Thursday, April 3, 2014

Các mức độ phê phán

image
Blogger Phạm Viết Ðào nguyên là một quan chức của Bộ Văn hóa. Ông bị tuyên án 15 tháng tù ngày 19/3 về tội gọi là 'lạm dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước', chiếu theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự.
Lâu nay, ở trong nước, có nhiều người, kể cả đảng viên, có khi là những đảng viên cao cấp, lên tiếng phê phán chính quyền và được xem là những nhà phản biện hoặc những nhà tranh đấu cho dân chủ. Tuy nhiên, theo dõi kỹ những lời phát biểu của họ, chúng ta thấy là sự phê phán của họ, cho dù gay gắt đến mấy, cũng thuộc nhiều phạm vi và với những mức độ khác nhau. Các giải pháp được đề nghị để giải quyết vấn đề cũng khác nhau.

Thứ nhất, một số khá lớn chỉ dừng lại ở phạm vi chính sách. Theo họ, trong suốt mấy chục năm cầm quyền, đặc biệt từ sau năm 1954, ở miền Bắc và sau năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam đã có một số chính sách không đúng và cũng không hoàn toàn có lợi. Được chú ý nhiều nhất là chính sách cải cách ruộng đất, gắn liền với các màn đấu tố khốc liệt ở miền Bắc; chính sách đàn áp và kềm kẹp văn nghệ sĩ, tiêu biểu nhất là qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm; chính sách liên quan đến cái gọi là vụ án chống xét lại châu tuần chung quanh cách đối xử với Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ trí thức bị xem là thân Nga; chính sách đối với công chức và sĩ quan dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng như những người được xem là tư sản mại bản ở miền Nam, v.v…

image
Ở phạm vi này, thái độ phê phán có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: Một, thẳng thắn cho các chính sách ấy vừa sai vừa xấu, vừa xuất phát từ tầm nhìn thiển cận vừa xuất phát từ những động cơ hẹp hòi, bảo thủ và giáo điều, thậm chí, nô lệ dưới ảnh hưởng và áp lực đến từ Trung Cộng. Hai, cho các chính sách tuy sai nhưng không hẳn xấu. Sai, chủ yếu vì những hạn chế trong nhận thức; nhưng không xấu vì chúng xuất phát từ nhiệt tình và thiện chí, dù là một cách ngây thơ, đối với đất nước và cách mạng.

Biện pháp để giải quyết các sai lầm trong chính sách khá đơn giản, hầu như được mọi người đề nghị giống nhau: đi sâu sát vào quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng và lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Thứ hai, tập trung sự phê phán vào một số cá nhân, chủ yếu là một số nhà lãnh đạo cao cấp nào đó. Bị phê phán nhiều nhất là Lê Duẩn, Trường Chinh và Lê Đức Thọ trước kia cũng như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng sau này.

Ở đây, cũng có hai mức độ khác nhau. Một số người cho họ sai. Sai, chủ yếu vì tầm nhận thức, và gắn liền với tầm nhận thức ấy, là những hạn chế “khách quan” của lịch sử. Hai, cho những nhà lãnh đạo ấy vừa sai vừa xấu. Xấu, ở tâm địa bè phái hẹp hòi, ở tinh thần cá nhân chủ nghĩa, chỉ muốn củng cố quyền lực của mình và con cháu mình. Trong mọi trường hợp, ở đây người ta đều né tránh Hồ Chí Minh, có khi, còn muốn biện hộ cho Hồ Chí Minh khi cho rằng, từ đầu thập niên 1960 về sau, ông hoàn toàn bị cô lập và bị tước hầu như mọi quyền lực trong đảng: Mọi trách nhiệm đối với dân tộc trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc đều thuộc về hai người: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

image
Biện pháp đề nghị: Đảng cần cẩn thận trong khâu quản lý cán bộ, thực hiện nguyên tắc làm chủ tập thể, nâng cao trình độ học vấn của cán bộ (được phản ánh qua bằng cấp – dù là bằng giả!).

Thứ ba, quyết liệt hơn, một số người phê phán cả chế độ. Theo họ, các khuyết điểm của Việt Nam hiện nay đều có tính chất hệ thống, gắn liền với bản chất chế độ, do đó, muốn thay đổi, người ta phải thay đổi tận từ gốc rễ: phải dân chủ hóa.

