Monday, December 10, 2018

Vụ Canada-Mỹ bắt giữ Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei

baomai.blogspot.com  
Vụ Canada-Mỹ  bắt giữ Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei nó nghiêm trọng như việc người ta bắt giữ nhân vật có thế lực đứng sau Thủ tướng Lý Khắc Cường vậy, tức là Phó thủ tướng thứ nhất của TC, như nhân vật Hàn Chính- Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thứ nhất Quốc vụ viện.

Trước hết việc Canada, Mỹ tung ra cú đấm rất tính toán chứ không liều mạng, là Mỹ, Canada họ đã bắt giữ ai thì họ đã có bằng chứng khá chắc chắn, kể cả trong quá khứ Mỹ còn bắt cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Dominique Strauss-Kahn mà ban đầu khiến cho Âu châu phẫn nộ, nhất là nước Pháp, vì ông này từng là thị trưởng thành phố Sarcelles, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp,…nhưng cuối cùng Pháp cũng chấp nhận nó là sự thật.

baomai.blogspot.com
  
Việc Mỹ-Canada phối hợp bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei khá bất lợi cho TC khi cáo giác quan trọng ban đầu là vi phạm những luật trừng phạt, quy định của LHQ, Mỹ và EU, chủ yếu là công ty Huawei vi phạm những lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, khi mà giữa lúc căng thẳng trong mấy tuần qua khi Iran có động thái liều lĩnh thách thức các cường quốc xuất khẩu dầu lửa là Iran dọa đóng cửa Eo biển Hormuz, và đưa tàu chiến tập trận bắn tên lửa. Nghĩa là Iran đụng chạm tới Mỹ và các cường quốc ở Vùng Vịnh, Trung Đông như  Saudi Arabia, Qatar, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Thậm chí động chạm tới Israel, và gây sự bất ổn về giá dầu lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ đang nhập khẩu dầu lửa giá rẻ của Saudi Arabia, Kuwait. Vì Iran dọa nạt tấn công các tàu chở dầu của các nước đi qua eo biển Hormuz, và đe dọa đến kinh tế các nước thì lại có cái công ty Huawei bị kẹt tại Iran.

baomai.blogspot.com

Thực tế việc Canada tham gia bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei thì chính phủ Canada của Thủ tướng Justin Trudeau có thể viện dẫn chối bỏ không can dự vào bắt  giữ  bà Mạnh Vãn Chu. Lý do là Thủ tướng Justin Trudeau có thể viện dẫn vào luật pháp là chính phủ Canada không có thẩm quyền can thiệp chỉ đạo vào các cơ quan luật pháp, nên có thể chối bỏ mà TC cũng bị kẹt là luật pháp các nước tư bản nó có cái hay của nó ở chỗ đó là khác với luật pháp của TC hay VN. Thậm chí là chính quyền Mỹ như ông Tổng thống Trump cũng thế là Washington vẫn có thể chối bỏ tham gia chỉ đạo với Ottawa, và họ đá quả bóng đó cho cơ quan luật pháp, hành pháp,….

baomai.blogspot.com
  
Tức là TC bị mắc kẹt là ông Trump, Justin Trudeau cứ viện cớ chối bỏ là họ không tham gia hay chỉ đạo bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu.

Công ty Huawei này không niêm yết chứng khoán trên thị trường vốn, và nó là điều rất đáng nghi ngờ là trên thế giới rất hiếm có công ty to lớn hàng đầu của thế giới như Huawei mà kiếm đâu ra tiền tài trợ lớn lao như thế để nghiên cứu đầu tư công nghệ. 

Bởi lẽ, Huawei  là công ty không chịu niêm yết chứng khoán công khai, tức là công ty đó phải bắt buộc niêm yết chứng khoán thì nó phải phơi bày hồ sơ sổ sách cho công chúng và giới đầu tư soi vào đó đánh giá. Nghĩa là nó phải báo cáo tình chính, hồ sơ kế toán, sản phẩm, và chứng minh thuyết trình về công ty thì công ty Huawei này nhiều lần được quốc tế khuyến khích chào bán IPO ra công chúng thì Huawei luôn từ chối. Có lẽ vì viện cớ bí mật an ninh quốc gia của loại công ty tây chân gián điệp của nhà nước Bắc Kinh can thiệp thì nhiều nước họ loại bỏ công ty Huawei này cũng dễ hiểu. Và Huawei có lý giải như thế nào cũng khó thuyết phục.

baomai.blogspot.com

Huawei này đang bị đánh mất khá nhiều thị trường rộng lớn, đó là Ấn Độ, Mỹ, Canada, Úc, UK, một số nước Phi châu giàu tài nguyên cũng đang loại bỏ dần dần Huawei, vì vụ Huawei từng bị Bộ trưởng Bộ Thông tin Nam Sudan - Michael Makuei Lueth cáo buộc Huawei xâm nhập vào email của Chính phủ Nam Sudan như thể một trò gián điệp trắng trợn.

