Béo phì thường được đo theo chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI = cân nặng (kg)/chiều cao² (m²).
Những người có chỉ số BMI lớn hơn 28 được coi là béo phì.
Những người từ 24 đến 28 được coi là thừa cân.
Nếu không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng nào dẫn đến tình trạng thừa cân, thì tình trạng này được gọi là “béo phì đơn giản”, chiếm khoảng 95% số người béo phì. Những trường hợp có nguyên nhân rõ ràng được gọi là “béo phì thứ phát”.
Các yếu tố dẫn đến béo phì
Nhiều yếu tố dẫn đến béo phì, bao gồm:
· Tiêu thụ thực phẩm nhiều calo, thực phẩm nhiều đường và đồ uống lạnh.
· Ít hoạt động thể chất.
· Trẻ sinh ra nhẹ cân.
· Có bố mẹ béo phì.
· Dành quá nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại và tivi.
· Căng thẳng tinh thần cao.
Phụ nữ trong độ tuổi thanh thiếu niên, mang thai, sau khi sinh và tiền lão hóa cũng dễ bị béo phì.
3 mẹo giúp giảm cân và thon gọn vòng bụng.
Các loại béo phì khác nhau cần các liệu pháp thực phẩm khác nhau
Trung Y tin rằng béo phì là kết quả của cách ăn uống không điều độ hoặc thiếu ước thúc và lối sống ít vận động. Định nghĩa về béo phì trong Trung y là các mô dư thừa so với trọng lượng cơ thể gầy nhất ban đầu, còn được gọi là chứng đàm thấp hay đàm ứ trệ.
Đàm thấp là chất cặn bã tích tụ từ sự rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng. Đây không chỉ gồm các tế bào mỡ, mà còn là lipid máu cao, lượng đường trong máu cao và các sản phẩm bệnh lý khác.
Do đó, Trung y điều trị bệnh béo phì bằng cách trước tiên điều chỉnh các cơ quan nội tạng để bài tiết chất độc tích tụ ra khỏi cơ thể qua đó đạt được mục đích giảm cân. Với ít tác dụng phụ, Trung y còn có thể đóng vai trò bồi bổ và chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải người béo phì nào cũng có thể áp dụng cùng một chế độ ăn để giảm cân. Trung y phân chia các loại béo phì khác nhau theo thể trạng và triệu chứng khác nhau, đồng thời cung cấp các liệu pháp ăn kiêng khác nhau:
· Những người tỳ hư đàm thấp, kém ăn, phân lỏng, phù thũng nên ăn đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu xanh, bí đao, bắp cải, cá chép, cùng các loại thức ăn khác.
· Những người tỳ thận hư nhược, kém ăn, đau thắt lưng, sợ cảm lạnh nên ăn đậu đũa, kỷ tử, thịt cừu non, quả óc chó, v.v.
· Người bụng nhiệt, đàm trệ, ăn nhiều, hơi thở hôi, miệng khô, lở loét nên ăn rau xà lách, măng, ngó sen, khổ qua, rau dền, củ ấu…
· Những người bị ứ khí và ứ máu, và những người có tĩnh mạch dưới lưỡi và môi sẫm màu nên ăn quả thanh yên (quả Phật thủ), kiều mạch, thì là, quả hồng dại (quả tầm xuân) và quả táo gai (hawthorn), cùng những loại khác.
· Người thận âm hư, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, dễ cáu gắt, miệng khô, ít uống nước nên ăn nấm tuyết (mộc nhĩ trắng), đậu đen, dâu tằm, hải sâm, vừng đen…
Nguyên tắc ăn uống
· Nhai chậm. Đừng ngấu nghiến.
· Chỉ ăn vừa đủ no 80%.
· Ăn vào những giờ cố định và với số lượng cố định.
· Chú ý đến thứ tự ăn uống. Thứ tự ăn uống được khuyến nghị là: súp → 2-3 miếng thức ăn protein → rau → thức ăn tinh bột còn lại cho đến hết với một ít protein và rau.
