Tuy nhiên, đàn hạc Ireland như nhiều người biết đến hiện nay là một nhạc cụ tương đối hiện đại. Trước cuối thế kỷ 19, đất nước Ireland có truyền thống phong phú về chế tác và chơi một loại đàn hạc khác, hiện nay được biết đến là đàn hạc Ireland thời sơ khai, hoặc đàn hạc Ireland cổ.
Nhạc sĩ Sylvia Crawford chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trực tuyến rằng loại đàn hạc mới đã du nhập vào Ireland dựa theo truyền thống chơi đàn hạc của người Anglo. Dần dần, khi các nghệ nhân chế tác đàn hạc cổ và các harper thuật ngữ mô tả những người chơi đàn hạc cổ qua đời, kiến thức truyền thống về hạc cầm cổ cũng theo họ rời đi.
Cô Crawford là một trong những chuyên gia và những người say mê đàn hạc Ireland cổ, người đang hồi sinh truyền thống chơi nhạc cụ này. Vào năm 2019, cô đã hoàn thành bằng thạc sĩ về âm nhạc dân tộc (ethnomusicology), đề tài tập trung vào nghệ sĩ chơi đàn hạc cổ người Ireland vào thế kỷ 18 Patrick Quin.
“Mục đích của tôi là nghiên cứu bằng chứng về truyền thống cổ xưa. … Nhưng cũng là để nhớ rằng đây là âm nhạc truyền thống, để tôn vinh điều đó, và nhớ rằng đây là một loại âm nhạc không được ghi chép lại và là một truyền thống được thầy truyền miệng cho học trò,” cô Crawford chia sẻ.
Khi các nghệ sĩ chơi đàn hạc cổ cuối cùng đã qua đời và truyền thống thầy truyền thụ cho học trò cũng không còn, cô Crawford đã phải nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu lịch sử để tìm hiểu và khôi phục truyền thống này. Đó là một quá trình dài mà cô ví von như là miệt mài ráp nối 1,000 mảnh ghép mà không có ảnh mẫu.
Cuộc hội ngộ với đàn hạc
Cô Crawford nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy những cây đàn hạc trong nhà hàng xóm của cô tại thị trấn Portadown, Bắc Ireland, khi đó cô khoảng 6 hoặc 7 tuổi. Đó là vào những năm 1970. Một ngày nọ, khi đang chơi ngoài phố, cô đã nhìn thấy những người hàng xóm của cô mang đàn hạc từ xe hơi của họ vào trong nhà. “Đó là cuộc gặp đầu tiên của tôi với đàn hạc, và trên thực tế một người trong gia đình đó là nghệ nhân chế tác đàn hạc,” cô chia sẻ.
Nhiều năm sau đó, cô đã tình cờ gặp lại gia đình này, nhưng không phải trên con đường nhà cô mà là trong một video từ kho lưu trữ của RTE (kênh truyền thông quốc gia của Ireland), lúc đó cô đang theo học bằng thạc sĩ. “Bên trong ngôi nhà đó là một căn phòng đầy những bạn nhỏ đang học chơi hạc cầm: Có rất nhiều tông màu nâu và cam … Đó là vào những năm 1970,” cô chia sẻ.
Vào cuối những năm 1990, cô Crawford đã lần đầu tiên nghe thấy tiếng đàn hạc Ireland cổ tại thành phố Galway nằm ở bờ tây của Ireland. Bậc thầy chơi đàn hạc Paul Dooley đang diễn tấu giai điệu đó.
“Ông ấy là người chơi đàn tuyệt vời, tuyệt vời. … Và tôi đã nghe thấy thanh âm đó, tôi nhìn thấy ông lặng lẽ ngồi gảy đàn trên phố; điều này rất phổ biến tại thành phố Galway vào thời đó. Có điều gì đó ở trong tiếng đàn này, tôi nghĩ: Thật khác biệt; đó là một âm thanh khác hẳn với những gì mà tôi đã từng nghe trước đây,” cô chia sẻ.
Ông Dooley chơi đàn hạc đã khơi dậy niềm hứng thú của cô Crawford dành cho loại nhạc cụ này. Là nghệ sĩ chơi dương cầm cổ điển được đào tạo bài bản và cũng là một nghệ sĩ chơi vĩ cầm truyền thống của Ireland, cô Crawford vốn đã thông thạo cả hai di sản âm nhạc cổ điển và truyền thống này của Ireland.
“Tôi đã đặt hết tâm trí vào khung cảnh âm nhạc thời sơ khai đó ở thành phố Galway và tôi đã chơi những giai điệu đơn giản của đàn hạc Ireland cổ. Tôi đã chơi giai điệu đó trên cây vĩ cầm của mình, rồi cả trên đàn dương cầm, tôi thầm nghĩ: ‘Mình muốn một trong những cây đàn hạc đó và chơi bản nhạc này … bằng nhạc cụ thực sự dành cho bản nhạc đó,’” cô chia sẻ.
Học cách chơi đàn hạc Ireland cổ
Đàn hạc Ireland thời sơ khai là một nhạc cụ dựa trên 7 nốt cơ bản và không có bộ khí cơ (các tông nhạc hay bàn đạp) để điều chỉnh cao độ. Bên cạnh dây đàn làm bằng kim loại, nhạc cụ này có ba bộ phận căn bản: hộp đàn, cổ đàn, và trụ đàn. Đàn hạc được nối kết với nhau bằng độ căng của dây đàn kim loại. Không có vết keo kết nối các bộ phận lại với nhau. Hộp đàn của đàn hạc Ireland cổ được đẽo từ một khối gỗ, thường là gỗ liễu.
