‘Trong 234 năm lịch sử Mỹ quốc, chưa từng có Tổng thống nào phải đối mặt với truy tố hình sự vì những hành động theo thẩm quyền của mình. Cho đến 19 ngày trước …’
Hôm thứ Tư (20/12), các luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump nói với Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ rằng Biện lý Đặc biệt Jack Smith đã bóp méo vụ kiện cựu tổng thống tại Pháp viện.
Họ lập luận rằng phía công tố viên đã yêu cầu xét xử vụ án “với tốc độ nhanh chóng mặt,” và kêu gọi thận trọng, phản đối yêu cầu đó. “Nên từ chối kiến nghị yêu cầu lệnh tòa án cấp trên xét lại trước khi phán quyết,” bản tóm tắt mới viết.
Ông Smith đã yêu cầu Pháp viện xem xét “liệu quyền miễn trừ tuyệt đối của tổng thống có mở rộng đến ‘các tội phạm phải khi còn đương chức’ hay không,” bản tóm tắt viết, nhưng Tổng thống Trump đã “khẳng định rằng một Tổng thống được miễn truy tố về các hành động theo thẩm quyền.”
Ông Smith đang khởi tố Tổng thống Trump về một vụ án hình tại tòa án liên bang, cáo buộc cựu tổng thống cố gắng lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.
Hôm 11/12, phía công tố viên đã yêu cầu Tối cao Pháp viện xem xét vụ việc đang chờ xử lý ở tòa phúc thẩm này.
Vấn đề sắp tới là liệu Tối cao Pháp viện có nên xem xét vụ án này một cách nhanh chóng hay không.
Cựu Tổng thống Trump đệ trình lên Tối cao Pháp viện hai câu hỏi khác: Liệu quyền miễn trừ tuyệt đối được trao cho một tổng thống có “bao gồm quyền miễn trừ truy tố hình sự đối với các hành vi chính thức của Tổng thống hay không,” và liệu thủ tục tố tụng đàn hặc và việc tuyên trắng án sau đó có khiến loại bỏ việc truy tố dựa trên các nguyên tắc của luật không xét xử hai lần hay không.
Quyền miễn trừ của Tổng thống là gì?
Một bản ý kiến của Tối cao Pháp viện năm 1982 cho một vụ kiện Tổng thống Richard Nixon đã đưa đến “quyền miễn trừ tuyệt đối” được đề cập đến trong nhiều trong số những bào chữa mà Tổng thống Trump hiện đang nêu ra trước tòa.
Vụ án được đề cập là một vụ án dân sự, không phải vụ án hình sự, do một nhà phân tích của Lực lượng Không quân đưa ra. Nhà phân tích này cho rằng ông bị mất chức vì lời khai mà ông đưa ra trước Quốc hội.
Trong vụ Nixon kiện Fitzgerald, Tối cao Pháp viện nhận thấy tổng thống hoàn toàn được miễn trừ khỏi vụ kiện, và mở rộng quyền miễn trừ đó đến “các phạm vi bên ngoài” chức vụ của họ.
Phán quyết này nhằm bảo vệ cá nhân các tổng thống khỏi bị kiện vì các quyết định của họ khi còn đương chức, với lý do là sẽ thu hẹp Chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ nếu như một người có thể giữ chức vụ, và từ chức chỉ khi thấy hàng loạt hành động pháp lý kiện chính họ.
“Tổng thống là viên chức đứng đầu của Nhánh Hành pháp theo Hiến Pháp, được giao phó cho các trách nhiệm về giám sát và chính sách với quyền tùy ý hành động và độ nhạy cảm tối đa,” bản ý kiến này viết.
Phán quyết này trao cho tổng thống quyền miễn trừ khỏi các vụ kiện dân sự.
Miễn trừ truy tố hình sự là một vấn đề mới.
Chưa từng có tiền lệ
Hồ sơ tòa án hôm thứ Tư nhấn mạnh tính chất chưa từng có của vụ án, và câu hỏi trước tòa.
