Việc thêm fluoride vào nguồn nước công cộng của Hoa Kỳ là một chủ đề gây tranh cãi cả về mặt học thuật lẫn chính trị bắt đầu vào những năm 1940. Khi khoa học tiếp tục phát triển thì những tranh luận về lợi ích và rủi ro sức khỏe của vấn đề này càng dữ dội hơn.
Loạt bài này sẽ khám phá những phát hiện gây tranh cãi xung quanh biện pháp y tế công cộng phổ biến này và trả lời câu hỏi liệu việc cho fluoride vào nước nước có rủi ro hay không và chúng ta nên làm gì.
Chúng ta lớn lên và được dạy rằng fluoride tốt cho răng. Một số chuyên gia cho rằng fluoride rất tốt cho sức khỏe răng miệng dẫn đến việc chính phủ Hoa Kỳ quyết định thêm fluoride tổng hợp vào nguồn nước của quốc gia vào những năm 1940.
Ngay từ rất sớm, đã có những quan điểm trái ngược nhau và những tranh luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học, y tế và nha khoa về lợi ích của fluoride.
Trong bài báo của mình đăng trên Tập san Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ năm 2015, nhà sử học Catherine Carstairs kể rằng vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, cuộc tranh luận này hầu như đã kết thúc với việc các chuyên gia phản đối chương trình fluoride bị bác bỏ “như những kẻ lập dị và lang băm” và bị đồng nghiệp cho là những kẻ ngoài rìa.
70 năm sau, cuộc chiến giữa phe ủng hộ fluoride và chống fluoride vẫn đang tiếp diễn. Trọng tâm của cuộc chiến là những câu hỏi về hiệu quả của việc cho fluoride vào nước nhằm ngừa sâu răng và liệu rằng những rủi ro cho sức khỏe có quá lớn so với lợi ích hay không.
Cuộc chiến nguồn nước
Những ông lớn ủng hộ việc bổ sung fluoride, chẳng hạn như Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ủng hộ việc bổ sung fluoride vào nguồn nước sinh hoạt như một cách hiệu quả để ngăn ngừa sâu răng.
Cả hai nhóm đều nói rằng sự an toàn và lợi ích của fluoride trong việc ngăn ngừa sâu răng ở cả trẻ em và người lớn là “được ghi chép đầy đủ và đã được xem xét” bởi một số “tổ chức khoa học và y tế cộng đồng”.
CDC tuyên bố rằng “không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào” được tìm thấy “liên quan đến việc bổ sung fluoride vào nước sinh hoạt có tác động xấu tiềm ẩn đến sức khỏe hoặc rối loạn nào như gia tăng nguy cơ ung thư, hội chứng Down, bệnh tim, loãng xương và gãy xương, rối loạn miễn dịch, chậm phát triển, rối loạn chức năng thận, bệnh Alzheimer hoặc phản ứng dị ứng.
Nhưng khoa học thực sự thì ít phiến diện hơn CDC. Một đánh giá nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Dự phòng đã xem xét cả ưu và nhược điểm của việc bổ sung fluoride.
Đánh giá nêu rõ: “Mối lo ngại lớn về việc hấp thụ quá nhiều fluoride và độc tính liên quan đã được nêu ra trên toàn thế giới, dẫn đến việc một số quốc gia cấm cho fluoride vào nước.”
Những người phản đối việc cho fluoride vào nước nước bao gồm Mạng lưới Hành động fluoride (Fluoride Action Network FAN) và tổ chức Theo dõi Thực phẩm và Nước (Food and Water Watch). Những chỉ trích của họ tập trung vào những tác hại sức khỏe được công bố trong hơn 100 nghiên cứu cho thấy tác hại của fluoride bao gồm gây độc thần kinh, giảm chỉ số IQ, tổn thương thận và gan, ức chế hormone tuyến giáp và làm giòn xương.
Dữ liệu nha khoa
Mặc dù việc đưa fluoride lên răng có thể giúp chống sâu răng đã được chứng mình khá rõ ràng nhưng vẫn chưa rõ về lợi ích của việc uống trực tiếp. Để hỗ trợ các chương trình cho fluoride vào nước nguồn nước, bên ủng hộ đã đưa ra dữ liệu ở cấp độ dân số.
Một bài viết trên Tuần san Bệnh tật và Tử vong vào tháng 10/1999 của CDC viết rằng các nghiên cứu ban đầu cho thấy nguồn nước được cho fluoride vào nước làm giảm sâu răng từ 50% đến 70%
Bài báo cho biết dữ liệu chưa được công bố từ 1960 đến 1970 phát hiện chương trình cho fluoride vào nước mới đã làm giảm 68% răng sâu, răng rụng do sâu răng và răng vĩnh viễn đã trám ở trẻ 12 tuổi.
Tuy nhiên, bài báo cũng cho biết trong một đánh giá sau đó về hiệu quả của cho fluoride vào nước nguồn nước ở Hoa Kỳ từ năm 1979 đến năm 1989 cho thấy việc giảm sâu răng là từ 8% đến 37% ở thanh thiếu niên.
