Sunday, November 5, 2023

Tình cảm của người dân Trung cộng đối với cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường cho thấy điều gì?

 BM

Kể từ khi Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường đột ngột qua đời, xung quanh nguyên nhân sự ra đi của ông có nhiều ý kiến khác nhau. Mọi người thảo luận về việc vì sao chính quyền của ông Tập Cận Bình không tổ chức tang lễ, nghi thức, và quy mô tang lễ như thế nào, có thành lập ủy ban lo việc tang lễ hay không, có tiến hành khám nghiệm tử thi hay không, v.v. Điều này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC) và cảnh tượng suy vong ngày tàn của triều đại đỏ.


Điều thú vị là, nhiều nhà phân tích ở hải ngoại, trong đó có nhiều người đang ngày đêm mong chờ một đợt phong trào dân chủ mới xuất hiện ở Trung cộng và cuộc cách mạng của người dân nhằm lật đổ nền chính trị bạo ngược của ĐCS_TC, đều dự đoán rằng: trong tình hình hiện nay với sự giám sát chặt chẽ và thống trị đàn áp của ĐCS_TC, các phong trào quy mô lớn của người dân sẽ không thể diễn ra như sự kiện ngày 05/04 hoặc ngày 04/06. Tuy nhiên, phản ứng của người dân Trung cộng cũng khiến mọi người ngạc nhiên.

BM

Vì ĐCS_TC không cho phép đến Quảng trường Thiên An Môn, nên người dân Bắc Kinh đã đến Công viên Thiên Đàn; Thượng Hải không cho phép hoạt động tưởng niệm công khai tự phát, người dân liền dùng lễ hội hóa trang Halloween để bày tỏ tình cảm; chính phủ không cho phép người dân cầm giấy trắng, người dân liền đeo giấy trắng trên người. Ở quê nhà của ông Lý Khắc Cường, số lượng người thương tiếc và viếng hoa lên tới ba triệu người. Điều này khiến mọi người vui mừng nhưng cũng khiến Trung Nam Hải cảm thấy lo lắng.


BM


Đánh giá về ông Lý Khắc Cường, công bằng mà nói, thành tích chính trị của ông trên cương vị thủ tướng quả thực rất mờ nhạt. Tất nhiên, cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh này là một chuyên gia kinh tế, thông tuệ và có năng lực. Ông ấy không thể thể hiện tài hoa để phục vụ người dân, chủ yếu là do sự ràng buộc của lãnh đạo cấp trên, cộng thêm việc chính quyền ĐCS_TC luôn khống chế nền kinh tế Trung cộng để bỏ túi riêng của Đảng. Vì vậy, dù là ai ngồi ở cương vị Thủ tướng thì cũng khó mà thể hiện được. Điều đáng chú ý nhất ở ông Lý đã phần nào nói ra một số sự thật. Từ “Chỉ số Khắc Cường” đến “kinh tế học Khắc Cường,” việc sản xuất điện, vận tải và cho vay để tính toán kinh tế, đã bóc trần ảo tưởng về nền kinh tế Trung cộng. Những ý kiến của ông Lý như “thu nhập bình quân đầu người là 30,000 nhân dân tệ, nhưng 600 triệu người đang có thu nhập hàng tháng chỉ 1,000 nhân dân tệ” …, càng phơi bày sự dối trá về thời kỳ thịnh vượng của ĐCS_TC do ông Tập Cận Bình nắm quyền.


BM

Trong các hoạt động tưởng niệm sau khi ông Lý Khắc Cường qua đời, người dân Trung cộng một lần nữa thể hiện điều mà tác giả gọi là “cảm tình dành cho vị lương tướng” và ca ngợi ông ấy là “thủ tướng tốt của nhân dân.” Thủ tướng Quốc vụ viện của ĐCS_TC, xét trên cương vị cấp bậc và chức trách, thì gần gũi nhất với “Tể tướng” hoặc “Thừa tướng.” Từ xưa đến nay ở Trung cộng, giới sĩ đại phu và phần tử trí thức luôn có khát vọng “Nếu không làm được lương tướng, nguyện sẽ làm lương y.” Đây là nguyên tắc của Nho gia, nếu học giỏi thì làm quan, “cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ (nghèo thì chỉ lo cho mỗi bản thân mình, khi hiển đạt thì làm phúc cho thiên hạ).


