Thursday, June 10, 2021

Có một loại bình đẳng đáng để bảo vệ

 image

Trong Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta, Thomas Jefferson đã viết về một chân lý hiển nhiên “rằng tất cả mọi người đều được tạo ra bình đẳng, rằng họ được Tạo hóa ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được Sống, quyền Tự do và mưu cầu Hạnh phúc,” và lên án chính phủ muốn phá hoại những mục tiêu này.

 

Vì mức độ quan trọng của bản Tuyên ngôn, những người ký tên đã đặt những mục tiêu đó vào một tình huống mạo hiểm: cần phải có mức độ đồng thuận cao về ý nghĩa của cụm từ “được tạo ra bình đẳng” (đáng buồn là không bao gồm chế độ nô lệ). Tuy nhiên, kể từ đó, những cuộc thảo luận về bình đẳng đã trở thành nguồn gốc của sự hoang mang và mâu thuẫn.


image

Sách “Bảy tội lỗi kinh tế chết người” của James Otteson.

 

May mắn thay, một cuốn sách mới của James Otteson – “Bảy tội lỗi kinh tế chết người” (2021), được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Cambridge — cung cấp một phương tiện đưa cuộc thảo luận trở nên rõ ràng và đề cập đến một hình thức bình đẳng nhất quán với cả triết lý đạo đức và Tuyên ngôn của chúng ta.

 

Ông gọi đó là “nguyên tắc căn bản của hệ thống đạo đức bình đẳng”. Và khi ông kết hợp nó với các nguyên tắc kinh tế học tháng-đầu-tiên (vì tất cả những nguyên tắc kinh tế này đều được giới thiệu ở đầu mỗi lớp kinh tế học nhập môn), ông phát hiện ra rằng hết lần này đến lần khác, chính phủ vi phạm nguyên tắc căn bản đó.


image


Việc xác định “hệ thống đạo đức bình đẳng” (equal moral agency) như ý nghĩa nòng cốt của bình đẳng từ cả khía cạnh triết lý đạo đức và Tuyên ngôn là điều quan trọng. Một lý do giải thích cho điều này là bởi vì những người có niềm tin to lớn vào tự do từ lâu đã tìm kiếm “những từ ngữ hợp lẽ thường”, như Leonard Read đã đặt nó trong bài báo của mình bằng cái tên đó, bởi vì “ngôn ngữ của tự do rất xa lạ đối với những đôi tai từ lâu đã quen thuộc với các định nghĩa, khuôn sáo và tính hợp lý của thống kê, chủ nghĩa can thiệp, chủ nghĩa xã hội.” Và một phần lớn của sự tìm kiếm đó là để bù đắp những thông tin sai lệch đã chiếm ưu thế trong phần lớn các cuộc thảo luận chính trị của Hoa Kỳ và hàng loạt các hành động của chính phủ.

 

Ví dụ từ “chủ nghĩa tư bản”. Thuật ngữ này mô tả sai các hệ thống trao đổi tự nguyện bằng cách ám chỉ rằng các nhà tư bản là người duy nhất thực sự hưởng lợi; trong khi thực tế những người tiêu dùng của những doanh nghiệp đối thủ của những nhà tư bản này mới là những người thu lợi lớn nhất. Mọi người từ các chính trị gia đến Giáo hoàng có xu hướng coi chủ nghĩa tư bản lợi ích nhóm là một hình thức của chủ nghĩa tư bản, nhưng thực tế, đây là sự phủ nhận một trong những khía cạnh trung tâm của chủ nghĩa tư bản.


image


Tương tự, những khái niệm “thị trường tự do”, “thương mại tự do” và “tự do kinh tế” đã bị làm suy yếu bởi thực tế là thị trường đề ra các quy tắc buộc các thành viên phải thực thi, những người quảng cáo phải tuân theo các cam kết, và trao đổi buôn bán đi kèm với một cái giá phải trả, gây ra sự bóp méo các khái niệm. Ví dụ, hãy đọc cuốn “Chủ Nghĩa Tư Bản Giả Tạo” (Fake Capitalism) của Nicole Gelinas hoặc “Chủ Nghĩa Tư Bản: Lý Tưởng Không Xác Định” (Capitalism: The Unknown Ideal) của Ayn Rand hoặc tìm kiếm trực tuyến “các thuật ngữ khác cho chủ nghĩa tư bản”.


