Để phát triển thịnh vượng, hoặc thậm chí chỉ để tồn tại, một quốc gia và nền văn hóa kêu gọi sự hy sinh của mỗi thế hệ, trong suốt quá trình cưu mang, nuôi dạy và giáo dục thế hệ trẻ và truyền cảm hứng cho họ cùng làm như vậy.
Sự hy sinh cần thiết ở mỗi thế hệ cũng liên quan đến bổn phận yêu nước, được thấm nhuần trong các thanh niên ngay từ khi còn nhỏ ở hầu hết các quốc gia và nền văn hóa, để đặt mạng sống của chính mình lên lằn ranh nếu được kêu gọi làm như vậy. Nhiều học sinh Anh Quốc cùng thế hệ với tôi, cũng giống như những học sinh trước đó, đã học từ thi sĩ Latin Horace, “Dulce et decorum est pro patria mori” — “Thật ngọt ngào và đúng đắn khi được chết cho quê hương.” Tại Hoa Kỳ, hàng năm chúng ta tôn vinh sự hy sinh lớn lao của những người đã ngã xuống cho đất nước này.
Tại Hoa Kỳ, hàng năm đều tổ chức tôn vinh sự hy sinh lớn lao của những người đã ngã xuống cho đất nước.
Trong cuốn sách gần đây của mình, “Things Worth Dying For: Thoughts on a Life Worth Living” (tạm dịch: “Những Điều Đáng Để Chết Vì Nó: Những Suy Nghĩ Về Một Cuộc Sống Đáng Sống”) ngài Charles Chaput, Tổng giám mục mới nghỉ hưu của Philadelphia, nhận xét rằng “Các nền văn hóa không thể truyền cảm hứng cho sự hy sinh tuyệt đối từ người dân của họ cho một nhu cầu hoặc đạo lý chung không có tương lai. Những nền văn hóa này đã tiêu vong mà không hề hay biết.”
Nhưng không một quốc gia hay căn nguyên nào có thể coi sự sẵn sàng hy sinh như vậy là điều đương nhiên. Trong những năm gần đây, nhiều học sinh đã và đang hoài nghi, nếu không muốn nói là diễu cợt, về những lời kêu gọi yêu nước. Nhưng ngay cả vào tháng 02/1933, một tháng sau khi Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng Đức, các sinh viên trong một cuộc tranh luận tại Đại học Oxford ở Anh Quốc đã bỏ phiếu cho một kiến nghị khẳng định rằng “Quốc hội này sẽ không chiến đấu vì Đức Vua và Đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào.” Kiến nghị này đã gây chấn động với mọi người trên khắp thế giới sử dụng Anh ngữ và làm hài lòng những người Đức đang tìm cách thành lập một đế chế mới, một “Đế chế thứ ba,” do sự suy đồi và thụ động của giới tinh hoa trẻ tuổi của Anh Quốc.
Như ngài Chaput nói, chúng ta không sống trong một nền văn hóa chiến binh, trong đó các đức tính yêu nước được thấm nhuần và chia sẻ rộng rãi như ở Sparta, Athens, hoặc thời Trung cổ của Âu Châu.
Đây là triệu chứng, ngay cả khi chỉ là một sơ xuất, rằng phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tweet một lời chào chúc tất cả chúng ta một khoảng thời gian dài cuối tuần vui vẻ, mà không đề cập đến Ngày Tưởng niệm như một thời điểm để thương tiếc cho những người đã hy sinh mạng sống của họ vì Quốc gia. (Ngày hôm sau, sau nhiều lời chỉ trích, và những ngày tiếp theo, bà đã thừa nhận mục đích và ý nghĩa của việc tưởng niệm.)
Ái quốc là gì?
Ái quốc là tình yêu hoặc lòng trung thành của một cá nhân đối với đất nước của mình. Học giả Israel Yoram Hazony phân biệt ái quốc với chủ nghĩa dân tộc, mà ông định nghĩa là một lý thuyết nhằm thiết lập một thế giới của các quốc gia tự do và độc lập. Chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc, được hiểu như vậy, đều không đòi hỏi sự phục tùng của các quốc gia khác hoặc sự phục tùng của các quốc gia đối với một luật chung, phổ quát.
Ái quốc là tình yêu hoặc lòng trung thành của một cá nhân đối với đất nước của mình.
Tình yêu đất nước của chính mình không bao hàm mong muốn thống trị người khác hoặc áp đặt pháp quyền toàn cầu, xuyên quốc gia thống nhất và phổ biến theo cách của các dự án đế quốc như Liên minh Âu Châu hoặc Trung cộng cộng sản.
Không tin tưởng vào lòng ái quốc
Một hậu quả của hai cuộc thế chiến trong thế kỷ trước là sự mất lòng tin vào chủ nghĩa dân tộc và lòng ái quốc. Ông Hazony lập luận, từ một góc độ khác, như Lênin đối với Đệ nhất Thế chiến, rằng những cuộc chiến đó là hình thức cạnh tranh giữa các đế quốc hoặc đấu tranh cho đế quốc, chứ không phải cho tự do và độc lập của các quốc gia trong một hệ thống tự do và độc lập các nhà nước quốc gia. Sự phát triển của các tổ chức quốc tế và xuyên quốc gia như Liên Hiệp Quốc sau chiến tranh đã tìm cách đạt được sự hòa hợp và hòa bình bằng cách thiết lập một nguyên tắc luật quốc tế hạn chế lòng trung thành của các quốc gia.
Một loại chủ nghĩa không tưởng toàn cầu, ngoài chủ nghĩa cộng sản thế giới dưới các hình thức chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao, đã phát triển ở phương Tây. Nó tìm cách ngăn chặn sự tái hợp của những chủ nghĩa dân tộc thái quá, đặc biệt là ở Đức, bằng cách thành lập các cơ quan quốc tế và xuyên quốc gia có thể áp đặt ý chí của họ lên các quốc gia nhân danh hòa bình và pháp quyền.
