Người dân Mỹ hiện đang mắc nợ sâu hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử của quốc gia chúng ta. Đặc biệt nghiêm trọng là các khoản nợ tăng lên từ các khoản phải trả vay thế chấp quá hạn, các khoản vay sinh viên, và các chi phí y tế. Trên thực tế, nợ về y tế là một trong những nguyên nhân thường được nhắc đến nhiều nhất của các vụ phá sản cá nhân ở Hoa Kỳ, và tình hình chỉ trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ đại dịch.
Vì vậy, có gì ngạc nhiên khi những đầu óc tội phạm quay sang lừa đảo để bóc lột những người đang khốn khổ về tài chính?
“Đừng ngắt kết nối,” giọng của cuộc gọi tự động ra lệnh một cách nghiêm nghị. “Trường hợp của quý vị đã được chuyển đến cơ quan thực thi pháp luật vì không thanh toán. Một lệnh bắt giữ quý vị đang được ban hành.”
Hàng triệu người đã nhận được những cuộc gọi điện thoại giả được ghi âm trước này, được thiết kế sao cho người nghe không ngắt máy để phải hiểu được mối đe dọa là gì. Từ điện thoại cố định nhà quý vị đến điện thoại di động, chồng tôi và tôi nhận được ít nhất một cuộc mỗi ngày, mặc dù chúng tôi đã gia nhập Cơ quan đăng ký không gọi điện của Ủy ban Thương mại Liên bang vào năm 2003.
Nhiều cuộc gọi có nguồn gốc là “cuộc gọi tự động quay số.” Đó là cuộc gọi được đặt bởi một hệ thống gọi đi tự động quay số điện thoại cho đến khi nó đạt được một kết nối. Sau khi quý vị nói, “Xin chào…” quý vị sẽ nghe thấy sự im lặng trong giây lát khi hệ thống nhanh chóng chuyển cuộc gọi này đến cho một tác nhân [để tiếp tục]. Công nghệ này có các tính toán nội bộ phức tạp giúp dự đoán chính xác thời điểm thích hợp để thực hiện cuộc gọi trùng với sự có mặt sẵn sàng của một trong các tác nhân [trực máy].
Các tổ chức thu hồi nợ hợp pháp cũng sử dụng các chiến lược gọi ra ngoài như thế này, và nếu quý vị nợ tiền thì quý vị sẽ phải trả lại. Nhưng cho dù người gọi là một nhà thu nợ chính hiệu hay một nghệ sĩ lừa đảo, có những luật lệ mà những người thực hiện cuộc gọi này phải tuân theo.
Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng Điện thoại năm 2015 tuyên bố rằng bất kỳ người đòi nợ nào thúc đẩy một cuộc gọi qua hệ thống gọi tự động đều phải tuân theo luật nghiêm ngặt quản lý những gì họ có thể và không thể làm. Thật không may là, vào năm 2018, Đạo luật này đã bị tòa án liên bang loại bỏ vì quá bao quát.
Ngày nay, các con nợ vẫn được bảo vệ theo Đạo luật Thực hành Thu hồi Nợ Công bằng. Nhân viên thu nợ không được phép đe dọa bắt quý vị, giả vờ làm việc cho cơ quan chính phủ, cố gắng đòi một khoản nợ mà quý vị không thực sự mắc nợ, tiếp tục quấy rối quý vị hoặc công khai bêu xấu quý vị bằng cách công bố tên của quý vị. Người vi phạm có thể bị phạt tới 500 USD cho mỗi cuộc gọi bất hợp pháp. Nếu điều này đang xảy ra với quý vị, hãy ghi lại thời gian và số điện thoại đã gọi cho quý vị, yêu cầu thông tin công ty của những kẻ vi phạm và báo cáo kẻ vi phạm với văn phòng tổng chưởng lý tiểu bang của quý vị .
Ủy ban Viễn thông Liên bang cho biết họ nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng về cuộc gọi tự động hơn bất kỳ thứ gì khác và Uỷ ban này đã ban hành các lệnh phạt hàng trăm triệu dollar đối với những người gọi điện bất hợp pháp. Vào tháng 01/2020, Tổng thống Donald Trump khi đó đã ký Đạo luật Răn đe và Thực thi đối với Tội phạm Lạm dụng qua Điện thoại Tự động. Luật này quy định mức phạt lên đến 10,000 USD cho mỗi cuộc gọi bất hợp pháp. Luật này cũng yêu cầu các công ty truyền thông như Verizon, T-Mobile và AT&T áp dụng công nghệ để giúp người tiêu dùng xác định các cuộc gọi quấy rầy bằng cách sử dụng số giả.
Tất cả những biện pháp bảo vệ này đều được áp dụng, nhưng tôi vẫn nhận được thường xuyên — và tôi chắc rằng quý vị cũng nhận được — những cuộc điện thoại khó chịu và đôi khi là đáng sợ này. Tại sao chúng không thể bị dừng lại? FTC và FCC được cho là đã vào cuộc, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cam kết giúp đỡ, luật liên bang nhằm ngăn chặn hành vi này và các văn phòng tổng chưởng lý của tiểu bang cho biết họ đang “đi đầu trong việc thực thi luật không được gọi điện.” Có thật thế không?
Chúng ta là một quốc gia của những người thông minh, vậy tại sao chúng ta không thể tìm ra cách để ngăn chặn sự quấy rối từ những kẻ đòi nợ vô đạo đức, những tên tội phạm cướp bóc người Hoa Kỳ, và tất cả những người tiếp thị phiền toái qua điện thoại?
Vấn đề này sẽ không biến mất. Các chuyên gia ước tính rằng vào cuối năm nay, chúng ta sẽ phải chịu đựng hơn 51 tỷ sự làm phiền gây khốn khổ này. Việc phạt tiền vẫn chưa ngăn chặn được các cuộc gọi, vậy còn việc áp dụng thời gian tù có ý nghĩa đối với những người phạm tội nặng nhất thì sao?
Và mặc dù tôi không có đầu óc công nghệ, nhưng đối với tôi, dường như những cuộc gọi này không thể xảy ra nếu không có đường dây điện thoại. Chẳng phải mọi nỗ lực đều nên tập trung vào giải pháp nhãn tiền rõ ràng là làm thế nào để ngăn chặn quyền truy cập điện thoại của những nhân vật đáng nghi vấn?
Vào thời điểm mà người dân Hoa Kỳ đang vật lộn để phục hồi sau những khó khăn về tài chính và tâm lý của đại dịch, điều cuối cùng những nhân vật đáng ngờ này cần là để hoạt động phi pháp, gây căng thẳng thần kinh và không mong muốn phổ biến này tiếp tục. Có ai ở Hoa Thịnh Đốn đang nghe thấy không?
Bà Diane Dimond là một tác giả và nhà báo điều tra. Cuốn sách mới nhất của cô ấy là “Suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp tội ác và công lý”.
Diane Dimond _ Lưu Đức
***
Một phụ nữ Việt suýt bị nhóm giả IRS lừa đảo
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.