Thursday, October 5, 2023

Nhiễm độc chì liên quan đến hàng triệu ca tử vong

 image

Nhiễm độc chì liên quan đến hàng triệu ca tử vong vì bệnh tim, và chỉ số IQ giảm mạnh


Năm 2019, ước tính có khoảng 5.5 triệu người lớn trên toàn thế giới tử vong vì bệnh tim và trẻ em dưới 5 tuổi mất tổng cộng 765 triệu điểm IQ do phơi nhiễm chì, kết quả của một nghiên cứu mô hình mới được công bố trên Tập san The Lancet Planetary Health (Sức khỏe Hành tinh Lancet).


Bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với các kim loại nặng như chì sẽ cản trở chức năng nội bào, dẫn đến căng thẳng oxy hóa và viêm mạn tính, từ đó có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng cholesterol và thay đổi khả năng co bóp của tim, dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, phì đại thất trái, suy tim và bệnh động mạch ngoại biên.


BM

Bên cạnh kết cục làm giảm chỉ số IQ, tiếp xúc với chì còn cản trở sự phát triển trí não ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy điều này có thể dẫn đến những thay đổi hành vi tiêu cực như giảm khả năng tập trung, gia tăng hành vi chống đối xã hội và khó khăn trong học tập. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy tác động của phơi nhiễm chì còn ảnh hưởng đến trẻ khi các em trưởng thành và có liên quan đến kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn sau này.


BM

Ông Bjorn Larsen, tác giả nghiên cứu, nhà kinh tế môi trường và nhà tư vấn của Ngân hàng Thế giới nói: “Ước tính của chúng tôi rằng 5.5 triệu người qua đời vào năm 2019 do phơi nhiễm chì là một bất ngờ lớn. Lý do khiến chúng tôi ước tính tỷ lệ tử vong cao hơn là vì chúng tôi đã tính đến toàn bộ tác động của chì đối với hệ tim mạch vốn không được đưa vào nghiên cứu về Bệnh Gánh nặng Toàn cầu (GBD) năm 2019.”


Ông Larsen cho biết ước tính này cao gấp sáu lần so với những gì nghiên cứu GBD tìm thấy mặc dù nghiên cứu của ông dựa trên cùng một dữ liệu. Nghiên cứu GBD về tác động của chì đối với bệnh tim chỉ được đo lường dựa trên tác động của chì đối với huyết áp. Theo ông Larsen, nghiên cứu mới đã xem xét một số cách khác mà chì ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như tình trạng xơ cứng động mạch có thể dẫn đến đột quỵ.


Kết quả nghiên cứu đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về hậu quả lâu dài của ngộ độc chì và cách kim loại này gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng hơn nhiều trên toàn thế giới, đồng tác giả nghiên cứu và Trưởng nhóm Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới về Quản lý Ô nhiễm và Kinh tế Tuần hoàn Ernesto Sánchez-Triana nói.


Ông nói, “Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với chì.”


Chi phí toàn cầu, suy giảm IQ và ô nhiễm không khí


BM


Mức độ suy giảm IQ tổng thể không phân bố đều trên toàn cầu. Nghiên cứu tiết lộ rằng hơn 95% trường hợp mất IQ xảy ra ở các nước đang phát triển cao hơn gần 80% so với ước tính trước đây.


Nghiên cứu đã thu thập bằng chứng cho thấy dân số ở các nước thu nhập thấp và trung bình cũng chịu một tỷ lệ đáng kể về gánh nặng chi phí và sức khỏe do phơi nhiễm chì, với mức độ chì trong máu ở các nước thu nhập thấp cao hơn nhiều lần so với các nước thu nhập cao.


Các nhà nghiên cứu ước tính thiệt hại kinh tế do phơi nhiễm chì ở mức sáu nghìn tỷ USD vào năm 2019, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Ước tính này đặt phơi nhiễm chì ở đầu danh sách các yếu tố nguy cơ sức khỏe môi trường và ngang bằng với ô nhiễm không khí ở dạng bụi mịn PM2.5, được đặc trưng là hỗn hợp của các hạt rắn nhỏ và các giọt chất lỏng có thể được tạo thành từ hàng trăm loại hóa chất khác nhau được tìm thấy trong không khí dưới dạng bụi, chất bẩn, bồ hóng hoặc khói, theo ông Sánchez-Triana.


Ông cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm chì có thể là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch quan trọng thứ ba trước cao huyết áp, cách ăn uống, thuốc lá và cholesterol cao.


Phơi nhiễm chì và bệnh tật


BM


Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, “Không có mức độ phơi nhiễm chì nào được biết là không có hại.”


Mặc dù kết quả nghiên cứu rất đáng lo ngại nhưng không phải là chưa từng có.