Bản tóm tắt viết: “Trong 234 năm lịch sử Mỹ quốc, chưa từng có Tổng thống nào phải đối mặt với truy tố hình sự vì các hành động theo thẩm quyền của mình. Cho đến 19 ngày trước, chưa có tòa án nào từng đề cập đến việc liệu có tồn tại quyền miễn trừ khỏi bị truy tố như vậy hay không.”
Các luật sư của ông Trump đang lập luận rằng câu hỏi này là một câu hỏi “quan trọng” đương nhiên sẽ khiến Pháp viện phải mất thời gian xem xét, và đang phản đối việc xem xét nhanh chóng. Ngoài ra, vụ việc đã đang được xem xét ở tòa phúc thẩm rồi, và thường thì Tối cao Pháp viện sẽ không can thiệp vào giai đoạn này.
Bản ý kiến trong vụ Nixon kiện Fitzgerald được đưa ra sau khoảng một năm, trong khi trong vụ án hiện tại, “toàn thể tranh chấp tư pháp về vấn đề này là một bản ý kiến trong vòng 19 ngày của tòa án địa hạt.”
“Biện lý Đặc biệt … nhầm lẫn giữa ‘lợi ích chung’ với lợi ích đảng phái rất rõ ràng khi bảo đảm rằng Tổng thống Trump sẽ phải chịu một phiên tòa hình sự kéo dài nhiều tháng tại cao trào của chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông là ứng cử viên đang dẫn đầu và là đối thủ đáng gờm duy nhất của Chính phủ đương nhiệm,” họ lập luận.
Nguyên tắc không xét xử hai lần
Thẩm phán Tòa án Địa hạt Liên bang Tanya Chutkan đã ra phán quyết rằng một thủ tục đàn hặc và việc Thượng viện tuyên trắng án sau đó đã không ngăn được việc đưa ra các cáo buộc tương tự đối với Tổng thống Trump tại tòa án hình sự.
Bà ra phán quyết rằng làm như vậy sẽ đặt Tổng thống Trump lên trên luật pháp. Các luật sư bào chữa đã lập luận rằng trường hợp này không phải như vậy, bởi vì Điều khoản Phán quyết Đàn hặc được tạo ra để buộc các tổng thống phải chịu trách nhiệm.
Các luật sư của ông Trump nói với Tối cao Pháp viện rằng “cả công tố viên liên bang lẫn tiểu bang đều không được phép phán quyết các hành động theo thẩm quyền của Tổng thống, vốn được trao riêng cho Tổng thống.”
Họ lập luận rằng trừ phi một tổng thống bị đàn hặc rồi sau đó bị Thượng viện kết án, nếu không ông được miễn truy tố, vì điều khoản này không “mở rộng ra cả việc rời khỏi khỏi Chức vụ,” nhưng nói thêm rằng bên bị kết án “tuy nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị Truy tố, Xét xử, Phán quyết, và Trừng phạt.”
Họ lập luận rằng hàm ý rõ ràng này là việc Tổng thống Trump đã bị xét xử vì các cáo buộc trong vụ án này rồi, và đã không bị kết án phạm tội.
Các tổng thống khác
Họ lập luận thêm rằng việc cho phép truy tố hình sự các cựu tổng thống vì những hành động theo thẩm quyền sẽ có tác động ngược trở lại.
Đưa ra đơn cử như các Tổng thống John Quincy ams, George W. Bush, và Barack Obama, bản tóm tắt viết, “Lịch sử Mỹ quốc có rất nhiều ví dụ về những Tổng thống bị đối thủ chính trị cáo buộc phạm tội thông qua các hành động theo thẩm quyền của họ.”
Sau khi Tổng thống ams bổ nhiệm ông Henry Clay làm Ngoại trưởng, tuyên bố của Tổng thống Bush rằng ông Sdam Hussein sở hữu những kho vũ khí hủy diệt hàng loạt, và việc Tổng thống Obama cho phép tấn công bằng phi cơ không người lái dẫn đến hai công dân Mỹ tử vong, “các đối thủ chính trị” của họ “đã cáo buộc mạnh mẽ” rằng Tổng thống có hành vi phạm tội trong những hành động theo thẩm quyền của mình.”
