Vốn được lưu truyền từ thời đại vua Hùng, gói bánh chưng ngày Tết nay đã trở thành nét văn hóa truyền thống của rất nhiều người Việt. Đây được xem như biểu tượng của nền văn minh lúa nước thuần Việt. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại gói bánh chưng. Bánh không chỉ để ăn mà còn là phần không thể thiếu cho phong vị ngày Tết, đầm ấm, sum vầy và dâng kính Trời Đất tổ tiên.
Gói bánh cũng lắm công phu. Từng chiếc lá dong cần rửa thật sạch cả hai mặt và lau cho khô. Để bánh ngon và đẹp, phải chọn được những chiếc lá xanh, to bản, không bị rách hay sâu bệnh.
Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn đều. Bánh ra sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người cầu kỳ chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.
Đậu xanh được phơi nắng đều và thật khô, sàng bỏ hết rác, bụi, hạt lép. Sau đó đậu được ngâm nước ấm trong 2 giờ cho mềm và nở. Đãi bỏ hết vỏ và vớt ra để ráo nước. Nhiều nơi thêm công đoạn đồ chín đậu trong chõ hoặc nồi gang sau đó đánh tơi và chia ra từng nắm để gói bánh.
Thịt heo ưa chuộng nhất là loại thịt ba chỉ, được lấy từ những con heo ỉ nuôi bằng cám gạo và rau củ theo cách truyền thống. Thịt cắt thành từng miếng khoảng 3cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu trong khoảng hai giờ cho ngấm.
Gói bánh chưng cũng là một nghệ thuật. Người gói khéo cho ra chiếc bánh vuông vức và đầy đặn. Ngày nay, hầu hết mọi nhà đều dùng khuôn gỗ để căn chỉnh bánh cho đẹp.
Ngày nay, mặc dù có thể dễ dàng mua bánh chưng ở các hàng quán, nhưng nhiều gia đình vẫn lựa chọn tự làm để có không khí Tết và thể hiện sự thành kính khi dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.
Nam Minh
47 năm sau vụ tàn sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Ch... |
50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất |
Bộ ảnh Tết cổ truyền năm 1920 |
Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.