Chất độc thần kinh phát ra từ kim loại độc này được tìm thấy ở khắp mọi nơi và trong các vật dụng hàng ngày, từ gốm sứ, phân bón đất, pin và các sản phẩm làm đẹp, đến đường ống cấp nước, đồ chơi trẻ em, thậm chí cả thực phẩm và gia vị.


Chì là một kim loại xuất hiện tự nhiên, nhưng các quy trình công nghiệp khiến chúng ta phải phơi nhiễm ở các mức độ mà chúng ta chưa từng phải chịu phơi nhiễm. Kim loại nặng này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Chì có thể xâm nhập vào máu và lưu thông đến não, gan, thận và xương, tác động xấu đến sức khỏe lâu dài, đôi khi là vĩnh viễn. Ngoài bệnh tim mạch, người lớn còn có nguy cơ cao bị huyết áp cao và tổn thương thận.


Phơi nhiễm khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển, có khả năng gây sẩy thai, dị tật, sinh non, và sinh nhẹ cân. Đặc biệt, chì gây độc cho trẻ em rất nặng nề và trẻ có thể bị tổn thương không thể phục hồi đối với bộ não và hệ thần kinh đang phát triển của các em.


Có giải pháp nào để tránh phơi nhiễm chì không?


BM


Ông Sánchez-Triana cảnh báo, “Phơi nhiễm chì (và nói chung là ô nhiễm hóa chất) là một trong những thách thức rõ ràng của thế kỷ 21. Điều này ảnh hưởng đến mọi người và mọi thứ.”


Theo ông, đây có thể là một vấn đề còn thách thức hơn cả biến đổi khí hậu.


Ông nói, “Khi chúng ta lo lắng về biến đổi khí hậu, chúng ta lo lắng về một số loại khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm khí hậu. Tuy nhiên, khi chúng ta lo lắng về ô nhiễm hóa học, mức độ nghiêm trọng nằm ở hàng chục nghìn hóa chất có khả năng gây hại.”

 

Đó là lý do tại sao Ngân hàng Thế giới đang tiến hành phân tích nghiên cứu tác động của các chất độc khác như cadmium, nitrogen, amiăng, các hạt mịn và siêu mịn với lưu huỳnh và các loại hóa chất khác.


Đối với ông Larsen, ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất là thể chế hóa việc đo nồng độ chì trong máu định kỳ trên toàn quốc ở cả trẻ em và người lớn.


Ông nói, “Công việc này phải đi kèm với việc xác định toàn diện các nguồn phơi nhiễm chì, đặc biệt là ở những địa điểm và khu vực có nồng độ chì trong máu tăng cao.”


Ông Larsen cho biết, các nguồn chì rất khác nhau giữa các quốc gia và sự đóng góp của mỗi nguồn vào mức độ chì trong máu dân số cần được hiểu rõ hơn để phát triển những cách hiệu quả nhằm giảm thiểu những mối nguy hiểm chết người của kim loại này.




Mary Gillis  _  Thu Anh

***

Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản TQ

BM

Trong một thập niên trở lại, dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ với việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm biển Đông, đánh, đuổi và giết ngư phủ, cũng như việc chiếm 15 tỉnh đầu nguồn cực Bắc, và miền đất đỏ Trung Phần dưới danh nghĩa là chế Bô Xít.

https://baomai.blogspot.com/2013/08/am-muu-diet-nguoi-viet-tren-at-viet-cua.html

***

Nhiễm độc thủy ngân

BM

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

https://baomai.blogspot.com/2013/09/nhiem-oc-thuy-ngan.html

BM
Ngăn ngừa muỗi đốt và các bệnh gây tử vong do muỗi lan truyền
Thải độc để ngăn ngừa bệnh tật và gia tăng sức sống
Hoa Kỳ có 35 triệu cử tri độc lập
Những điều thú vị của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ 2024
Nguy cơ ung thư ẩn giấu trong các loại thuốc phổ biến
AI ‘vô cùng gây nghiện,’ nhân loại có thể trở thành ‘nô lệ’
Trung thành với Hiến Pháp _ Không ‘trung thành với bất kỳ cá nhân nào’
Ảo tưởng tự cho mình là Đấng Cứu Thế của ĐCS_TC
Con gái ông Hunter Biden là đại diện của ngoại quốc khi đang sống tại Tòa Bạch Ốc
Con Sư Tử cô đơn nhất Thế Giới
Bí quyết hôn nhân lâu dài
Sở An sinh Xã hội điều chỉnh chi phí sinh hoạt
Giải mã chuyến thăm Việt Nam của ông Joe Biden
Rác thải vũ trụ trôi nổi đe dọa các chuyến du hành không gian
Quản trị toàn cầu _ Gần như đã đến
Lợi ích của trái ớt
Thủ phạm chính gây ra bệnh tim
Nhà bác học Marie Curie đã khám phá ra chất radium
Cuộc chiến về vi mạch bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng
Ma túy: Mối đe dọa an ninh lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 2024

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.