Thursday, October 4, 2018

Chúng ta sẽ đối mặt với ngày tàn của sô cô la?

baomai.blogspot.com
Nhu cầu sô cô la của Ấn Độ đang bùng nổ - gần 230.000 tấn được tiêu thụ trong năm 2016, tăng 50% so với năm 2011

Giá trị sô cô la toàn cầu tiếp tục tăng lên mức cao mới và các thị trường mới và lớn đang nổi lên, nhưng những nhà sản xuất đang gặp khó khăn. Ta có nên lo hay không?

Không còn sô cô la nữa vào năm 2050? Một số bài báo gần đây cho biết chúng ta đang đi vào một cuộc khủng hoảng lớn về sô cô la.

baomai.blogspot.com
  
Giá trị thị trường sô cô la toàn cầu tiếp tục đạt mức cao mới, có khả năng tăng gấp đôi vào năm 2025 so với năm 2015. Sự tiêu thụ lớn chủ yếu là do lợi ích sức khỏe như chống lão hóa, chống oxy hóa, giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp và những tác dụng khác.

Vậy vùng nghiện sô cô la lớn nhất nằm ở đâu? Theo truyền thống, hơn một nửa sô cô la sản xuất ra được tiêu thụ ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Đất nước ưa đồ ngọt nhất trên thế giới là Thụy Sĩ, với bình quân tiêu thụ hơn 8kg sô cô la trên đầu người năm 2017.

Thị trường mới về sô cô la

baomai.blogspot.com
  
Nhưng mặc dù các thị trường đã phát triển đang đi đầu trong niềm đam mê sô cô la, nhưng cơ hội tăng trưởng trong tương lai có thể ở nơi khác. Một hướng nhìn là về phía Trung cộng và Ấn Độ, với số dân mỗi nước trên một tỷ người. Việc đô thị hóa nhanh, một tầng lớp trung lưu đang phát triển và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng đã kích thích ăn sô cô la ngày càng nhiều.

Ấn Độ hiện là một trong những thị trường sô cô la phát triển nhanh nhất, với nhu cầu tăng đều đặn trong những năm qua. Năm 2016, hơn 228.000 tấn đã được tiêu thụ, tăng 50% so với năm 2011. Người Ấn Độ có thói quen ăn ngọt và sô cô la đã trở thành một trong những món ăn yêu thích của họ vì một số người cho nó là lành và không ngần ngại dùng sô cô la để ăn vặt.

baomai.blogspot.com
Trong khi sự tiêu thụ của Trung cộng tụt lại phía sau thì các nước như Ấn Độ, mọi thứ đang thay đổi.
 
Đối với Trung cộng, sau cải cách kinh tế vào đầu những năm 1980, sô cô la được coi là một món ăn quý hiếm. Kể từ đó, đất nước này đã tụt hậu so với những nước khác trong tiêu thụ sô cô la, với mức tiêu thụ dưới 1kg một năm ở một người trung bình.

Nhưng mọi thứ đang thay đổi khi các xu hướng mới như "văn hóa cà phê" nổi lên, ảnh hưởng đến cách thức sô cô la được sử dụng và tiêu thụ. Ngoài ra, hàng triệu người Trung cộng giàu có mua trực tuyến các món ngon chất lượng cao của nước ngoài, đẩy các nhà bán lẻ như Alibaba phải suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh của họ để giữ vị trí đứng đầu trong việc cạnh tranh.

Sản xuất sô cô la bị đe dọa

baomai.blogspot.com
  
Tuy nhiên, các nhà sản xuất sô cô la đang gặp khó khăn. Ca cao, cái cây tinh tế phía sau của sô cô la cần khí hậu nhiệt đới ẩm ướt và bóng mát của rừng nhiệt đới, đã hạn chế diện tích ta có thể trồng nó. Các khu vực hàng đầu được tìm thấy ở Tây Phi, với Bờ Biển Ngà và Ghana đóng góp hơn 50% sản lượng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, do hậu quả của sự nóng lên toàn cầu, việc trồng ca cao ở những khu vực này dự kiến sẽ phải di chuyển lên cao để duy trì điều kiện phát triển tối ưu. Khó khăn là những diện tích đất này là hạn chế vì nhiều địa điểm hiện đang bị cấm canh tác hoặc có thể không phù hợp để trồng ca cao.