Câu nói “cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ” trích từ “Tận Tâm chương cú thượng” của Mạnh Tử, một tác phẩm kinh điển của Nho gia. Câu này có nghĩa là khi một người bất đắc chí, thì nên giữ mình trong sạch, chú trọng đề cao phẩm đức và tu dưỡng cá nhân; còn khi một người đắc chí hiển đạt, thì cần nhớ nghĩ đến việc phát dương thiện lương và trừng phạt cái ác. Chính là nói, người làm tể tướng phải phục vụ dân chúng thật tốt; nếu không làm tể tướng thì làm lương y chữa bệnh cứu người cũng không tệ; nếu cũng không làm được lương y thì cũng nên mang thiện niệm muốn làm người tốt. Nếu con người trên thế gian có thể làm được ba điểm này, thì thế giới của chúng ta sẽ không có nhiều đau khổ như vậy. Bởi vì có quá nhiều người vì danh lợi cá nhân mà muốn tranh giành chức quan, vì lợi ích cá nhân mà muốn làm bác sĩ, nếu không làm được tể tướng và bác sĩ thì không cam lòng, khổ sở tranh đấu cả đời, tạo nghiệp vô số, hoàn toàn đánh mất thiện niệm.


BM

Trong lịch sử Trung cộng, tể tướng là trưởng quan hành chính cao nhất, giúp đỡ nhà vua giám sát các công việc của cả đất nước. Tể có nghĩa là chủ trì, tướng có nghĩa là phụ tá. Quan viên lo liệu các việc cao nhất đứng sau Hoàng đế chẳng phải đều được gọi là “Tể tướng” hay sao? Người tương đương với Thủ tướng hoặc Tể tướng, vào thời Thương Chu gọi là Thái Tể, Khanh Sĩ. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, gọi là Chính Khanh, Tướng Bang. Vào thời Tần Hán, gọi là Tướng Quốc, Thừa Tướng, Tam Công, Lục Thượng Thư Sự. Vào thời Tam Quốc, gọi là Tam Công, Tướng Quốc, Thượng Thư Lệnh, Thừa Tướng. Vào thời Tùy Đường, gọi là Thượng Thư Lệnh, Thượng Thư Bộc Xạ, Thị Trung, Trung Thư Lệnh. Thời nhà Tống gọi là Thượng Thư Tả Hữu Bộc Xạ, Thái Tể, Thiếu Tể, Tả Hữu Thừa Tướng. Thời nhà Nguyên, nhà Minh, gọi là Trung Thư Lệnh, Trung Thư Hữu Tả Thừa Tướng, Nội Các Đại học sĩ. Thời nhà Thanh, lúc đầu gọi là Nghị Chính đại thần, Điện Các Đại học sĩ, về sau gọi là Quân cơ đại thần và Nội các Tổng lý đại thần. Mặc dù có rất nhiều cách gọi, nhưng đối với bách tính Trung cộng, thì cách gọi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi dường như là Tể tướng và Thừa tướng, hoặc chỉ gọi là “Tướng,” tướng trong “xuất tướng nhập tướng.”


“Không làm được lương tướng, nguyện sẽ làm lương y” là câu nói của Phạm Trọng Yêm, một nhà Nho nổi tiếng thời nhà Tống. Vào thời Trung cộng cổ đại, những người có lòng nhân, những kẻ sĩ có chí khí, dù Nho sĩ hay y sĩ, đều có tư tưởng “giúp dân cứu đời.” Họ tin rằng, lòng nhân ái có thể trị lý triều chính, cũng có thể bình thiên hạ. Đem thiện lương và nhân ái truyền bá đến trái tim thế nhân, có thể khiến gia đình hòa thuận, xã hội trật tự, quốc gia ổn định dài lâu.


