Friday, January 20, 2023

Ngoại quốc kiểm soát tài nguyên nước của Hoa Kỳ đặt ra những lo ngại về an ninh

 BM

Trong khi các quan chức Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ lo ngại về việc diện tích đất trang trại thuộc sở hữu ngoại quốc gia tăng, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Ai đang sở hữu nguồn nước của Hoa Kỳ?


Câu trả lời là không rõ ràng, nhưng ngoài việc đạt được quyền sở hữu đất đai, các nhóm lợi ích ngoại quốc đang mở rộng quyền kiểm soát đối với nguồn nước của Hoa Kỳ theo những cách thức khác.


Hiện tại, cánh cửa đang rộng mở cho đầu tư ngoại quốc vào quá trình tư nhân hóa nguồn nước.


Nghiên cứu mới cho thấy rằng sở hữu tư nhân gia tăng trong các công ty cung cấp nước cũng dẫn đến giá nước tiêu thụ cao hơn đối với người dân.


BM

Hơn nữa, các công ty nước tư nhân ở Hoa Kỳ thiếu minh bạch.


Theo một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ (GAO), 14 công ty cung cấp nước công cộng phục vụ cho 33 tiểu bang có các lỗ hổng thông tin và các lỗi sai trong dữ liệu, cũng như thiếu dữ liệu về chủ sở hữu.


Bên cạnh các vấn đề nêu trên, còn cần phải cân nhắc đến nhu cầu nước trong tương lai. Năm 2020, Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange) đã cho ra mắt thị trường hợp đồng tương lai đầu tiên dành cho nước, cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu nước giống như bất kỳ loại hàng hóa nào khác.


Một số nhà phân tích cho rằng các khoản đầu tư lớn vào hợp đồng tương lai nước của Hoa Kỳ có thể làm tăng chi phí cho người dân, khi cho rằng giá thị trường tăng cao có thể dẫn đến việc các chủ sở hữu quyền sử dụng tích trữ nước.


Ba vấn đề này đang đóng vai trò hiệu quả trong việc khiến đầu tư ngoại quốc tăng tỷ lệ sở hữu đối với tài nguyên nước của Hoa Kỳ.


Mối đe dọa dài hạn


BM


Tính đến tháng 01/2023, Hoa Kỳ vẫn đang gặp khó khăn với hạn hán ở 44% trong số 48 tiểu bang lục địa. Các tiểu bang miền Tây đã phải chịu đựng tình trạng khô hạn kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến nhiều vùng canh tác và nguồn cung cấp lương thực trong nước.


Và trong việc thu mua đất, các nhà đầu tư ngoại đang cung cấp nhiều vốn nhất cho đến nay.


Quyền sở hữu ngoại quốc đối với đất nông nghiệp của Hoa Kỳ chiếm gần 38 triệu mẫu Anh. Để nhìn từ góc độ trực quan hơn, diện tích đó có kích thước gần bằng tiểu bang Illinois hoặc Iowa. Từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ nắm giữ đất của ngoại quốc đã tăng gấp đôi.


Tăng theo cùng với đó là khả năng biến nước thành tiền.


Các luật liên quan đến việc sử dụng nước là khác nhau giữa các tiểu bang, nhưng chủ đất thường có quyền sử dụng, bán, hoặc chuyển hướng các nguồn tài nguyên đó. Cùng với việc sở hữu ngoại quốc mở rộng, một số người trong cuộc lo lắng về nguồn nước của Mỹ.


BM

Một quan chức cao cấp trong ủy ban quản lý tài nguyên của California — người yêu cầu được ẩn danh — đã nói với The Epoch Times: “Chủ đề này là một vấn đề rất quan trọng. Những người Mỹ giàu có làm việc trong cách ngành phi nông nghiệp và các nhóm lợi ích ngoại quốc đang mua lại các trang trại và quyền sử dụng nước của Hoa Kỳ.”


Nguồn tin trên nói thêm rằng các nhà đầu tư ngoại quốc đang “thao túng chính trường trong nước” theo cách ưu tiên việc biến đất nông nghiệp thành hàng hóa hơn là ưu tiên cho những vấn đề như sử dụng bền vững, thực phẩm sạch, và chất lượng nước.


“Sở hữu ngoại quốc đối với địa ốc Mỹ là một trong những mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với tính liêm chính của hệ thống chính trị của chúng ta.”