Tham vọng hơn, Liên minh Âu Châu (EU) ngay từ đầu đã được thiết kế để hạn chế các xung lực mang tính dân chủ và yêu nước cũng như áp đặt các nhà nước hành chính và các bộ máy quan chức xuyên quốc gia. EU là một phong trào, không chỉ hướng tới một khu vực thương mại hợp nhất, như lúc đầu tiên được quảng bá cho các chính trị gia và cử tri, mà còn hướng tới một siêu nhà nước, được điều hành bởi một bộ máy quan liêu không chịu trách nhiệm một cách dân chủ mà có thể hạn chế và kiềm chế quốc hội và tòa án của các quốc gia thành viên, áp đặt một luật chung cho tất cả. EU đã phát triển cả các biểu trưng của một quốc gia có chủ quyền—gồm quốc kỳ, quốc ca, tiền tệ của chính nó (đồng euro được hầu hết các thành viên chấp nhận), và có khát vọng về một chính sách ngoại giao và lực lượng quân sự chung.
Hội nhập kinh tế và chính trị toàn cầu—sự tăng trưởng của thương mại thế giới, các cơ quan chính trị và quản lý—đã làm suy yếu chủ quyền quốc gia, đồng thời làm tê liệt lòng ái quốc và lòng trung thành dân tộc trong giới tinh hoa.
Khi các quốc gia trở nên quan liêu hơn và chủ quyền quốc gia bị hạn chế bởi sự phát triển kinh tế và chính trị toàn cầu, các quốc gia này sẽ trở nên có khuynh hướng ít muốn có được lòng trung thành của người dân như là hiện thân của cộng đồng. Đối với nhiều người, như triết gia Alasdair MacIntyre đã nói, nhà nước-quốc gia hiện đại đã phát triển thành một “nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan liêu” không bao giờ mang lại giá trị cho đồng tiền hoặc thực hiện những lời hứa của nó. Nó không và không thể là hiện thân của cộng đồng hoặc là nơi tồn giữ các giá trị thiêng liêng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó “chiêu dụ một người thay mặt nó để hy sinh mạng sống của người đó.” Kết quả, ông viết, “cứ như thể được yêu cầu chết vì công ty điện thoại.”
Ái quốc và Dân chủ
Chưa hết. Các quốc gia hiện đại như Hoa Kỳ hoàn toàn không giống như một công ty điện thoại. Chắc chắn có một thiểu số đáng kể (có lẽ 25%)—những thành viên đã thống trị kinh tế và chính trị trong nhiều thập kỷ đó là cả người theo chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa cá nhân, ủng hộ một thế giới không biên giới với tình trạng nhập cư không kiểm soát và có quan điểm về quốc gia, giống như gia đình, cộng đồng địa phương hay cộng đồng khu vực, mâu thuẫn với các giá trị và quan điểm của hầu hết dân số.
Những người có quan điểm ưu tú như vậy, đồng thời theo chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa cá nhân, đều cảnh giác hoặc thù địch với nền dân chủ. Họ sợ hãi quần chúng và ủng hộ sự cai trị của các chuyên gia, sự lớn mạnh của nhà nước quản lý, hành chính, chế độ kỹ trị cũng như các tổ chức và thể chế xuyên quốc gia không chịu trách nhiệm trước cử tri của một chính thể dân chủ.
Kết quả là “thiếu hụt dân chủ” và mất chủ quyền quốc gia. Giới tinh hoa trong và khắp các quốc gia đã phản ứng với sự sửng sốt và hoảng hốt trước chiến thắng năm 2016 của cựu Tổng thống Trump và cuộc bỏ phiếu Brexit cùng năm. Trong cả hai trường hợp, kết quả thu được là sự bác bỏ các giả định, thế giới quan và lời chỉ bảo của giai cấp thống trị. Nhưng những người ủng hộ của bên thua cuộc đã nhìn thấy kết quả, không phải là một sự minh chứng mà là một cuộc khủng hoảng dân chủ. Đó là một lời cảnh báo về những gì sẽ xảy ra khi những người dân bình thường có quá nhiều quyền lực và các chuyên gia lại có quá ít quyền lực.
Chủ nghĩa ái quốc—yêu đất nước của mình và tôn vinh những người hy sinh mạng sống cho đất nước—và nền dân chủ đều liên kết với nhau trong bối cảnh này. Cho phép công dân được bỏ phiếu là rủi ro đối với giới tinh hoa khi đất nước bị chia rẽ và hầu hết người dân không có chung các giá trị hoặc quan điểm với họ và có thể không nghe theo họ khuyên bảo. Nó có nguy cơ rằng những người có quan điểm “sai lầm”—những người có ý thức mạnh mẽ về nơi ở và bám rễ vào đất nước và cộng đồng của họ, những người xem trọng gia đình, đức tin và lá cờ—có thể chấm dứt hoặc ít nhất là cản trở việc giải thể những truyền thống và tình cảm đó, điều mà giới tinh hoa có học thức và giàu có hơn thực sự mong muốn.
Vấn đề đối với giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa cá nhân của chúng ta là họ phụ thuộc vào lòng yêu nước và sự hy sinh của những người dân bình thường, đồng thời lại khinh miệt họ cũng như những quan điểm của họ.
Tác giả Paul Adams viết về đạo đức, hôn nhân và gia đình, và chính sách xã hội. Ông là giáo sư danh dự về công tác xã hội tại Đại học Hawaii. Ông cũng đã giảng dạy tại Đại học Case Western và Đại học Texas.
Paul Adams _ Chánh Tín
****
**
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.