Có điều, ở đây cũng lại có hai mức độ khác nhau: Một, cho chế độ và các cơ chế gắn liền với chế độ ấy đã lỗi thời. Khi nói vậy, người ta hàm ý: trước đây, ít nhất là thời chiến tranh chống Pháp để giành độc lập và chiến tranh Nam Bắc để thống nhất đất nước là đúng đắn và cần thiết. Hai, ít hơn, một số người cho chế độ xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh chọn lựa sau Cách mạng tháng Tám, ngay từ đầu và tự bản chất, đã sai: Nó có tính chất độc tài, cuồng tín và đầy bạo lực, lúc nào cũng chà đạp lên nhân quyền và khát vọng tự do, dân chủ của mọi người. Trong khi những người dừng lại ở mức độ đầu tiếp tục tôn thờ các lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những người thuộc mức độ sau đi xa hơn, đến mức độ thứ tư phía dưới.

Thứ tư, hiếm hơn, một số người cho tất cả cái sai của Việt Nam lâu nay, đặc biệt hiện nay, đều nằm ở ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.

image 
Ở đây, có đến ba mức độ phê phán. Một, cho chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng đẹp và cao cả nhưng bị vận dụng sai, trước hết, ở Liên Xô và Trung Quốc; sau, đến các nước theo gương Liên Xô và Trung Quốc, trong đó, có Việt Nam. Hai, cho chủ nghĩa xã hội tuy chỉ là không tưởng, nhưng ít nhất, nó cũng có tác dụng tốt trong một giai đoạn lịch sử nhất định, lúc nhu cầu chống chủ nghĩa thực dân và giải phóng đất nước đang là những mục tiêu hàng đầu. Ba, cho chủ nghĩa xã hội không những sai về lý thuyết, không tưởng trong mục đích mà còn tàn bạo trong thực hành. Theo họ, chủ nghĩa Mác đã sai; chủ nghĩa Lenin lại càng sai; chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao không những sai mà còn ác. Nhân danh lý tưởng tự do và bình đẳng cho giai cấp vô sản, các chế độ xã hội chủ nghĩa trên khắp thế giới đều chỉ làm một công việc duy nhất là chà đạp lên ước vọng tự do và bình đẳng của mọi người để phục vụ cho những tham vọng ích kỷ của một số cá nhân lãnh đạo.

Ở phạm vi này, người ta không những khác nhau ở mức độ mà  còn khác nhau về thời điểm thức tỉnh: Một số người chỉ nhận thức ra điều này kể từ khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu; một số người khác, sớm hơn, đã thấy mầm mống của họa độc tài toàn trị ngay từ đầu, dù không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để lên tiếng một cách công khai.

image
Về biện pháp, cả hai nhóm thứ ba và thứ tư ở trên đều giống nhau ở một điểm: Việt Nam cần phải từ bỏ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cần phải dân chủ hóa. Thế nhưng cách thức dân chủ hóa ở mỗi người một khác. Một số cho tiến trình dân chủ hóa ấy cần được thực hiện qua một cuộc cách mạng từ dưới lên trên, một cách nhanh chóng và triệt để. Ngược lại, một số khác lại cho nó chỉ có thể được thực hiện từ bên trong, một cách tiệm tiến, như một nỗ lực tự cải tổ, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân nào đó trong giới cầm quyền hiện nay.

image
Như vậy, cũng là phê phán nhà cầm quyền, nhưng không phải ai cũng giống ai. Người ta khác nhau không phải chỉ ở phạm vi mà còn ở mức độ và đặc biệt, các biện pháp để thay đổi và cải thiện. Những khác biệt này, một mặt, khá dễ hiểu; mặt khác, lại làm suy yếu lực lượng phản biện. Một sự thống nhất về phương diện nhận thức, do đó, rất cần thiết. Tuy nhiên, sự thống nhất ấy chỉ có thể được hiện thực hóa bằng một biện pháp duy nhất: thảo luận.




Nguyễn Hưng Quốc


image

Ca sĩ Khúc Uyển Đình: Gạch nối giữa hai nền văn hó...
Ði câu với những tay 'sát cá' người Việt ở Florida...
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?
Ukraine nói cảnh sát đặc nhiệm bắn người
Bi kịch một tướng cướp
Tôi là người Ukraine: thu hút hàng triệu lượt xem ...
Vẫn không có một dấu hiệu nào của MH370
Người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam
FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San...
Nỗi buồn gỏi cá
Đổ Nước Đường
Nguồn gốc từ đâu có chữ OK
Làng làm khô nhái
Những con đường đạt kỷ lục thế giới
Internet 'đem lại tự do'
Phận người trong những lồng sắt ở Hong Kong
Bị cấm cửa, mới giật mình
Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu
Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba
Hài độc thoại qua lăng kính của nữ diễn viên Mỹ gố...
MH370 đã chở theo "sát thủ thầm lặng"
Trận chiến ngủ chung giường
Những thay đổi thi vào đại học Mỹ có cản trở sinh ...
Học để trở thành công cụ
Xe đưa đón học sinh ở Thủ đô nước CHXHCNVN
Bịnh Dại Thời Đại
Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại...
Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga
Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào T...
Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược
Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatic...
Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.