Các nhà lập pháp cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc các công ty và quốc gia ngoại quốc sở hữu những vùng đất nông nghiệp rộng lớn của Hoa Kỳ.


Hồi tháng 05/2022, Dân biểu Dan Newhouse (Cộng Hòa-Washington) đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến việc giới thiệu một dự luật mới, theo đó cấm các cá nhân hoặc công ty có liên kết với Trung cộng mua đất nông nghiệp công hoặc đất tư nhân.


Tháng 06/2021, Dân biểu Chip Roy (Cộng Hòa-Texas) cũng đã giới thiệu một luật tương tự có các hạn chế về quyền sở hữu đất nông nghiệp Hoa Kỳ đối với chủ sở hữu có liên kết với Trung cộng.


Trong một thông cáo báo chí, ông Roy nói, “Đầu tư trực tiếp của Trung cộng vào nền kinh tế Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn đối với lối sống của người Mỹ.”


Cơ sở hạ tầng cũ


BM


Khi đề cập đến vấn đề tư nhân hóa nguồn cung cấp nước, những người ủng hộ chỉ ra rằng các đường ống cũ kỹ của Mỹ là bằng chứng cho thấy các tập đoàn có thể mang lại những thành quả mà chính phủ đã không làm được trong nhiều thập niên.


Chỉ riêng việc nâng cấp các đường ống dẫn nước bằng chì gần 50 năm tuổi của đất nước cũng sẽ tiêu tốn khoảng 60 tỷ USD rồi.


Gói chi tiêu ban đầu trị giá 45 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden nhằm nâng cấp đường ống nước công cộng chỉ có 15 tỷ USD được thông qua trong một dự luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng. Mặc dù vậy, ngay cả khi 45 tỷ USD ban đầu được thông qua, thì số tiền này cũng vẫn còn xa mới đủ.


Điều đó có nghĩa là các công ty cung cấp nước công cộng của Hoa Kỳ sẽ không chứng kiến những cải thiện đáng kể trong tương lai gần. Đây là một tín hiệu chào mời sự gia nhập của các nhà đầu tư ngoại quốc với hầu bao rủng rỉnh.


Kỹ sư nước Antoine Walter nói: “Đối với nước, số lượng không quan trọng bằng chất lượng.”


Nước uống không an toàn


BM


Ông Walter đã làm việc cho các dự án nước ở các thành phố như New York, Hồng Kông, Melbourne (Úc), Vancouver (Canada), và ở miền Tây Hoa Kỳ. Ông lưu ý rằng 63 triệu cư dân Mỹ có khả năng đang tiếp cận nguồn nước uống không an toàn.


Ông nói: “Tình trạng thiếu vốn kinh niên trong các công ty cung cấp nước, kết hợp với một hệ thống mà 85% trong số các công ty cung cấp nước này có từ ba nhân viên trở xuống… cản trở cơ hội tiếp cận nguồn nước tốt của công dân Mỹ trong tương lai.”


“Tư nhân hóa là một trong những giải pháp để chống lại xu hướng đó.”


Các công ty ngoại quốc vào cuộc trong vấn đề nguồn nước của Hoa Kỳ không phải là điều gì mới mẻ. Những tên tuổi lớn trong ngành nước, như Suez Environment và Veolia Environment thuộc sở hữu của Pháp, Siemens của Đức, đều đã nắm giữ cổ phần trong các công ty cung cấp nước của Mỹ.


Ông Walter nói thêm, “Nơi mà đầu tư vào tài nguyên nước của ngoại quốc có thể có một vai trò là việc sử dụng nước cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.”


Và với sự bất minh hiện hữu xung quanh dữ liệu về quyền sở hữu trong các công ty tiện ích tư nhân, thì câu hỏi đặt ra là: ai sẽ cung cấp nước uống cho người Mỹ?


Mối đe dọa đối với an ninh quốc gia


BM


Nhà phân tích bảo mật Irina Tsukerman nói, “Nhìn chung, luôn có rủi ro liên quan đến việc bán đất cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Cho thuê có thời hạn là một cách tốt hơn nhiều để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ.”


Là chủ tịch của Scarab Rising, bà Tsukeman cho biết hệ quả của việc một nhà đầu tư ngoại quốc sở hữu đất và nước sẽ phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ của quốc gia đó hoặc công ty đó với Hoa Kỳ.


