Hồi ký của bà Suzanne Simard, ‘Đi Tìm Cây Mẹ,’ đang được chuyển thể thành một phim truyện.
Bà Suzanne Simard đã khám phá ra một sự thật thú vị về cây cối: Chúng giao tiếp và tương tác với nhau bằng cách sử dụng các mạng lưới nấm dưới mặt đất, mà bà gọi là con đường sinh học. Không chỉ vậy, bà phát hiện ra cây cối còn có khả năng nhận thức liên quan đến nhận biết, học tập và ghi nhớ.
Nghiên cứu của bà Simard đã chứng minh rừng có các cây trung tâm hay còn gọi là “cây mẹ” các cây cổ thụ to lớn đóng vai trò quan trọng trong dòng thông tin và tài nguyên trong rừng.
Bà Suzanne Simard là một giáo sư sinh thái rừng, hiện bà đang giảng dạy tại Đại học British Columbia. Bà chụp ảnh cùng với tàn tích của một cây tuyết tùng già ở Haida Gwaii, B.C., năm 2017.
“Cây cối không có não, không có hệ thống thần kinh, nhưng chúng có những cấu trúc này và những mô hình tiến hóa cao, cơ thể chúng được xây dựng giống với con người và động vật đến nỗi chúng có những dấu hiệu thông minh,” bà Simard, một giáo sư về sinh thái rừng tại Đại học British Columbia.
Bà Simard bắt đầu quan tâm đến hoạt động của cây cối và rừng khi còn là một đứa trẻ ở British Columbia, nơi ông nội của bà là một người khai thác gỗ và làm công việc lâm nghiệp cùng với những chú ngựa. Bà tiếp tục trở thành người tiên phong trong lĩnh vực giao tiếp và trí tuệ thực vật.
Bà thành lập Dự án Cây mẹ vào năm 2015, dự án được tạo ra để nghiên cứu mối liên hệ và giao tiếp giữa “những cây mẹ” linh sam Douglas và những cây con của chúng.
Bà nói: “Tôi đã thiết kế các loại thực hành lâm nghiệp này dựa trên … ý tưởng tất cả các cây đều được kết nối với nhau trong rừng, và những cây cổ thụ lớn thực sự quan trọng trong việc tái tạo rừng, trong cách lưu trữ carbon trong đa dạng sinh học.”
“Chúng tôi đang thử nghiệm tất cả những cách khác nhau để giữ lại những cây mẹ già để giúp rừng có khả năng phục hồi.”
Bà Simard cùng với khoảng 30 sinh viên sau đại học đã mở rộng nghiên cứu ban đầu sang các khu rừng ở British Columbia, Alaska và Chile.
Bà giải thích rằng các cây cổ thụ trên khắp thế giới xây dựng các mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau với nấm hoặc các nhóm nấm, được gọi là mycorrhiza, nghĩa đen là “nấm rễ.” Với sự trợ giúp của các loại nấm rễ này, nó đã tạo điều kiện giao tiếp giữa các cây với nhau, những cây lớn này có thể truyền tín hiệu báo hiệu nguy hiểm, quản lý tài nguyên và tái tạo rừng.
Trong khi lưu ý rằng các hệ thống rừng có “các mô hình rất giống với cơ thể chúng ta,” bà Simard cho biết bà phải cẩn thận khi mô tả những phát hiện của mình trong mối quan hệ với con người để tránh “những điều cấm kỵ trong khoa học” hoặc cáo buộc nhân cách hóa.
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng ở một khía cạnh nào đó, sự nghiêm khắc của chúng tôi về điều đó đã khiến chúng tôi mù quáng trên một một số phương diện. Nó đã che mắt chúng tôi [hiểu] về thực vật và cây cối là gì và [rừng] có khả năng gì.”
“Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi sẽ sử dụng những từ ngữ nào để mô tả khả năng đáng kinh ngạc này của rừng để đáp ứng và thích nghi, nhận biết và thay đổi và học hỏi, đồng thời ghi lại những ký ức trong vòng tròn cây và hạt giống của chúng? … Tôi nghĩ điều đó thể hiện là cực kỳ thông minh, điều đó là phát triển ở cấp độ cao.”
Tháng trước (05/2021), bà Simard đã phát hành cuốn sách đầu tiên của mình, “Finding the Mother Tree: Discovering the Wisdom of the Forest,” (Tạm dịch: Đi Tìm Cây Mẹ: Khám Phá Sự Trí Tuệ Của Khu Rừng) và có kế hoạch chuyển thể nó thành phim truyện.
Bộ phim sẽ do Bond Group Entertainment phát triển và sản xuất, cùng với nữ diễn viên Hoa Kỳ Amy Adams là đồng sáng lập, và là người sẽ đóng vai giáo sư Simard. Phim sẽ do công ty Nine Stories Productions của nam diễn viên Jake Gyllenhaal đồng sản xuất.
Bà Simard cho biết bà hy vọng bộ phim sẽ nâng cao nhận thức về “thảm họa khai thác rừng,” đặc biệt là ở tỉnh quê hương của bà.
Bà cho biết, “Những gì tôi đã thấy là, khi tôi lớn lên ở tỉnh British Columbia này, nó đã đi từ một tỉnh rừng già thành một tỉnh có rừng bị khai thác trắng.”
“Chúng ta phụ thuộc vào những khu rừng này để cung cấp nước, đa dạng sinh học, lưu trữ carbon. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào những khu rừng lành mạnh theo nhiều cách và tôi không nghĩ rằng mọi người thực sự nhận ra điều đó và quá dễ dàng để bỏ qua thảm kịch đang xảy ra trong các khu rừng của chúng ta.
“Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một trong những thông điệp chính được đưa ra [trong phim]: yêu rừng và bảo vệ rừng trước nạn khai thác không cần thiết.”
Andrew Chen _ Tịnh Nhi
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.