Sáng Thứ Tư 30/12/2020 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ (TNS) Josh Hawley của tiểu bang Missouri đã thông báo là ông sẽ phản đối kết quả của Cử Tri Đoàn vào ngày 6 tháng Giêng sắp tới đây.
TNS Josh Hawley nhấn mạnh rằng “Tôi không thể chứng nhận kết quả bầu cử của Cử Tri Đoàn khi mà trên thực tế có một số tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Pennsylvania đã vi phạm luật bầu cử của chính tiểu bang này. Quốc Hội cần điều tra những cáo buộc gian lận bầu cử.” Quyết định của TNS Josh Hawley sẽ tạo cơ hội cho Tu Chính Án 12 được áp dụng.
Lãnh tụ Khối Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell và khoảng 20 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa đã công nhận ông Joe Biden là Tổng Thống đắc cử, và họ còn cảnh báo các Thượng Nghị Sĩ ủng hộ cuộc chiến pháp lý của TT Trump là sai trái, là đẩy đảng Cộng Hòa vào tình thế khó xử, sẽ bị thất cử trong tương lai. TNS McConnell và những người theo ông cũng như truyền thông cánh tả đã sai lầm khi cho rằng ủng hộ cuộc chiến pháp lý của TT Trump là đi ngược lại với lòng dân. Họ quên rằng trong thực tế đã có hơn 74 triệu cử tri bỏ phiếu cho TT Trump. Lưỡng Viện kiểm phiếu Cử Tri Đoàn Luật sư của Tổng Thống Trump cũng như nhiều tổ chức độc lập đã thu thập được nhiều bằng chứng gian lận trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 này.
Thêm một bằng chứng gian lận nữa đã xảy ra tại tiểu bang Pennsylvania, được thông báo vào ngày Thứ Hai 28/12/2020. Dân Biểu Frank Ryan, một CPA, dẫn đầu một số dân biểu điều tra vụ gian lận xảy ra tại tiểu bang Pennsylvania. Nhóm điều tra này đã tìm ra một vấn đề quan trọng là số phiếu bầu của tiểu bang Pennsylvania vượt trội hơn số cử tri thực sự đã bỏ phiếu. Theo tài liệu hệ thống máy DoS/SURE của tiểu bang: tổng số cử tri đã bỏ phiếu là 6,760,230, trong khi đó Thống Đốc của tiểu bang này đã đưa ra kết quả bầu cử là 6,931,060 phiếu, dư hơn số phiếu bầu thật sự là 170 ngàn 830 phiếu. Số phiếu dư này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng vì ông Joe Biden chỉ hơn TT Trump khoảng 80 ngàn phiếu, nếu loại bỏ những phiếu cộng thêm này thì kết quả bầu cử đã khác hẳn. Vấn đề chủ trương cộng thêm phiếu cũng xảy ra tại một số tiểu bang khác.
Nghiên cứu của kinh tế gia John Lott phổ biến hôm qua, ngày 31/12/2020, đã khám phá ra: có khoảng 289 ngàn phiếu dư đã xảy ra tại tiểu bang Arizona, Michigan, Nevada và Wisconsin, tương tự như trường hợp đã xảy ra tại tiểu bang Pennsylvania. Bằng chứng gian lận đã có đầy đủ nhưng quan tòa vẫn một mực từ chối thụ lý những vụ kiện này. Tuy nhiên, vấn đề sẽ được giải quyết trong buổi họp của lưỡng viện theo Đạo Luật Đếm Phiếu Cử Tri Đoàn và rất có thể Tu Chính Án 12 của Hiến Pháp Hoa Kỳ sẽ được áp dụng. Hide original message Thứ Tư tuần tới, ngày 6 Tháng Giêng, 2021, các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ sẽ kiểm phiếu Cử Tri Đoàn trong buổi họp Quốc Hội đầu tiên của niên khóa mới, dưới sự chủ tọa của Phó Tổng Thống Mike Pence, với tư cách là Chủ Tịch Thượng Viện. Nếu không có gì trở ngại, buổi họp này sẽ mau chóng kết thúc sau khi biểu quyết liên danh Tổng Thống đắc cử. Việc kiểm phiếu của cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 này chắc chắn có nhiều vấn đề vì Dân Biểu Mo Brooks, Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley, cộng thêm hơn 50 Dân Biểu và một số Thượng Nghị Sĩ sẽ chống lại vì những cáo buộc gian lận đã xảy ra tại 6 tiểu bang: Arizona, Nevada, Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Georgia.