· Ăn nhiều loại thức ăn.
· Uống nhiều nước.
· Không ăn trái cây sau 4 giờ chiều.
Xoa bóp các huyệt đạo có thể loại bỏ mỡ thừa
Để giảm vấn đề mỡ bụng, bấm huyệt là một phương pháp hữu hiệu.
Ở vùng bụng có thể xoa bóp các huyệt Khí Hải (CV 6), Quan Nguyên (CV 4), Thiên Khu (ST 25), Đại Cư (ST 27) 10-20 lần để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, điều tiết nội tiết, cải thiện tình trạng đầy bụng, phù thũng và ngăn ngừa bụng nhô cao.
Các bài tập làm thon gọn bụng
Tập thể dục là yếu tố không thể thiếu để giảm cân và có vòng bụng thon gọn, và sự kiên trì chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Sau đây giới thiệu 2 bài tập đơn giản dành riêng cho việc giảm mỡ bụng:
1_Tập cuộn
Chuẩn bị
Nằm ngửa, thả lỏng phần trên cơ thể, gập đầu gối, mắt nhìn lên trần nhà và đặt hai tay ở hai bên đầu.
Nâng phần thân trên
Chỉ sử dụng sức mạnh của cơ bụng, thở ra trong khi nâng phần thân trên lên cao nhất có thể. Nâng phần thân trên lên đến độ cao không thể nâng lên được nữa, sau đó thở ra thật sâu cho đến hết không khí trong phổi. (Lưu ý: Khi phần thân trên đứng lên, hãy sử dụng cơ bụng và tập trung vào phần bụng.)
Từ từ hạ thân trên xuống
Hít vào trong khi từ từ hạ thân trên xuống cho đến khi đầu gần chạm sàn (Lưu ý: Không để đầu chạm sàn). Quay trở lại bước 1 của quá trình chuẩn bị. Sau khi lặp lại 20 lần như trên (hiệp 1), nghỉ 30-45 giây, thực hiện lại 20 lần (hiệp 2), nghỉ 30-45 giây, thực hiện thêm 20 lần (hiệp 3), tổng cộng 60 lần.
2_ Nhấc chân
Nằm ngửa, thở ra trong khi nhấc chân lên và dùng lực để các cơ ở bụng dưới co lại bằng lực.
Hạ chân xuống
Trong khi hít vào, từ từ hạ chân xuống để thư giãn cơ bụng dưới. (Lưu ý: Bàn chân nên từ từ hạ xuống sàn, nhưng nhớ không chạm sàn.)
Nhấc chân lần nữa
Trong khi thở ra, từ từ nhấc chân lên cao để cơ bụng dưới co lại. Hai chân trở lại vị trí bước 1, kết thúc thở ra. (Lưu ý: khi đưa bàn chân lên hoặc xuống, hãy sử dụng cơ bụng thay vì đưa bàn chân ra ngoài.)
Lặp lại bài tập trên ít nhất 20 lần nữa.
Dr. Wu Kuo-Pin _ Công Thành
***
Bí quyết duy trì cân nặng hợp lý
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, hoạt động thể chất vừa phải, ngủ đủ giấc, viết nhật ký ăn uống và tìm kiếm động lực của riêng mình là những cách giúp duy trì cân nặng hợp lý.
Mặc dù cân nặng của bạn có thể không xuống được con số mà bạn đã thấy trên bàn cân vào 20 năm trước nhưng bạn vẫn có thể đạt được mức cân nặng tốt cho sức khỏe và cuộc sống. Đó có phải là trọng lượng bạn nghĩ bạn nên có? Giống như 20 năm trước? Hay ít hơn chị dâu 10 pound (hơn 4,5kg)?
https://baomai.blogspot.com/
***
Các ‘thói quen lành mạnh’ khiến bạn tăng cân
“Tôi tập luyện rất nhiều hằng ngày, nhưng tại sao tôi vẫn tăng cân?”
“Tôi ăn rất nhiều rau và những đồ ăn vặt lành mạnh, nhưng tại sao tôi không thể giảm cân?”
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.