Cha mẹ cần phải ưu tiên việc tự chăm sóc bản thân, trong khi sự thống nhất giữa cha mẹ và thừa nhận những điểm tốt ở trẻ cũng rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ gia đình lành mạnh.
Nuôi dạy con cái là một cuộc hành trình dài, các bậc cha mẹ luôn phải học cách kiểm soát căng thẳng và cảm xúc do trẻ gây ra. Và giống như việc tiếp viên hàng không sẽ khuyên bạn nên đeo mặt nạ oxygen cho chính mình trong trường hợp khẩn cấp, các chuyên gia nói rằng bạn cần bảo đảm hạnh phúc của bản thân nếu muốn giúp con trẻ.
Giáo sư Alex Chan Chi-keung, trưởng khoa Nghệ thuật và Nhân văn tại Đại học Tung Wah Hong Kong, các bậc cha mẹ cần phải ưu tiên việc chăm sóc bản thân.
Ông nói trong một sự kiện nuôi dạy con cái gần đây, “Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là đối xử tốt và yêu thương bản thân mình.”
Mặc dù cha mẹ khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng bởi cảm xúc khi kỷ luật con cái, và có những cảm xúc tiêu cực là hoàn toàn bình thường, ông Chan khuyên không nên thể hiện các cảm xúc tiêu cực này ngay lập tức với trẻ em, vì điều này không hữu ích.
Thay vào đó, ông nói, chỉ nên điều chỉnh lại cảm xúc, tập trung chú ý vào thời điểm hiện tại. Cho phép bản thân chấp nhận những cảm xúc tiêu cực có thể giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Cách giúp cha mẹ kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Giáo sư Chan khuyến khích cha mẹ thực hiện nhóm các bài tập dưới đây khi đối mặt với áp lực của việc nuôi dạy con cái hay cuộc sống:
· Nhắm mắt lại, cố gắng duy trì sự im lặng, và hít thở sâu: Hít vào chậm và thở ra từ từ.
· Suy ngẫm về các yếu tố gây căng thẳng gần đây liên quan đến nuôi dạy con cái, thất bại trong cuộc sống hàng ngày hoặc thậm chí là những thất bại trong quá khứ trong quá trình phát triển bản nhân. Hãy để những cảm xúc này nổi lên từng cái một.
· Mở lòng bàn tay. Hình dung những cảm xúc này chảy vào tay bạn.
· Hít thở chậm, sâu. Nắm chặt cả 2 nắm tay, đặt chắc chắn lên ngực và hít thở thật sâu.
· Từ từ thở ra. Xòe bàn tay để bộc lộ những cảm xúc tiêu cực này.
· Hình dung người bạn thân của bạn phải đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng tương tự: Bạn sẽ động viên người bạn của mình như thế nào? Bạn sẽ trao cho anh/cô ấy một cái ôm hay sẽ vỗ vai [an ủi] người bạn mình?
· Bây giờ, hãy xem xét bản thân trong tình huống tương tự: khi đối mặt với những khó khăn khác nhau, bạn sẽ động viên bản thân như thế nào, giống như cách bạn động viên những người bạn của mình?
· Cuối cùng, hãy ôm chặt bản thân bằng cả hai tay, cảm nhận cuộc sống đang hiện diện và nhận ra vai trò quan trọng của bản thân trong cuộc sống của các con (trong khi đó hãy tiếp tục hít thở).
Sự đồng thuận giữa cha mẹ
Ông Chan cho biết, trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của cha mẹ và sự đồng thuận của cha mẹ là rất quan trọng trong việc xây dựng cảm xúc hạnh phúc cho con.
Ông nói, “Nếu có thể, các bậc cha mẹ nên đồng lòng trong mọi ý kiến, cố gắng đưa ra những quyết định nhất quán cho con trẻ.”
“Ngay cả khi cả hai có quan điểm khác nhau, tốt nhất bạn nên im lặng quan sát khi vợ/chồng đang dạy dỗ các con. Tránh mâu thuẫn, và sau đó bình tĩnh giao tiếp với người vợ/chồng của mình. Hãy cố gắng đừng bao giờ tranh cãi trước mặt con.”
Nhận biết ba đặc điểm vượt trội ở trẻ em
Bà Cheung Yen, nhà tâm lý học tư vấn có chứng nhận của Hiệp hội Tâm lý Hong Kong, người cũng tham dự diễn đàn, cho biết bà cũng tin rằng việc nhận ra và đánh giá cao những đặc điểm tốt ở trẻ em có thể gắn kết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái một cách tự nhiên.
Bà nói rằng trẻ em, mặc dù còn nhỏ nhưng sở hữu ba “đặc điểm vượt trội” chính:
· Luôn gắn bó với gia đình. Con cái gắn bó với cha mẹ một cách tự nhiên, đặt niềm tin tuyệt đối vào cha mẹ, và đặc biệt luôn gắn bó với gia đình hạnh phúc của mình.
· Toàn tâm toàn ý nghĩ cho cha mẹ. Con cái luôn đặt cha mẹ lên hàng đầu và sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cha mẹ được hạnh phúc.
· Giàu tình cảm với cha mẹ (dù lớn lên vẫn cố gắng hoàn thành mong đợi của cha mẹ).
Bà nói, “Trên thực tế, việc hình thành mối quan hệ gia đình lành mạnh là môi trường rộng lớn nhất và an toàn nhất cho sự phát triển của con.”
Connie Yuen & Angela Bright _ Ngọc Thuần
***
Cái giá của sự tức giận
Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.
https://baomai.blogspot.com/
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.