Ông Edward Bunting trong cuốn “Annals of the Irish Harpers” (Biên Niên Sử về Các Nghệ Sĩ Chơi Đàn Hạc Ireland) của tác giả Charlotte Milligan Fox, năm 1911.
Trường đại học này có một bộ sưu tập những cuốn sổ tay của ông Bunting kể từ khi ông viếng thăm những người chơi đàn hạc cổ và thu âm tác phẩm âm nhạc của họ vào cuối thế kỷ 18. Cô Crawford cho biết điều quan trọng cần lưu ý là khi ông Bunting thu thập bản nhạc này, ông ấy ở ngoài lĩnh vực âm nhạc truyền thống của Ireland: Ông ấy không chơi hạc cầm. Ông ấy không phải là người nói tiếng Gaelic (ngôn ngữ của người Gael ở Scotland). Mục đích của ông Bunting không phải là để bảo tồn truyền thống hạc cầm mà là để thu âm những giai điệu này trước khi các nghệ sĩ chơi đàn hạc cổ cuối cùng qua đời.
Tại phần dưới cùng của trang trình bày đó, cô Crawford đã nhìn thấy một dòng ghi chú về điều gì đó như là Patrick Quin, Quận Armagh, gần Blue Stone. “Tôi nghĩ, ‘Mình biết chính xác nơi ông ấy đang nói đến,’” cô chia sẻ. Cô Crawford đã lớn lên ở chính nơi đó trên con đường tên là Drumnacanvy, dẫn tới đường Bluestone.
Đột nhiên, cô Crawford có thể hình dung ra cảnh tượng ông Bunting ngồi bên cạnh ông Quin, ở trong một ngôi nhà thôn quê cổ xưa nằm dọc theo con đường đó ông Bunting cầm cuốn sổ tay và ông Quin đang chơi giai điệu của mình. “Khung cảnh này đột nhiên trở nên sống động trong trí tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi cũng nghĩ, ‘Không ai biết Blue Stone là ở nơi nào. Tôi biết là bởi vì nó ở ngay con đường nhà tôi. Ông ấy là nghệ sĩ chơi đàn hạc của tôi. Tôi cần tập trung vào ông ấy,” cô chia sẻ.
Mặc dù cô đã có một số nghiên cứu về ông Quin, nhưng không có nhiều thông tin về ông ấy như vậy, cô chia sẻ.
Càng tìm hiểu về ông Quin, cô Crawford càng nhận ra cuộc đời của cô tương đồng với những khía cạnh trong cuộc đời của ông ấy dù cách biệt ông Quin hàng thế kỷ. Chẳng hạn như, ông Quin đã từng sống ở thị trấn Portadown, Quận Armagh, nơi cô Crawford đã lớn lên; cả hai đều chơi vĩ cầm, và tất nhiên họ cũng có điểm tương đồng về hạc cầm.
Vào thời điểm đó, cô Crawford đang sống ở vùng Brittany, Pháp quốc, tuy nhiên cô đã quyết định chuyển nhà về Quận Armagh, để tập trung nghiên cứu tối đa về ông Quin.
Học hỏi từ bậc thầy tiền bối
Ông Quin “là một bậc thầy thực thụ trong nghệ thuật của ông ấy. Một người nọ đã mô tả cách ‘ông ấy rải các ngón tay trên dây đàn với đầy đủ năng lực của một bậc thầy,’” cô Crawford chia sẻ.
Đào sâu hơn vào nghiên cứu của mình, cô Crawford đã phát hiện rằng ông Quin có mối quan hệ với xứ Fews, một vùng ở South Armagh có một truyền thống lâu đời về văn học và thơ ca. “Vì vậy, ông Patrick Quin không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ chơi đàn hạc đến từ thị trấn Portadown. Ông ấy đã có sự kết nối với văn hóa âm nhạc cũng như nền văn chương Gaelic thực sự quan trọng này,” cô chia sẻ.
Trong số những giai điệu mà ông Bunting thu thập từ ông Quin, ba giai điệu đầu tiên thường được truyền dạy cho những người chơi đàn hạc trẻ tuổi. Ông Bunting đã thu thập các phiên bản của những giai điệu cụ thể đó từ những người chơi đàn hạc cổ khác nhau, tuy nhiên ông Patrick Quin là nghệ sĩ chơi đàn hạc cổ duy nhất cung cấp [thông tin] cho cả ba giai điệu này. Nhìn từ góc độ cố gắng khôi phục truyền thống âm nhạc, có được những thông tin đó thật là điều tuyệt vời, cô Crawford chia sẻ.
Cô cũng phát hiện một bức tranh sơn dầu của ông Quin trong một bộ sưu tập cá nhân; chưa từng được biết đến trước đây. Trong bức tranh này, ông Quin được khắc họa sống động khi đang ngồi chơi cây hạc cầm Castle Otway mà hiện nay thuộc sở hữu của trường Đại học Trinity College Dublin.
***
Giấc mơ hạc cầm
Tôi không thể nhớ được lần đầu tiên biết đến cây đàn hạc (hay còn được gọi là đàn Harp) là khi nào, có lẽ khi tôi còn là một cậu bé.
Ngày ấy, hiếm có cơ hội khi được chiêm ngưỡng một dàn nhạc giao hưởng trên tivi, và ánh mắt tôi luôn hướng về chiếc hạc cầm, thứ nhạc cụ có dáng vẻ kỳ lạ nhất trên sân khấu, ít nhất là tới giây phút người nhạc trưởng với mái tóc dài bước lên bục. Khi được trao cơ hội cây đàn hạc sẽ tỏa sáng cả về hình ảnh và âm thanh, cây đàn hạc diễm lệ vang lên những âm thanh kỳ diệu như dòng thác chảy.
https://baomai.blogspot.com/
https://www.youtube.com/watch?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.