image


Những nỗ lực để làm rõ lý do tại sao “cách thức trao đổi tự do lại đúng đắn” bao gồm các đề xuất của Deirdre McCloskey về “cải tiến công nghệ và thể chế siêu tốc, được thử nghiệm bằng cách trao đổi không bắt buộc giữa tất cả các bên liên quan”, “cải tiến đã được thị trường kiểm nghiệm” hoặc “chủ nghĩa đổi mới”.

 

Nhưng tôi đặc biệt thích ý tưởng “bất cứ điều gì bình yên” (Anything That’s Peaceful) của Leonard Read từ cuốn sách cùng tên nổi tiếng nhất của ông; và sự phân biệt giữa nguyện ý trao đổi và không nguyện ý trao đổi trong chương 5 của cuốn sách “Deeper Than You Think” năm 1967 của ông. Dù dùng bất kỳ thuật ngữ nào để làm rõ [khái niệm bình đẳng], thật khó để phản bác thực tế là hiện tượng đánh tráo khái niệm phổ biến hơn nhiều trong thế giới ngày nay.


image


Hơn nữa, hãy nghĩ xem khái niệm “bình đẳng” đã trở nên méo mó như thế nào. Ottesen đề cập đến vấn đề này trong chương “Bình đẳng của cái gì?” (Equality of What) và trích dẫn lời của người đoạt giải Nobel Amartya Sen. Ottesen đã giải thích: “Sen lập luận rằng rất nhiều định nghĩa khác nhau về bình đẳng sẽ dẫn đến một khái niệm về bình đẳng mà gây tổn thất cho những định nghĩa còn lại… Do đó, không có cái gọi là ủng hộ bình đẳng hoàn toàn: chúng ta phải chỉ rõ loại bình đẳng nào chúng ta muốn, và sau đó chúng ta phải giải thích tại sao loại bình đẳng đó nên được đề cao hơn loại bình đẳng khác.”

 

Đặc biệt, ông chỉ ra một “quan niệm đặc biệt phổ biến và có ảnh hưởng về bình đẳng – cụ thể là bình đẳng về nguồn lực”, đây là quan niệm “không ai muốn và thậm chí có khả năng gây hại.”

 

Trong các trang tiếp theo, Otteson nói sâu hơn về sự đánh đổi giữa các ý nghĩa khác nhau của sự bình đẳng, dẫn ông đến cuộc thảo luận về hệ thống luân lý công bình với cái tên “Giá Trị Bình Đẳng Đáng Được Bảo Vệ” (An Equality Worth Defending). Và trong khi ông phát triển ý tưởng và ứng dụng của nó xuyên suốt cuốn sách, lập luận cốt lõi xuất hiện trên các trang 204–206. Hãy xem một đoạn trong đó:


image


“Có một loại bình đẳng mà nhất quán với việc coi tất cả con người là những sinh mệnh duy nhất và quý giá bởi phẩm chất đáng được tôn trọng của họ, và bằng một sự may mắn đáng kinh ngạc cũng nhất quán với các thể chế cần thiết để tạo ra sự phát triển phồn thịnh. Loại bình đẳng đó là bình đẳng về hệ thống đạo đức … có nghĩa là chúng ta phải tôn trọng mục đích của [người khác], giá trị và sở thích của họ, cũng như những hành động mà họ thực hiện trên cơ sở đó để phục vụ họ … không ai trong chúng ta nên xâm phạm hệ thống [đạo đức] của người khác và không ai được xâm phạm hệ thống của chúng ta… tất cả chúng ta phải có phạm vi mở rộng hệ thống [đạo đức] như nhau… Đó là sự bình đẳng có thể được bảo vệ không chỉ về mặt logic mà còn về mặt đạo đức”.

