Dịch cúm H5N1 bùng phát tại Hồ Nam thời điểm này như một đòn mạnh giáng thêm vào Trung cộng khi dịch virus corona đang lây lan nhanh.
Theo Reuter, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung cộng vừa thông báo tình trạng bùng phát chủng cúm gia cầm H5N1 tại một trang trại ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam. Thông tin về dịch chính thức được bộ này đưa ra vào ngày ½ với mức báo động “gây bệnh cao”.
Hiện, trang trại tại Thiệu Dương có 4.500 con gà chết vì cúm trên tổng số 7.850 con. Chính quyền thành phố đã tiêu hủy tổng cộng 17.828 gia cầm khi dịch bùng phát.
Dịch cúm H5N1 quay lại Trung cộng vào năm 2020.
Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết năm 1997, cúm gia cầm H5N1 từng được ghi nhận lây từ gia cầm sang người. Hong Kong là nơi đầu tiên phát hiện ca bệnh. Năm 2003, dịch này bùng phát ở Trung cộng, sau đó lan sang Việt Nam và 14 quốc gia khác.
Trong đó, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 1997 đến nay, thế giới đã ghi nhận 861 ca nhiễm virus H5N1, trong đó, 455 bệnh nhân tử vong.
Dịch cúm H5N1 bùng phát tại Hồ Nam thời điểm này như đòn mạnh giáng thêm vào Trung cộng khi dịch virus corona đang lây lan nhanh. Đến ngày 1/2, số ca lây nhiễm tại quốc gia này lên tới 11.860 người, trong đó 259 ca tử vong.
Trên toàn thế giới, 12.027 ca lây nhiễm ở Anh, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Hong Kong (Trung cộng), Việt Nam…
Hiện, chưa có vắc xin phòng ngừa và điều trị virus corona.
Thiên Nhan
***
Dịch cúm từng làm 50 - 100 triệu người bỏ mạng
Theo History, dịch cúm khủng khiếp bùng nổ năm 1918 lớn nhất trong lịch sử xã hội loài người. Căn bệnh này từng khiến khoảng 500 triệu người nhiễm bệnh, 50-100 triệu người bỏ mạng.
Tây Ban Nha là nước đầu tiên phát hiện người mắc bệnh cúm năm 1918 (nên còn được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha). Sau đó, nó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, sau đó lan sang Mỹ và một phần châu Á. Căn bệnh nguy hiểm chỉ bị dập tắt vào tháng 12/1920. Theo các nhà khoa học, dù Tây Ban Nha là nước đầu tiên công bố người mắc, căn bệnh nguy hiểm này có thể khởi phát từ Trung cộng, lan qua châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Dịch cúm năm 1918 gây ra bởi một loại siêu virus cúm nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen virus. Nạn dịch cúm 1918 ban đầu chỉ biểu hiện tương tự cúm thường. Khi ở thể nặng, da bệnh nhân chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới ói mửa, tiểu tiện không tự chủ. Virus tấn công mạnh vào phổi và nhiều nạn nhân chết vì viêm phổi.
Dịch cúm 1918 chủ yếu lấy đi sinh mạng những người trưởng thành trẻ tuổi, thay vì nhóm dễ tổn thương là trẻ em và người già. Đây là điểm khác biệt so với những dịch cúm khác trong lịch sử.
Tổng cộng 500 triệu người trên toàn thế giới bị lây nhiễm và 50-100 triệu người, tức 3-5% dân số thế giới thời điểm đó, tử vong. 50.000 người chết ở Canada; 300.000 người chết ở Brazil, trong đó có cả Tổng thống Coleues Alves. 250.000 người qua đời ở Anh, 400.000 người thiệt mạng ở Pháp. Tại Ấn Độ, số nạn nhân lên tới 17 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số nước này thời điểm đó.
Họa sĩ người Áo Egon Schiele, nhà thơ người Pháp Guillaume Apollinaire cũng là nạn nhân của đại dịch cúm năm 1918.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.