Chính phủ Trung cộng cáo buộc Hoa Kỳ đã gây ra "hoảng loạn" qua phản ứng của nước này với dịch viêm phổi do virus corona.
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ quyết định tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp và từ chối nhập cảnh đối với các công dân nước ngoài đã vào Trung cộng trong hai tuần vừa qua.
Hiện đã có hơn 17000 trường hợp bị nhiễm virus corona được xác nhận ở Trung cộng.
Mỹ đã thực hiện các biện pháp nào?
Các bác sĩ chạy đua thời gian với virus corona
Hôm 23/1, Mỹ ra lệnh đưa các nhân viên chính phủ không chủ chốt và người nhà của họ ra khỏi thành phố Vũ Hãn, tỉnh Hồ Bắc, ổ dịch của virus corona.
Chưa đầy một tuần sau, Mỹ cho phép các nhân viên chính phủ không chủ chốt và người nhà của họ ở Trung cộng trở về Mỹ nếu họ muốn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona.
Hôm 30/1, WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về chủng virus corona mới này. Sau đó, Mỹ ra lệnh đưa toàn bộ người nhà của nhân viên chính phủ Mỹ dưới 21 tuổi ra khỏi Trung cộng.
Bất kỳ công dân Mỹ nào đã ở tỉnh Hồ Bắc sẽ được kiểm dịch 14 ngày sau khi trở về Mỹ.
Bên ngoài Trung cộng, đã có hơn 150 trường hợp bị nhiễm, với một trường hợp tử vong ở Philippines cũng là người TC.
Trung cộng nói gì nữa?
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh nói hành động của Mỹ "chỉ có thể tạo ra và lan truyền nỗi sợ" thay vì đưa ra sự trợ giúp. Bà này nói Mỹ là quốc gia đầu tiên thực hiện cấm nhập cảnh đối với người Trung cộng và là nước đầu tiên gợi ý rút một phần nhân viên sứ quán tại Bắc Kinh.
"Chính các nước phát triển như Mỹ với khả năng phòng chống dịch bệnh tốt... đã dẫn đầu trong việc áp đặt những hạn chế quá mức, trái với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO," bà Hoa Xuân Oánh nói, hãng tin Reuters đưa tin.
Tuy thế, chính quyền TC cũng thừa nhận "thiếu sót" trong việc ứng phó với dịch virus corona và yêu cầu quốc tế trợ giúp.
Một số quốc gia như Australia cũng đã cấm người Trung cộng nhập cảnh ngay sau khi Mỹ ra lệnh cấm.
Hôm thứ Hai, Hong Kong nói họ đóng cửa 10 trong số 13 cửa khẩu với Trung cộng lục địa từ nửa đêm giờ địa phương.
WHO đã cảnh báo rằng đóng cửa biên giới có thể làm tăng việc lây lan virus, nếu người dân tìm cách nhập cảnh bằng con đường không chính thức.
Các quốc gia khác đã làm gì để ngăn dịch lan tràn?
Các quốc gia khác nhau hạn chế đi lại ở các mức độ khác nhau.
· Từ chối nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài đã tới Trung cộng trong thời gian gần đây: Mỹ, Australia, Singapore
· Từ chối nhập cảnh đối với người nước ngoài đi từ Trung cộng tới: New Zealand, Israel. ( Nga cũng sẽ áp dụng chính sách này, nhưng không cho sân baySheremetyevo của Moscow).
· Từ chối nhập cảnh đối với người nước ngoài đã tới tỉnh Hồ Bắc: Nhật, Hàn Quốc
· Tạm ngưng tất cả các chuyến bay tới Trung cộng đại lục:Anh, Indonesia, Phần Lan, Ai Cập, Ý
· Đóng cửa biên giới với Trung cộng: Mông Cổ, Nga (một phần)
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: Không thể cho phép hàng nghìn người mang virus corona tới Mỹ. Ông nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn với báo giới hôm Chủ Nhật (2/2).
Hiệp hội đại diện cho các hãng du thuyền lớn nhất thế giới, Cruise Lines International Association, tuyên bố hôm thứ Hai hành khách và nhân viên đã đến Trung cộng trong thời gian gần đây sẽ không được phép lên tàu.
Việc cấm đi lại có tác dụng ngăn dịch không?
Các quan chức y tế thế giới khuyến cáo không nên cấm đi lại.
"Việc hạn chế đi lại có thể gây hại nhiều hơn lợi qua việc cản trở chia sẻ thông tin, chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế và làm hại các nền kinh tế," giám đốc WHO, BS Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói hôm thứ Sáu.
WHO khuyến cáo các nước thực hiện kiểm tra tại các cửa khẩu.
Virus mới này nguy hiểm tới mức nào?
Hơn 75.000 người có thể đã bị nhiễm virus ở thành phố Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, các chuyên gia nói.
Nhưng theo ước tính của Đại học Hong Kong, tổng số các trường hợp bị nhiễm có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức.
Một báo cáo về những giai đoạn đầu của dịch của Tạp chí Y học Lancet nói hầu hết các bệnh nhân tử vong do virus này đều có các bệnh từ trước.
Báo cáo này cho thầy, 99 bệnh nhân đầu tiên được điều trị ở Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán, 40 người có tim yếu hay mạch máu bị tổn hại. 12 người khác có bệnh tiểu đường.
Virus này gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp và các triệu chứng bắt đầu với sốt, sau đó là ho khan.
Hầu hết những người nhiễm virus đều bình phục hoàn toàn - cũng như đối với virus cúm bình thường.
Một chuyên gia từ Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung cộng nói những người mắc corona virus nhưng có triệu chứng nhẹ chỉ cần một tuần là bình phục.
Trung cộng chưa chấp nhận đề nghị giúp ngăn virus của Mỹ
Trung cộng đã minh bạch hơn về virus Corona so với các cuộc khủng hoảng trước, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận đề nghị giúp đỡ của Mỹ nhằm khống chế đại dịch, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Robert O’Brien, nói hôm 2/2, theo Reuters.
“Tới nay, Trung cộng đã minh bạch hơn so với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ và chúng tôi đánh giá cao điều đó”, ông O’Brien nói trên chương trình “Face the Nation” của Kênh CBS.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa hồi đáp trước đề nghị giúp đỡ từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh liên bang Mỹ (CDC) cũng như các chuyên gia y tế khác tới giúp khống chế việc lây lan virus mà nay đã làm hơn 300 người chết ở Trung cộng.
“Chúng tôi chưa thấy Trung cộng hồi đáp trước các đề nghị đó, nhưng chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hợp tác với họ”, ông O’Brien nói, theo Reuters.
“Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm. Đây là một mối lo ngại toàn cầu. Chúng tôi muốn giúp đỡ các đồng nghiệp Trung cộng nếu có thể và chúng tôi đã đưa ra đề nghị và chúng tôi sẽ chờ xem liệu họ có chấp nhận đề nghị đó không”.
Trong khi chưa được mời vào Trung cộng, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong chuyến thăm Kazakhstan hôm 2/2 rằng các quan chức CDC hiện có mặt ở nước láng giềng Kazakhstan để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.