 

Một hình thức bình đẳng như vậy đòi hỏi các thể chế xã hội cộng đồng tương ứng, phải bảo vệ cái mà Otteson gọi là công lý, hay “Three Ps” (3 chữ P): cá nhân (không ai có thể hành hung, giết hại hoặc nô dịch chúng ta), tài sản (không ai có thể tịch thu, ăn cắp, xâm phạm hoặc phá hủy tài sản của chúng ta) và lời hứa (bảo vệ các hiệp hội, hợp đồng, trách nhiệm và lời hứa tự nguyện của chúng ta, để không ai có thể lừa dối chúng ta về thời gian, tài năng hoặc tiền bạc).”

 

Kết luận từ đây chính là “đạo đức đòi hỏi phải tôn trọng lời từ chối của người khác. Điều đó có nghĩa là những trao đổi duy nhất mà chúng ta có thể thực hiện phải dựa trên… sự hợp tác”, và “bình đẳng đạo đức là một con đường hai chiều”.


image


Otteson cũng lập luận rằng khái niệm hệ thống đạo đức bình đẳng có thể giúp chúng ta đánh giá [tính đúng đắn] của các tuyên bố như: chúng ta nên coi trọng “con người hơn lợi ích”; các thỏa thuận thị trường tự nguyện là về tính vị kỷ chứ không phải hợp tác; và thị trường tạo ra sự lệ thuộc thay vì ảnh hưởng lẫn nhau; cũng như các vấn đề khác.

 

Cuộc thảo luận của Otteson cũng rút ra rằng “kinh tế là yếu tố quan trọng để tạo ra một cuộc sống thịnh vượng có ý nghĩa và có mục đích cũng như các mối quan hệ đúng đắn giữa con người với con người – nói cách khác, bản chất của kinh tế là đạo đức.” Trên thực tế, ông gọi kinh tế học là “thiết yếu để đạt được không chỉ một trật tự kinh tế hợp lý mà còn cả một trật tự đạo đức hợp lý”.


Trong một thế giới mà “những gì có vẻ quan trọng đối với con người là… những giá trị đạo đức mà nó đại diện,” những lời chỉ trích về quyền cá nhân và tự do kinh tế thường được đưa ra dựa trên những sai lầm đạo đức giả định. Cuốn sách của ông như một sự hồi đáp đáng suy ngẫm, đáng tôn trọng và mạnh mẽ cho vấn đề này. Và ý tưởng về hệ thống đạo đức bình đẳng như một tiêu chuẩn phổ quát sẽ thúc đẩy chúng ta hướng tới sự thấu hiểu tốt hơn về cả thị trường và đạo đức so với những gì xung quanh chúng ta ngày nay. Và kết luận của tác giả thể hiện quan điểm đó:


image


“Nếu chúng ta coi trọng người khác nhiều như chúng ta coi trọng bản thân, chúng ta nên cho họ phạm vi tự do và trách nhiệm cá nhân cũng hào phóng như phạm vi mà chúng ta và mọi người khác được hưởng. Chỉ bằng cách đó, mọi người mới có thể tìm ra những cách thức cải tiến, tăng năng suất và sáng tạo để cải thiện cuộc sống của chính mình trong sự sẵn sàng hợp tác với những người khác. Và chỉ bằng cách đó, tất cả chúng ta mới có thể cùng nhau trở nên tốt đẹp hơn.”

 

image


Tác giả: Gary M. Galles là giáo sư kinh tế tại Đại học Pepperdine và là thành viên của mạng lưới giảng viên của Tổ chức Giáo dục Kinh tế. Ngoài cuốn sách mới “Con đường dẫn đến thất bại trong chính sách” (Pathways to Policy Failures – 2020), các cuốn sách của khác của ông bao gồm “Đường tự do” (Lines of Liberty – 2016), “Mặt bằng lỗi, Chính sách lỗi” (Faulty Premises, Faulty Policies – 2014) và “Sứ đồ hòa bình” (Apostle of Peace – 2013).

 

 

 

Gary M. Galles _ Ngân Hà


image


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.