Tuesday, January 24, 2023

Các việc cần làm đối với người tâm thần

 BM

Bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần cần sự phối hợp giữa bác sĩ và gia đình, nắm rõ những điều nên/ không nên làm.


1. Bệnh tâm thần là gì?


BM


Tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động của não bộ, gây nên những thay đổi bất thường về lời nói, ý thức, hành vi, cảm xúc, tác phong,... ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các bệnh tâm thần điển hình thường gặp như trầm cảm, các rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.


Bệnh tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hay từ từ sau nhiều tháng. Người bị bệnh tâm thần sẽ có biểu hiện bất thường về lời nói, hành động, nhân cách so với những người bình thường, tuy nhiên, họ thường không nhận thức được sự bất thường này của bản thân. Bệnh nhân tâm thần sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và giảm sút trong công việc.


Đặc điểm để nhận diện bệnh tâm thần chính là:


BM


·       Trí tuệ: Bình thường hoặc rất thông minh;

·       Nguyên nhân: Do chấn thương tâm lý từ công việc, trong cuộc sống gia đình, xã hội; Rối loạn chức năng thần kinh trung ương như tâm thần tuổi già, bệnh di truyền hoặc mắc phải bệnh não thực thể do sang chấn, chấn thương sọ não...

·       Khả năng học hành giảm sút do hành vi bất thường;

·       Chẩn đoán bệnh tâm thần cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng.


2. Những khó khăn mà người bệnh tâm thần và gia đình thường gặp


BM

Về mặt xã hội: Người bệnh tâm thần hạn chế tham gia được các hoạt động xã hội, thường bị xa lánh, xua đuổi hoặc không nhận được sự quan tâm chăm sóc. Người bệnh tâm thần trở thành gánh nặng và gây xáo trộn cuộc sống cho gia đình và cộng đồng.


Về các mối quan hệ trong gia đình: Người bệnh tâm thần thường bị rối loạn tâm lý, sinh lý, tính tình buồn vui bất thường, làm xáo trộn và thay đổi mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.


BM


Về sinh hoạt hằng ngày: Người bệnh tâm thần gặp khó khăn trong thực hiện các hoạt động hàng ngày, không tự thực hiện được việc ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống.


Về học tập, làm việc: Trẻ em không thể học tập được. Người lớn mắc bệnh tâm thần không thể tiếp tục làm việc được nữa, dẫn đến nghỉ việc.


3. Điều trị bệnh tâm thần


BM


Điều trị bệnh nhân tâm thần là quá trình lâu dài, toàn diện và phối hợp dùng thuốc với nhiều biện pháp trị liệu:


·       Điều trị thuốc và huấn luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh như: Vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, chải tóc, tự mặc quần áo,... Những việc làm đều đặn mỗi ngày này sẽ giúp cho người bệnh tâm thần tăng tập trung chú ý vào một việc và giảm các hành động bất thường.

·       Phục hồi chức năng về lĩnh vực xã hội và gia đình. Khuyến khích bệnh nhân tâm thần quay trở lại học tập, làm việc và tham gia các nhóm hội,

·       Phục hồi chức năng trong lĩnh vực kinh tế như như khuyến khích người bệnh quan tâm đến cuộc sống, có trách nhiệm với gia đình, làm các công việc nội trợ.

·       Tư vấn tâm lý bằng thái độ dịu dàng, yêu thương và cảm thông.


4. Các việc cần làm đối với người tâm thần


BM


Khi trong gia đình có người mắc bệnh tâm thần, các câu hỏi thường được đặt ra như “chăm sóc bệnh nhân tâm thần như thế nào?”, “Làm gì với bệnh nhân tâm thần?” hay “Không nên làm gì với người tâm thần?”. Để người bệnh tâm thần hồi phục trở về cuộc sống bình thường thì cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè và xã hội.


4.1 Làm gì vi bnh nhân tâm thn?

 

BM


·       Phát hiện sớm những bất thường, sự thay đổi trong hành vi, nhận thức, cảm xúc và đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị .

·       Đảm bảo người bệnh uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

·       Không kỳ thị ghét bỏ, tỏ thái độ ghê sợ, xa lánh người bệnh. Thay vào đó, nên có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, kiên nhẫn.

·       Những người thân trong gia đình nên dành nhiều tình cảm yêu thương, ân cần quan tâm chăm sóc, tạo cho bệnh nhân tâm thần cảm giác an toàn và được che chở.

·       Gọi tên người bệnh và nhẹ nhàng khuyên nhủ khi họ có biểu hiện hung hăng, không thân thiện.

·       Trò chuyện với bệnh nhân bắt đầu từ những câu đối thoại ngắn, nói về những điều đơn giản ví dụ như những đồ vật xung quanh.

·       Giúp đỡ và động viên bệnh nhân tham gia lao động sinh hoạt.

·       Khi trẻ tâm thần quay trở lại trường học, cần có sự giúp đỡ động viên của thầy cô và bạn bè để trẻ không có cảm giác bị xa lánh.


4.2 Không nên làm gì vi người tâm thn?


 BM

·       Không cho bnh nhân tâm thn s dng công c sc nhn.

·       Không nên tranh cãi và c gng chng minh rng người bnh sai.

·       Không ni nóng, không c gng kìm gi bnh nhân.

·       Không cha tr bng cúng bái, bùa ngãi hay t ý mua thuc điu tr không theo s ch dn ca bác sĩ.

·       Không trói nht, đánh đp hoc cách ly người bnh không cho tiếp xúc vi người xung quanh.


BM


Nếu có nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì phải cần đến sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ để được điều trị đúng phác đồ.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.