Dennis Prager _ Suốt cuộc đời tôi luôn cố gắng để hiểu bản chất và hành vi của con người. Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng trong vài năm qua, đặc biệt là năm 2020, tôi đã học được nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào.
Một trong những gợi ý lớn nhất liên quan đến một câu hỏi luôn làm tôi trăn trở là: làm thế nào để hiểu được “The Good German” (một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Joseph Cannon)?
Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một người thường dân Đức, được cho là người tốt, không làm hại người Do Thái, cũng không giúp đỡ họ, cũng không phá hoại chế độ Đức Quốc xã. Câu hỏi tương tự có thể được đặt ra đối với những người Pháp bình thường trong thời đại Chính phủ Vichy những năm 1940, dân chúng Nga dưới sự thống trị của Lenin, Stalin, Brezhnev và những người kế nhiệm, cũng như hàng triệu người dân khác đã không giúp đỡ đồng bào của họ dưới chính quyền toàn trị.
Trong những năm gần đây, tôi đã học được cách không vội vàng lên án những người Đức, người Nga trầm lặng…. Tất nhiên tôi vẫn phải bình luận về những người Đức đã giúp đỡ Đức Quốc xã và những người đã làm hại người Do Thái theo bất kỳ cách nào. Nhưng còn những người Đức thầm lặng? Không thể vội vàng phán xét họ. Tôi đã thay đổi cách nghĩ vì tôi đã thấy những gì đang xảy ra ở Mỹ (còn có Canada, Úc và những nơi khác).
Hàng chục triệu người Mỹ đã dễ dàng chấp nhận những hạn chế phi lý, vi hiến và chưa từng có của nhà nước cảnh sát đối với quyền tự do của họ, thậm chí là quyền tự do mưu sinh. Theo cách tương tự, đông đảo người Mỹ đã chấp nhận bị kiểm duyệt ngạo mạn của Twitter và nhiều nền tảng truyền thông xã hội lớn khác.
Ví dụ, ngay cả các bác sĩ và các nhà khoa học khác cũng sẽ bị tước quyền tự do ngôn luận nếu họ cung cấp hỗ trợ khoa học cho hydroxychloroquine và kẽm trong kỳ đầu điều trị COVID-19. Bác sĩ Vladimir Zelenko đã cứu hàng trăm bệnh nhân COVID-19 thoát khỏi đau đớn và tử vong, nhưng bị cấm đăng loại thuốc ông dùng là hydroxychloroquine và kẽm trên Twitter.
Một nửa người Mỹ, tức là, một nửa không thuộc phe cực tả, ngại ngần thể hiện quan điểm trong tất cả các trường đại học, xưởng phim, công ty lớn và thậm chí mọi nơi làm việc. Khi một giáo sư nào đó có lời mạo phạm phe cực tả, họ sẽ lo lắng về việc bị bài bác, bị sa thải. Những người vì không cùng quan điểm về “Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter, BLM) có thể bị xã hội tẩy chay, sỉ nhục công khai, hoặc bị trục xuất, vì BLM luôn ghét Mỹ và người da trắng, nhưng rất ít người Mỹ chịu lên tiếng vì đại nghĩa.
Ngược lại, khi những người theo BLM yêu cầu thực khách bên ngoài nhà hàng giơ tay ủng hộ BLM, hầu hết mọi thực khách đều sẽ làm như vậy.
Những gì người Mỹ phải đối mặt là “văn hóa tẩy chay” (cancel culture) của phe cực tả, mà không phải là cảnh sát mật hay các trại cải tạo của phe cực tả. (Ít nhất đến nay chưa xảy ra. Nếu họ có khả năng này, tôi cho rằng phe cực tả sẽ cho những người bảo thủ thẳng thắn vào các trại cải tạo).
Tôi bắt đầu hiểu rằng những người Đức bình thường sống dưới chế độ Quốc xã và những người Nga bình thường sống dưới chế độ Xô Viết có một lý do khác: sức mạnh tẩy não của các phương tiện truyền thông.
Là một người nghiên cứu chế độ độc tài, kể từ khi còn là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Đại học Columbia (tên lúc đó), tôi đã luôn nghĩ rằng một xã hội chỉ có thể bị “tẩy não” dưới chế độ độc tài. Tôi đã sai. Bây giờ tôi hiểu rằng tẩy não quy mô lớn có thể xảy ra trong một xã hội tự do trên danh nghĩa.
Tiếng nói không ngừng của phe cực tả đến từ New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, và gần như tất cả các tờ báo lớn khác, cộng thêm The Atlantic Monthly, The New Yorker, CNN, ABC, CBS , NBC, PBS, NPR, và Hollywood, hầu hết mọi trường học, từ mẫu giáo đến viện nghiên cứu, đã tẩy não hiệu quả ít nhất một nửa số người Mỹ không khác gì Đức Quốc xã, Liên Xô. Hàng ngàn trường học dạy nói dối trong “Dự án 1619” của The New York Times, và đây chỉ là một trong vô số ví dụ.
Tôi nhận thấy rằng khi những người quen biết tìm đến tôi, họ sẽ nhìn xung quanh để xem có ai trong phạm vi có thể nghe được không, và sau đó gần như thì thầm vào tai tôi rằng, “Tôi ủng hộ Trump”, hoặc “Tôi là một người bảo thủ”.
Ở Quebec – Canada cuối tuần trước, mọi người có thể thấy trong một đoạn video điên rồ, cảnh một gia đình đã bị phạt và bị bắt vì 6 người tụ tập để ăn mừng năm mới. Một người hàng xóm đã tố cáo họ, và những người ăn mừng đã bị bắt. Chính quyền Quebec ca ngợi người tố cáo và yêu cầu công chúng “hợp tác” nhiều hơn.
Tại Mỹ, một số bang và thành phố của Đảng Dân chủ, những người tố cáo cũng được khen ngợi và khuyến khích (hồi tháng 3 Thị trưởng Eric Gahiti của Los Angeles cho biết ‘khen thưởng những người tố cáo’), và ở Úc cũng được khuyến khích từ chính phủ phe cực tả. Nhiều người Mỹ, Canada và Úc vui mừng tố cáo những người không chịu cuộc sống của họ bị phong tỏa.
Tất cả điều này xảy ra mà không có trại tập trung, Gestapo, KGB, và trại cải tạo.
Đây là lý do tại sao tôi không còn dễ dàng lên án những người dân thường Đức như trước đây. Sự thờ ơ khi đối mặt với chế độ chuyên chế không phải là đặc điểm của người Đức hay người Nga. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra ở Mỹ.
Dennis Prager
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.