Có một vấn đề với dữ liệu được cung cấp là các phương pháp vệ sinh răng miệng tốt hơn bao gồm cả việc giới thiệu kem đánh răng có fluoride xuất hiện cùng lúc với các chương trình bổ sung fluoride vào nguồn nước.
Theo Mạng lưới Hành động fluoride, những nghiên cứu được thực hiện sau sự thay đổi này đã giảm bớt lợi ích về răng của việc cho fluoride vào nước.
Trích dẫn một trong những nghiên cứu nói trên được thực hiện từ năm 1986 đến 1987 đăng trên tạp chí Cộng đồng Nha khoa & Dịch tễ học Răng miệng Đan Mạch đã phát hiện răng sâu ở 39.207 học sinh từ 5 đến 17 tuổi trên 84 khu vực địa lý khác nhau.
Nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số ca sâu răng ở nhóm bổ sung fluoride và nhóm không bổ sung fluoride cho tất cả các nhóm tuổi.
Ngày nay, CDC nói rằng việc bổ sung fluoride vào nước giúp giảm sâu răng khoảng “25% ở cả trẻ em và người lớn” và họ gọi việc cho fluoride vào nước nước công cộng là “1 trong 10 thành tựu sức khỏe cộng đồng vĩ đại của thế kỷ 20” bởi vì nó “góp phần làm giảm đáng kể tình trạng sâu răng trong 70 năm qua.”
Một đánh giá dữ liệu của Harvard do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thu thập thì kém sáng sủa hơn. Quan sát số lượng răng trung bình bị sâu, rụng hoặc trám từ 1975 đến 2014 ở các quốc gia khác nhau, nghiên cứu đã so sánh 9 quốc gia đã bổ sung fluoride vào nguồn nước so với 22 quốc gia không bổ sung fluoride vào nguồn nước.
Theo một bài báo trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng của Harvard, số liệu cho thấy các quốc gia không bổ sung fluoride vào nguồn nước cũng có tỷ lệ sâu răng giảm tương tự trong cùng khoảng thời gian.
Mặc dù hơn 73% dân số Hoa Kỳ hiện đang sử dụng hệ thống nước cộng đồng đã cho fluoride vào nước nhưng sâu răng vẫn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn, dù bệnh này phần lớn có thể phòng ngừa được.
Cuộc chiến tiếp diễn
Cuộc chiến kéo dài 70 năm đó đã lên một tầm cao mới vào năm 2017 khi một vụ kiện mang tính bước ngoặt của liên minh các nhóm bao gồm Mạng lưới Hành động Fluor và tổ chức Theo dõi Thực phẩm và Nước chống lại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) về “bảo vệ công chúng và các nhóm dân số dễ bị tổn thương khỏi nguy cơ nhiễm độc thần kinh từ fluoride bằng cách cấm bổ sung những hóa chất fluoride vào nước.”
Do nhiều lần trì hoãn từ phía EPA, trận chiến giữa David và Goliath vẫn đang tiếp diễn, phiên tòa tiếp theo được lên lịch diễn ra vào ngày 11/04.
Vụ kiện đặt ra câu hỏi về các giải thưởng tham gia sử dụng fluor hàng năm được trao cho các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ bởi CDC, Hiệp hội Giám đốc Nha khoa Tiểu bang và Lãnh thổ và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ.
Gần đây vụ án cũng tiết lộ những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế chứng cứ có sẵn và tránh đưa ra các sự thật về cho fluoride vào nước nguồn nước được xem xét trước tòa.
Theo yêu cầu của tòa án, bản đánh giá dự thảo của Chương trình Chất độc Quốc gia (NTP) đã được công khai gần đây.
“Đánh giá có hệ thống năm 2019 về việc tiếp xúc với fluoride và những ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và nhận thức” của Chương trình Chất độc Quốc gia kết luận rằng “fluoride được coi là một mối nguy hại đối với sự phát triển thần kinh nhận thức của con người.” Họ tuyên bố “kết luận này dựa trên những phát hiện nhất quán trong các nghiên cứu trên người ở các cộng đồng dân cư khác nhau cho thấy việc tiếp xúc với fluoride cao hơn có liên quan đến việc giảm chỉ số IQ hoặc suy giảm nhận thức ở trẻ em.”
Theo Chương trình Chất độc Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia đã chỉ trích việc phân loại fluoride của Chương trình Chất độc Quốc gia là một mối nguy hại đến sự phát triển thần kinh nhận thức, nói rằng họ đã không hỗ trợ đầy đủ cho kết luận của mình. Dự thảo tháng 05/2022 mặc dù đã được công khai nhưng vẫn đang được xem xét và chưa hoàn thiện.
Nên uống nước máy hay nước đóng chai
Tin thời sự lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 1, 2015: Nước máy của thành phố Longueuil nơi tác giả đang cư ngụ (phía nam Montreal) có mùi lạ. Giới trách nhiệm cho biết nước đã bị nhiễm dầu diesel. Chất hydrocarbure (trong dầu diesel). Không nên uống nước robinet, kể cả đã được đun sôi, không nấu ăn, không rửa rau cải, không được xúc miệng bằng nước máy… tắm douche thì không sao.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.