Kẻ thù của cây ca cao có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau, hai kẻ thù là bệnh và dịch. Các ước tính cho thấy những rắc rối này gây ra tổn thất hàng năm từ 30% đến 40% tổng sản lượng ca cao toàn cầu.

baomai.blogspot.com
  
Vào tháng 6 năm nay, Bờ Biển Ngà đã thông báo họ sẽ phải phá bỏ toàn bộ diện tích trồng ca cao 100.000 ha bị nhiễm vi-rút gây rộp chồi cây để ngăn chặn nó lan rộng hơn nữa. Sẽ mất ít nhất 5 năm trước khi khu vực này có thể được trồng lại.

Do các mối nguy hại "tự nhiên" cộng với việc biến động giá cả, người nông dân trồng ca cao đang xem xét chuyển sang các giải pháp thay thế có khả năng sinh lời và dễ sản xuất hơn.

baomai.blogspot.com
  
Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn thứ ba thế giới, đã giảm sản lượng ca cao từ năm 2010 do thời tiết xấu và cây bị già hóa. Do đó, một số nông dân chuyển sản xuất sang các loại cây trồng như ngô, cao su hoặc cọ lấy dầu.

baomai.blogspot.com

Đầu năm nay, Bờ Biển Ngà đã thông báo sẽ phá bỏ toàn bộ diện tích trồng ca cao 100.000 ha bị nhiễm vi-rút

Nhà sản xuất hướng về phía đông và nam

Những mối đe dọa chung và nhu cầu cao của các thị trường mới đang gửi một tín hiệu rõ ràng tới các nhà sản xuất cacao lớn.

baomai.blogspot.com
  
Ghana, nhà cung cấp ca cao lớn thứ hai trên thế giới, trông chờ ở Châu Á và đặc biệt là Trung cộng là "điều to lớn" tiếp theo. Để thúc đẩy sản xuất ca cao hàng năm của mình, Ghana đang cố gắng để có được một khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD từ Eximbank của Trung cộng. Sự hợp tác này, được hỗ trợ của chính phủ cả hai nước vì quyền lợi chung, là hiển nhiên, và được thể hiện ở thị trường tiềm năng về sô cô la ở Trung cộng.

Các điểm "nóng" khác được tìm thấy ở khắp Trung Đông và Châu Phi. Tiểu Vương Quốc A-Rập Thống Nhất và Ả-Rập Xê-út là những nước dẫn đầu về chi tiêu cho sô-cô-la theo đầu người, cao hơn hẳn mức trung bình của vùng này. Người tiêu dùng ở các thị trường này coi sô cô la là biểu tượng của sự giàu có, thúc đẩy nhu cầu tìm đến các thương hiệu cao cấp.

baomai.blogspot.com
  
Bánh kẹo sô cô la ở Algeria cũng được tiêu thụ mạnh vì những lý do khác nhau. Theo tờ Euromonitor, người Algeria coi sô cô la là chất tăng cường năng lượng, làm cho việc tiêu thụ cá nhân phát triển mạnh, đặc biệt là trong giới trẻ, trong khi nó lại ít được dùng làm quà tặng.

Sô cô la bền vững có là một thực tế không?

baomai.blogspot.com
Các nhà sản xuất địa phương ở châu Phi muốn có nhiều ảnh hưởng hơn đối với giá ca cao toàn cầu, mà họ nói sẽ bảo vệ tốt hơn cho nông dân địa phương.