BM


Điểm xuất sắc thực sự của triết lý sống “Không làm được lương tướng, nguyện sẽ làm lương y” là: nó không khiến người ta tranh giành chức quan như ngàn quân vạn mã chen chúc qua một cây cầu nhỏ, mà dù không làm quan vẫn có thể hành nghề y, cứu người, giúp người và thực hiện được lý tưởng cá nhân. Điều này thực sự rất giống với chế độ xã hội đương đại ở Hoa Kỳ, xã hội đã mở ra nhiều con đường dẫn đến thành công, cho phép mọi người đạt được thành công cá nhân, mang đến điều tốt đẹp cho bản thân và mang lại lợi ích cho thế giới. Ngoài ra còn có nhiều thành viên Quốc hội và quan chức chính phủ cao cấp ở Hoa Kỳ mà nửa đầu cuộc đời của họ từng là bác sĩ, giáo viên hoặc luật sư. Sau khi về hưu rời khỏi chức vụ cao thì họ vẫn có thể hành nghề bác sĩ, giáo viên và luật sư.


Trong mười vị tể tướng nổi tiếng nhất lịch sử Trung cộng, người đầu tiên phải kể đến Quản Trọng. Ông là chính trị gia, nhà quân sự và là nhà cải cách quân sự kiệt xuất thời Xuân Thu. Ông dùng mưu lược trác việt của mình phò tá Tề Hoàn Công trở thành bá chủ đệ nhất thời kỳ Xuân Thu. Câu nói “Kho lương đầy mới biết lễ tiết, cơm áo đủ mới biết vinh nhục,” khiến xã hội thiếu lễ tiết và không biết vinh nhục của Trung cộng ngày nay phải xấu hổ. Sau Quản Trọng, ngoại trừ vị tể tướng gây nhiều tranh cãi nhất là Vương An Thạch, thì thời Thần Tông nhà Bắc Tống, các tể tướng còn lại là Lý Tư thời nhà Tần, Tiêu Hà nhà Tây Hán, Gia Cát Lượng nhà Thục Hán, Ngụy Trưng nhà Đại Đường, Khấu Chuẩn nhà Bắc Tống và Da Luật Sở Tài thời nhà Nguyên, Trương Cư Chính thời nhà Minh, đến Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh đều để lại danh thơm trong sử sách, được người đời ca tụng, tán thán.


BM

Do truyền thống Nho gia và sự tích lũy trong lịch sử nên người Trung cộng có quan niệm về lương y và lương tướng. Bởi vì dù là lương y, hay lương tướng thì đều mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Theo tác giả, họ đã phát triển một kiểu “cảm tình với lương tướng.” Người Trung cộng thích những vị tướng giỏi, dù trong tác phẩm văn học hay ngoài thực tế, chẳng hạn như Tể tướng Lưu La Quốc, Tể tướng Khấu Chuẩn, Tể tướng Ngụy Trưng, thì nam, nữ, già, trẻ, ai cũng rất thích. Gia Cát Lượng, đến Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh. Nhắc đến Tăng Quốc Phiên, nhiều người nhớ đến câu chuyện “càng đánh càng bại” của ông, nhưng vị quan nổi tiếng cuối thời nhà Thanh này, cả Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đều không hẹn mà cùng đánh giá cao ông. Ông Mao Trạch Đông nói: “Những kẻ ngốc và những người thời cận đại, tôi chỉ phục mỗi Tăng Văn Chính Tăng Quốc Phiên. Ông Tưởng Giới Thạch rất ngưỡng mộ Tăng Quốc Phiên, và nói rằng “cả đời chỉ phục Tăng Quốc Phiên,” xem Tăng Quốc Phiên là một người hoàn mỹ.