Trong vài năm qua, Huawei còn bị một số chính phủ hủy bỏ dự án thầu về viễn thông, thâm chí còn bị một số chính phủ hủy dự án mà còn đuổi Huawei là yêu cầu buộc Huawei tháo tất cả các thứ thiết bị đã và đang xây cất hệ thống viễn thông, vì người ta đỗ lỗi Huawei chơi trò chính trị gián điệp cho Bắc Kinh.

baomai.blogspot.com
  
Mới đây BT Group của UK đã giáng một đòn đau cho Huawei khi tập đoàn Viễn thông nổi tiếng toàn cầu đầy thế lực này của Âu châu mà Huawei hợp tác để cùng tham gia đấu thầu xây dựng hạ tầng viễn thông như 5G chẳng hạn thì BT Group plc này đã gỡ bỏ thiết bị của Huawei khỏi mạng 4G, và hủy tất cả các hợp tác về mạng 5G, hay các hợp đồng viễn thông quốc tế.

Hãy nhớ rằng BT Group của UK rất có thế lực và nổi tiếng, và nó được giới đầu tư biết nhiều hơn Huawei, vì BT Group này niêm yết chứng khoán ở thị trường London, tức là ta viết BT Group PLC (LON: BT.A), rồi ở thị trường New York như BT Group plc (NYSE: BT),….Thậm chí là Vodafone, một một tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Anh, có trụ sở tại London và Newbury, Berkshire đầy thế lực, vì nó cũng niêm yết chứng khoán ở London, và ở chỉ số NASDAQ, FTSE 100,… công ty này có hợp tác với Huawei. Mà Vodafone thì có thị trường khá rộng ở các nước như Úc, Châu Âu, Nhật, UAE,  Qatar, Ấn Độ, Kuwait,… và nhiều châu lục khác,…nghĩa là Vodafone nếu cắt đứt quan hệ hợp tác với Huawei thì có nghĩa là công ty Huawei này của TC sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.

baomai.blogspot.com
  
Thạm chí là mới đây thì chính phủ Nhật cũng loại bỏ Huawei . Nghĩa là Nhật cấm cơ quan chính phủ dùng sản phẩm Huawei và ZTE.  Điều đó có nghĩa là chính phủ Nhật sẽ có thể can thiệp hạn chế các công ty viễn thông Nhật và Huawei hợp tác đầu tư các lĩnh vực viễn thông. Cụ thể là chính quyền Tokyo có thể can thiệp vào tập đoàn viễn thông lớn thứ tư trên thế giới về doanh thu của Nhật là Nippon Telegraph and Telephone Corporation, viết tắt là NTT, một công ty niêm yết chứng khoán rất rộng từ thị trường OTC kiểu OTC Markets Group, Inc. ở Mỹ cho tới London, rồi chủ lực nhất ở Nhật qua hai sàn giao dịch chứng khoán ở Tokyo là TOPIX, Nikkei 225,….

Ôi thôi, tôi thì giật mình trong phân tích chứng khoán thì nhiều công ty không lồ của Âu châu có liên doanh đầu tư với Huawei thì còn có các công ty Orange SA (Pháp), T-Mobile International AG (Đức), TalkTalk Telecom Group plc (UK), Altice Portugal SA (Bồ Đào Nha), Cox Communications, Inc., Clearwire Corporation  (Mỹ), Bell Canada (Canada), PLDT Inc. (Philippines),…

Nghĩa là nếu các công ty đối tác của Huawei này họ loại bỏ Huawei thì không khác nào chặt hết tay chân công ty Huawei này thì nó còn kinh hoàng hơn sự sụt giá chứng khoán của công ty ZTE Corp. của TC khi Mỹ trừng phạt công ty này, và nó phải đóng cửa ngưng giao dịch chứng khoán và ngưng hoạt động vài tháng trước đây. 

baomai.blogspot.com

Thế giới thì có một số chính phủ nhược tiểu hoặc tham nhũng hay nhận hối lộ của Huawei để nhận hợp đồng trúng thầu và họ cứ nghĩ là các công ty kiểu Huawei là ghê gớm lắm chứ thực ra toàn đi làm gián điệp ăn cắp phát minh của thiên hạ, vì nếu bỏ tiền ra đầu tư nghiên cứu mà người ta thống kê 10 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới hàng năm họ tiêu tốn số tiền cả 60 tỷ USD dể đầu tư nghiên cứu thì mấy công ty TC này như Huawei, Xiaomi thì họ chỉ đi rình rập làm gián điệp đánh cắp trí tuệ của người khác để có được những tổng hợp  những thứ công nghệ mới nhất, và chỉ có đi cắp sở hữu trí tuệ của người khác mới có thể bán ra các sản phẩm giá rẻ mà vẫn còn lời lớn vì tiền đầu tư bỏ ra nghiên cứu rất tốn kém thì các công ty TC đâu có mất mát bao nhiêu. Trong giữa năm ngoái thì Apple (NASDAQ: AAPL), thì tại bản doanh của Apple  tại Cupertino, California họ đã phối hợp với FBI bắt giữ nhiều gián điệp có liên quan đến Huawei, Xiaomi thính thám đánh cắp bị mật thiết kế của Apple. 