Các nhà sản xuất sô cô la lớn nhất đang tham gia tích cực vào các sáng kiến bền vững như Rainforest Alliance, UTZ và Fairtrade. 

baomai.blogspot.com
  
Mars Wrigley Confectionery ở Mỹ, công ty sản xuất kẹo hàng đầu thế giới về doanh số ròng năm 2017, dành 1 tỷ USD tài trợ để giúp tạo ra nhiều cây ca cao chịu được nóng hơn. Hơn nữa, trong năm 2009, Mars là công ty sô cô la lớn đầu tiên cam kết 100% ca cao được chứng nhận vào năm 2020, sau đó là các đối thủ cạnh tranh của nó là Hershey, Ferrero và Lindt.

baomai.blogspot.com
  
Hãng Mondelez International cũng muốn tất cả cacao của nó là bền vững. Milka là thương hiệu mới nhất để tham gia vào Cocoa Life, ra mắt vào năm 2012, nhằm trao quyền cho nông dân trồng ca cao.

Trong khi những sáng kiến này là một bước tiến lớn, các bên liên quan của chuỗi cung ứng chính thừa nhận rằng họ không đủ khả năng để đưa nông dân trồng cacao thoát khỏi đói nghèo, một trong những vấn đề lớn mà họ phải đối mặt. Một ví dụ là Bờ Biển Ngà, một quốc gia chính sản xuất ca cao. Một nông dân trồng ca cao được UTZ chứng nhận sẽ chỉ kiếm thêm thu nhập hàng năm là 84-134 euro ($ 99- $ 158) - cao hơn khoảng 16% so với người không được chứng nhận.

Các ràng buộc khác xuất hiện, chẳng hạn như phạm vi chứng nhận bị giới hạn. Nông dân phải là thành viên của hợp tác xã để hưởng lợi hoàn toàn từ quá trình này. Trong trường hợp của Bờ Biển Ngà, chỉ có khoảng 30% trong số họ hiện đang trong hợp tác xã. Một khó khăn khác nữa là đảm bảo rằng không có lao động trẻ em nào bị sử dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng- một điều không thể kiểm soát được về cơ bản.

baomai.blogspot.com
  
Những nhà sản xuất ca cao tại Châu Phi có kế hoạch riêng của họ, với một sáng kiến kiểu như OPEC được công bố. Họ muốn có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá ca cao toàn cầu bằng cách phối hợp tốt hơn các mức độ sản xuất và chính sách bán hàng giữa các quốc gia. Điều này có thể bảo vệ tốt hơn cho những người nông dân trồng ca cao nhỏ mà họ dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi giá trên thị trường toàn cầu.

Trong khi những tuyên bố của một "sự kết thúc của sô cô la" đáng sợ có thể là thái quá tại thời gian này, nhưng những rủi ro là có thật và chúng ta cần phải chú ý đến chúng.

Thật lạc quan khi thấy rằng các bên liên quan chính trong quá trình sản xuất sô cô la đang hợp lực với sự đóng góp của bản thân họ. Nó có đủ để cứu vãn tương lai của sô cô la hay không là điều còn phải chờ đợi xem sao.



Jovana Stanisljevic

baomai.blogspot.com

Trường y khoa Nhật Bản thay đổi điểm thi để loại t…
Gần 10.000 người Việt phải tái di cư ở Kampong Chh...
Mỹ - Trung cộng: "Chúng ta là đối thủ!"
Trung cộng sử dụng chip nhỏ để xâm nhập vào các cô...
Năm thành phố đáng sống nhất thế giới 2018
Núi lửa phun ở Indonesia ít ngày sau động đất, són...
Đệ nhất Phu nhân Melania thăm nơi cầm giữ nô lệ ở ...
Đạo luật ủy quyền quốc phòng NDAA năm 2019
Có nên ăn lòng trứng đỏ mỗi ngày?
Thách thức nào với xe điện hiện nay?
Lòng tốt là một vòng tuần hoàn
Thông cáo báo chí của chiến dịch NOW
Thư của bạn trai cũ: "lời thề của Ford mâu thuẫn v...
Quân đội Mỹ quá phụ thuộc vào Trung cộng
Cảnh điêu tàn trong thế giới Ả-rập xưa và nay
Trung Hoa nhờ Mỹ mới tiến bộ
Nhà hàng dưới nước lớn nhất thế giới
Trump ký thỏa thuận với Canada, Mexico, từ chối TC...
Thảm họa động đất Indonesia qua ảnh
Người vẽ tranh biếm họa bị cáo buộc nhắm vào con g...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.