Thể chế của ĐCS_TC không rõ ràng và có trật tự. Nó là chính thể độc tài dưới sự chuyên chế của ĐCS_TC, do Thủ tướng (Tổng lý) phụ trách công việc của chính phủ. Thủ tướng thấp hơn nguyên thủ của ĐCS_TC (Chủ tịch nước), không thể không nhịn nhục, không thể có được vinh quang trọn vẹn mà phải gánh mọi trách nhiệm. Việc ĐCS_TC sử dụng cụm từ “Thủ tướng Nhân dân” đã khiến nhiều người nhầm lẫn. Thủ tướng của ĐCS_TC thực chất chỉ là “Thủ tướng của ĐCS_TC,” là tổng quản gia của chính quyền chuyên chế của ĐCS_TC, thực sự không liên quan gì đến người dân, bởi vì Thủ tướng của ĐCS_TC chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng Bí thư.


BM


Người Trung cộng có tình cảm tốt với tể tướng, lương tướng. Trước đây, họ kính trọng vị Hoàng đế thiện lương, yêu dân, nhưng không dám dễ dàng bày tỏ sự phản kháng và bất mãn với Hoàng đế bạo ngược, bởi vì hoàng đế nổi giận sẽ chém rơi đầu họ. Bây giờ, người dân Trung cộng không dám bày tỏ sự phẫn nộ đối với ông Tập Cận Bình vì nền chính trị bạo ngược của ĐCS_TC, và họ cũng sợ rước lấy sự tức giận của ông ta. Cảm tình với lương tướng của người dân Trung cộng khiến các “hoàng đế” hiện tại của ĐCS_TC, từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình, phải ghen tị và đề cao cảnh giác. Mao Trạch Đông đối với Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đối với Triệu Tử Dương, và Tập Cận Bình đối với Lý Khắc Cường đều có tâm lý tương tự.


Trong 70 năm thống trị của ĐCS_TC, nếu đếm từng người một, có bảy hoặc tám người đã từng giữ chức thủ tướng của ĐCS_TC. Ngoại trừ hai người là ông Lý Bằng và ông Hoa Quốc Phong hèn nhát trong sự kiện Thiên An Môn Lục Tứ, thì người dân Trung cộng khá bao dung với những người còn lại. Nguyên nhân là vì, một mặt là tuyên truyền tẩy não của ĐCS_TC; mặt khác, những gì mà họ làm là cụ thể, thiết thực, gần gũi với người dân hơn, ít mang màu sắc đảng phái hơn, nên dễ dàng có được sự hiểu biết và ủng hộ của mọi người. Tuy nhiên, người dân Trung cộng ngày nay đã thấm nhuần tình cảm yêu mến “Thủ tướng nhân dân” và “Thủ tướng nhân dân được nhân dân yêu mến.” Tại sao bạn lại có cảm tình “yêu thích Thủ tướng”? Và “nhiệt thành yêu thích thủ tướng nhân dân” thường bị đưa vào bẫy yêu đảng, yêu nước. Phải chăng ĐCS_TC đã xảo quyệt chuyển sự tôn sùng đối với những lương tướng, âm thầm chuyển dời sang thủ tướng của chính quyền ĐCS_TC?


“Cảm tình với lương tướng” đã phát triển thêm một bước dưới sự cai trị của ĐCS_TC. Nó đã trở thành một loại ký thác, một lối thoát khác, và là một cách thầm lặng để trút bỏ sự bất mãn với chính quyền đương thời. Chính vì vậy, dù sau này người ta biết được sự âm hiểm, quỷ quyệt của ông Chu Ân Lai nhưng mọi người thời đó vẫn có rất nhiều kỷ niệm chân thành về ông, phần lớn là do lý do này.


BM


Một thủ tướng có thành tích chính trị thực sự không xuất sắc đến thế thì không thể được chính thức công nhận hay phê chuẩn, mà lại được người dân tưởng nhớ và hoài niệm. Những bó hoa tươi tưởng nhớ ông Lý Khắc Cường là lời tố cáo của người dân Trung cộng đối với chính quyền Trung Cộng. Cảm tình với lương tướng của người dân Trung cộng giờ đây đã chuyển thành một loại thiện niệm khi đối mặt với bạo chính. Và sự tích tụ của thiện niệm chính là sự chôn vùi và tan rã của sự vô tình, vô nghĩa, tàn khốc và bạo chính của ĐCS_TC.




Frank Tian Xie  _  Tường Vân

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.