baomai.blogspot.com
  
Thậm chí là việc công ty công nghệ Apple đang dồn tiền đầu tư nghiên cứu xe tự hành Apple mà Apple dự phòng khi điện thoại thông minh của thế giới thoái trào, và thí nghiệm này Apple giấu rất kín trong thời gian dài, vậy mà cũng bị gián điệp TC theo dõi. Khốn nỗi Xiaolang Zhang này lại là người từng làm việc cho Apple đã bị bắt giữ ngay tại sân bay San Jose với một đống tài liệu thông tin đáng kể của Apple thì ta tự hỏi là Huawei dễ dàng vượt qua Telefonaktiebolaget L. M. Ericsson (Ericsson) của Thụy Điển vào năm 2012 để trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Còn về mảng điện thoại thông minh thì Huawei cũng đã vượt qua Apple vào năm 2018 là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai trên thế giới, và chỉ đứng sau Samsung Electronics,… thì cũng không có gì lạ lẫm cả.

baomai.blogspot.com
  
Hãy trở lại hồ sơ Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei, thì thực tế về quan hệ ngoại thương kinh tế thì Bắc Kinh không có cửa đe dọa Canada được. Vì nền kinh tế Canada khá mạnh mẽ về tiêu dùng trong nước, còn trong quan hệ ngoại thương kinh tế như cán cân thặng dư thương mại thì Canada đang bị thâm hụt thương mại lớn nhất được ghi nhận với Trung cộng. Tức là TC đang xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu vào thị trường Canada. Nghĩa là nếu như Canada xuất khẩu vào thị trường TC chiếm 5,2% thì vế bên kia thì Canada đang nhập khẩu từ TC tới 7,3%. Canada chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ nhiều nhất là tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Canada-Mỹ thường xuyên chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng kinh tế GDP là 1.653 tỷ $ của Canada. Nhưng thặng dư thương mại của Canada đạt được lại thấp hơn cả VN, vì thặng dư thương mại Canada với Mỹ năm 2017 chỉ ở khoảng 17,5 tỷ $, và nó khá cân bằng cho sản xuất để tạo ra mối lợi lao động sản xuất rất lớn cho Canada-Mỹ. Năm gần đây là năm 2014 thì Canada đạt thặng dư thương mại với Mỹ tới gần 37 tỷ USD. Có thể do cân bằng lại ngoại thương được sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) thì thặng dư thương mại của Canada với Mỹ giảm xuống, nhưng nó không là vấn đề bất lợi cho Canada, vì tôi giải thích thế này.

baomai.blogspot.com
  
Đó là trong quan hệ bán buôn ngoại thương giữa 2 nước, nếu như hai nước đang có sự cân bằng là không bị thâm hụt thương mại chênh lệch bao nhiêu mà lại đang gia tăng con số ngoại thương cao hơn. Ví dụ như Canada và Mỹ đang có trao đổi ngoại thương hai chiều xuất-nhập khẩu từ 600 tỷ $ mà nâng lên 700 tỷ $ hay 1.000 $ mà Mỹ chỉ bị thâm hụt thương mại với Canada con số chỉ 18 tỷ $ hoặc thậm chí là cân bằng thì nó đang cực kỳ tốt về kinh tế, vì hai nước đang có mức sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Còn việc mà Canada-Mỹ dù có bán buôn qua lại chỉ đạt 200 tỷ $ mà Canada đạt thặng dư thương mại với Mỹ tới 40 tỷ $ thì nó đang rất xấu chứ chưa hẳn là tốt cho kinh tế, vì sản xuất yếu và giảm đi về quy mô sản xuất….

Sau cùng tôi trở lại hồ sơ một số công ty cồng nghệ của TC bị cáo buộc ăn cắp phát minh sở hữu trí tuệ và bị ngăn chặn cũng như các đối tác nước ngoài từ bỏ nó và giá chứng khoán của nó suy giảm rất tồi tệ, đó là công ty Geeya Technology Co., Ltd tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm và phần cứng ở Trung cộng và quốc tế.  giá trị cổ phiếu công ty này sụt giá trong gần 1 năm qua giảm tới -85%. Trong khi ZTE Corp. dù cổ phiếu có phục hồi tăng lại nhưng giá trị chứng khoán của nó vẫn giảm mạnh gần -51% trong gần 1 năm qua. Ningbo Bird Co, Ltd mất giá -47%. Trong khi công ty Hengtong Optic Electric Co. Ltd. bị cáo buộc ăn cắp sáng chế của nhiều hãng điện tử viễn thông và phần mềm của Israel, như công ty NICE Ltd., Bezeq, Alvarion,…như về công nghệ cáp quang, linh kiện điện tử và thiết bị truyền thông,… thì chứng khoán của nó sụt giá trong gần 1 năm qua lên tới -57%.



Phương Thơ

baomai.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.