Bà nói: “Những rủi ro ngắn hạn trước mắt liên quan tới các cường quốc không thân thiện hoặc cạnh tranh là rủi ro hơn vì nhiều lý do.”


BM


Bà Tsukeman nói rằng ở những tiểu bang có thời tiết hạn hán, quyền sở hữu đất đai có thể trở thành một yếu tố rủi ro tăng thêm.


Bà chỉ ra rằng Canada và một số quốc gia Âu Châu đã mua một lượng lớn đất ở nhiều tiểu bang khác nhau. Bà nói: “Không nhất định là một quốc gia nào đó trong số này sẽ cố ý lạm dụng việc mua đất của họ để tước đoạt nước khỏi người dân Mỹ.”


“Tuy nhiên, chỉ riêng quy mô và số lượng các giao dịch mua đất như vậy dành cho mục đích tiêu thụ nông nghiệp… làm tăng rủi ro và lo ngại về việc Hoa Kỳ mất kiểm soát đối với nông nghiệp, nước, và các tài nguyên thiên nhiên khác.”


Lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ Hoa Kỳ coi an ninh nước nội địa là một vấn đề an ninh quốc gia vào năm 2022.


BM

Một phân tích của Hội đồng Tình báo Quốc gia nhấn mạnh nguy cơ xung đột ngày càng tăng về nước và di cư, vốn rốt cuộc có thể “tạo ra những yêu cầu bổ sung đối với các nguồn lực ngoại giao, kinh tế, nhân đạo, và quân sự của Hoa Kỳ.”


Hơn nữa, một báo cáo của Tòa Bạch Ốc lưu ý, “An ninh nguồn nước toàn cầu là thiết yếu đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”


Bà Tsukerman ủng hộ điều này, nói rằng, “Có thể sẽ phải có một lệnh cấm hoàn toàn đối với việc các bên đối địch sở hữu hoặc kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng liên quan đến tài nguyên nước… nếu có nguy cơ có thật rằng việc sở hữu này có thể dẫn đến lạm dụng và làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên quý giá.”




Autumn Spredemann  _  Minh Ngọc

***

Nguồn nước ngọt trên thế giới đang cạn dần?

BM
Lần tiếp theo bạn mở một lon nước giải khát, hãy xem xét nước trong đó từ đâu đến. Các H2O trong một lon Coca-Cola của Ấn Độ gồm nước mưa đã xử dụng, trong khi ở đảo Maldives có thể là từ nước biển. Nước cần phải đến từ nhiều nguồn khác nhau vì một lý do, đó là vì có một cuộc khủng hoảng nước ngọt toàn cầu.
***

Cuốn sách ‘lọc nước’ kỳ diệu

BM
Giá trị của sáng tạo không chỉ là mới mẻ mà còn là những món quà ý nghĩa gửi đến những người cần giúp đỡ. Theresa Dankovic là một Tiến sĩ Hóa học, là người đã phát minh ra cuốn sách mang tên Drinkable Book – Sách có thể uống, một cuốn sách đã thay đổi số phận cho hơn 600 triệu người.
***

 BM
Người Việt ở Ukraine đón ‘Xuân ly tán’ đầu tiên
Đến Hoa Kỳ tìm kiếm tự do – Hành trình băng qua 10 quốc gia
Điện thoại thông minh: Quá tốt để trở thành sự thật?
Lý do người Việt bỏ Thỏ chọn Mèo làm con giáp
Biên giới phía Nam Hoa Kỳ: Ma túy, buôn người và các băng đảng
Quy tắc ẩm thực căn bản
Điều gì đã gây ra chứng cuồng loạn chính trị?
Người dân nghèo chịu thiệt thòi nhất do lạm phát
Về sự ngắn ngủi của đời người
Bánh chưng và ngọc trai: "Lời chúc sung túc ngày xuân mới"
Thương hiệu ‘Made in China’ tiếp tục mất đà...
Khủng hoảng nhà ở tại Nevada
Phương pháp đảo ngược quá trình lão hóa của tim
Tục tắm nước lá mùi đêm Tất niên
Người giàu có nên truy cầu điều gì?
Giữ mãi ngọn lửa yêu thương
Cách tốt nhất để cung cấp nước mà không cần uống nước
Mối đe dọa đối với sinh kế và các giá trị truyền thống
Tiến đến năng lượng tái tạo có thể làm mất ổn định lưới điện
2 loại vi khuẩn lao tấn công phổi hoàn toàn khác nhau

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.