, ngay cả khi dữ liệu của chúng không đầy đủ.
“Theo tôi, khả năng lớn nhất là tâm trí có thể đã tách rời khỏi não bộ ở một mức độ nào đó”, Ông nói, “Nếu đây là sự thật, có lẽ tâm trí vẫn còn hoạt động sau khi bộ não tử vong”. “Nhưng nếu tâm trí không ở trong não, thì nó ở đâu? Nó là gì?”
Không ai thực sự biết điều gì xảy ra sau khi người ta tử vong, nhưng có rất nhiều người đã kể lại những gì họ được trải qua khi cận kề cái chết.
Tín ngưỡng tinh thần thường liên quan đến mong muốn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích trong vũ trụ
Trải nghiệm khi cái chết cận kề không phải là một hiện tượng mới. Theo Plato, Socrates đã từng một lần trải qua như vậy. Pliny the Elder cũng ghi chép lại một câu chuyện tương tự (vào thế kỷ thứ nhất). Lịch sử đầy rẫy các câu chuyện về những người leo núi rơi khỏi vách đá và cảm thấy hạnh phúc thay vì nỗi kinh hoàng. Con người dường như luôn bị cuốn hút bởi ý nghĩa của những trải nghiệm cận kề cái chết này.
Alex từng hỏi liệu nghiên cứu của giáo sư Greyson có làm thay đổi cách suy nghĩ của ông ấy hay không.
“Tôi không nghĩ rằng nó đã thay đổi mối quan hệ giữa tôi với những người khác”, Ông nói, “Ngoại trừ việc nó làm cho tôi cởi mở hơn và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng bất thường”. Là một bác sĩ tâm thần, ông biết thế nào là rối loạn tâm thần, nhưng ông nói rằng: “Tôi đã dễ dàng chấp nhận những ý tưởng khác thường mà không phải là điên rồ của họ, điều này khiến tôi có lương tâm hơn về những điều chưa biết”.
“Tôi đã không có bất kỳ tín ngưỡng tinh thần nào kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ”, Ông tiếp tục nói, “Và tôi vẫn không chắc mình có hiểu được ý nghĩa của tín ngưỡng tinh thần hay không.
Sau 40, 50 năm làm công việc này, giờ đây tôi tin rằng sinh mệnh không chỉ là cơ thể của chúng ta. Tôi nhận ra rằng chúng ta có một phần phi vật chất. Đó có phải là tinh thần không?
Tôi không chắc. Tín ngưỡng tinh thần thường liên quan đến việc tìm kiếm một sinh mệnh vĩ đại hơn chính mình, tìm kiếm ý nghĩa và mục đích của mình trong vũ trụ. Vâng, tất nhiên tôi có ý nguyện như vậy rồi”.
Ngô Úy & Lâm Nghiên _ Xuân Hoàng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.