Họ lập luận rằng “thông lệ liên tục” về việc không truy tố các hành động theo thẩm quyền có hàm ý rằng “thứ quyền lực này không tồn tại.”
Diễn biến vụ việc
Cựu Tổng thống Trump đã đệ trình các kiến nghị yêu cầu bác bỏ vụ kiện vì một số lý do, trong đó có cả việc bảo vệ quyền miễn trừ của tổng thống.
Kiến nghị đó đã bị tòa địa hạt này bác bỏ, đưa đến một kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, do đó vụ kiện tại tòa địa hạt bị ngừng lại.
Hôm 11/12, biện lý đặc biệt đã kiến nghị lên Tối cao Pháp viện xem xét lại ngay lập tức liên quan đến việc bảo vệ quyền miễn trừ của cựu Tổng thống Trump.
Phía công tố viên đã hỏi Pháp viện “liệu một cựu Tổng thống có được miễn trừ hoàn toàn khỏi bị truy tố liên bang vì những tội phạm phải khi còn đương chức hay được Hiến Pháp bảo vệ khỏi bị truy tố liên bang khi ông đã bị đàn hặc nhưng không bị kết án trước khi bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự này.”
Hành động này đã ngăn cản cựu Tổng thống Trump cuối cùng kháng cáo vụ việc lên Pháp viện, như ông đã đề nghị sẽ làm trong các tuyên bố công khai.
Đơn kiến nghị cũng được đưa ra vài giờ sau khi các công tố viên có hành động tại tòa phúc thẩm, yêu cầu giải quyết nhanh đơn kháng cáo của cựu Tổng thống Trump.
Phía công tố viên lập luận rằng việc xét xử vụ án này một cách nhanh chóng sẽ có lợi cho công chúng, trong khi các luật sư bào chữa lập luận rằng vụ án được tiến hành gấp rút nhằm can thiệp vào chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump.
Tại tòa phúc thẩm, phiên điều trần đầu tiên đã được ấn định vào ngày 09/01/2024.
19 Tổng Chưởng lý và các chuyên gia khác nêu thêm câu hỏi
Hôm 20/12, Tổng chưởng lý Alabama Steve Marshall, cùng với 18 Tổng Chưởng lý của tiểu bang khác, đã đệ trình một bản góp ý thân hữu của tòa án (amicus brief).
Phía luật sư lập luận rằng biện lý đặc biệt đã không chứng minh được sự cần thiết của một phiên tòa xét xử vào ngày 04/03, và yêu cầu Pháp viện quyết định liệu phía công tố viên có “đưa ra một bằng chứng bất thường cho thấy rằng vụ án này chứng minh cho ‘sự sai lệch so với thông lệ phúc thẩm thông thường’ và yêu cầu Tòa án này ‘quyết định ngay lập tức’ hay không.”
Các tổng chưởng lý lập luận rằng đơn kiến nghị của phía công tố viên “không bao giờ giải thích tại sao” việc xét xử vụ án này một cách nhanh chóng là rất quan trọng.
“Sự im lặng đó vừa đáng chú ý vừa đáng lo ngại, cho thấy việc yêu cầu trợ giúp đặc biệt và ngay lập tức của Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi lợi ích đảng phái, chứ không phải lợi ích chung,” bản góp ý viết.
Cựu Tổng chưởng lý Edwin Meese III và các giáo sư luật Steven G. Calabresi và Gary S. Lawson cũng đã cùng nhau đệ trình một bản góp ý amicus không ủng hộ bên nào, hỏi Tối cao Pháp viện rằng liệu ông Smith ngay từ ban đầu có thẩm quyền thích hợp để đưa ra một yêu cầu như vậy hay không.
Catherine Yang _ Cẩm An
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.