Khi có sự phản đối, các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ sẽ họp riêng để bàn cãi trong 2 tiếng đồng hồ, sau đó sẽ họp chung trở lại để xác nhận phiếu của Cử Tri Đoàn. Theo tài liệu của AP: Phiếu Cử Tri Đoàn chỉ có thể bị loại bỏ khi cả Thượng Viện và Hạ Viện cùng đồng ý. Tuy nhiên cũng có nhiều lập luận khác, điển hình là tổ chức Just Security lại cho rằng Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ có thẩm quyền quyết định xác nhận hay hủy bỏ phiếu Cử Tri Đoàn của những tiểu bang bị tranh chấp. Ngôn ngữ của Đạo luật Đếm Phiếu Cử Tri Đoàn khó hiểu, không rõ ràng, đã bị nhiều học giả chỉ trích và đề nghị sửa đổi. Tuy nhiên, kể từ năm 1887 tới nay, Đạo luật Đếm Phiếu Cử Tri Đoàn vẫn không được sửa đổi, và thường được diễn giải theo khuynh hướng có lợi cho người có thẩm quyền quyết định.
Tu Chính Án 12 được áp dụng Trường hợp phiếu Cử Tri Đoàn của một số tiểu bang bị loại bỏ, và không liên danh nào có đủ 270 phiếu Cử Tri Đoàn thì Tu Chính Án 12 của Hiến Pháp sẽ được áp dụng. Tu Chính Án này cho phép Hạ Viện bầu Tổng Thống, và Thượng Viện bầu Phó Tổng Thống. Mặc dù đảng Dân Chủ đang nắm đa số tại Hạ Viện nhưng cũng không thêm phiếu cho đảng Dân Chủ vì mỗi tiểu bang chỉ được bầu một phiếu. TT Trump sẽ có cơ hội tái đắc cử vì đảng Cộng Hòa đang nắm 27 tiểu bang. Tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa cũng đang nắm đa số, tỷ lệ 50/48. Tuy nhiên, hai Thượng Nghị Sĩ Kelly Loeffler và David Purdue đang có cuộc tranh cử chung kết tại tiểu bang Georgia ngày 5/01/2021. Nhiệm kỳ của TNS David Perdue sẽ chấm dứt ngày 3/01/2021. Trong khi đó, nhiệm kỳ của TNS Kelly Loeffler sẽ được tiếp tục cho tới khi Georgia có kết quả của cuộc bầu cử chung kết Thượng Viện, có thể phải mất nhiều ngày sau ngày bầu cử, kết quả mới được thông báo chính thức.
Như vậy tới ngày 6/01/2021 đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục dẫn đầu tại Thượng Viện, và Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ có cơ hội tái đắc cử. Trong lịch sử đã có tiền lệ áp dụng Tu Chính Án 12: Cuộc bầu cử năm 1876: ƯCV Rutherford Hayes đại diện Cộng Hòa và ƯCV Samuel Tilden đại diện Dân Chủ. Cuộc bầu cử năm 1876 này là cuộc bầu cử tai tiếng nhất, gay gắt nhất trong lịch sử. Tranh cãi cho tới ba ngày trước lễ nhậm chức. Ông Samuel Tilden có vẻ như đã giành được chiến thắng nhưng đã bị trở ngại vì có phiếu tranh chấp tại một số tiểu bang. Trong cuộc họp kiểm phiếu, chủ tọa cuộc họp là ông Joseph Bradley đã quyết định những phiếu tranh chấp được trao cho ông Hayes. Đảng Dân Chủ đã kịch liệt phản đối và đe dọa bạo lực sẽ xảy ra nếu ông Hayes nhậm chức. Tuy nhiên, cuối cùng cuộc khủng hoảng đã được giải quyết và ông Rutherford Hayes trở thành Tổng Thống thứ 19 của Hoa Kỳ. Lịch Sử Hoa Kỳ đã sang trang?
Nếu TT Trump không tích cực vận động, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, Lindsey Graham và một số Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa khác đã không có cơ hội tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2020 này. Vậy mà giờ đây họ đã quay lưng phản bội Tổng Thống. Đa số các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa đã bỏ mặc TT Trump đơn độc chống chọi với nhiều thế lực trong cuộc chiến bảo vệ công bằng cho cuộc bầu cử. TT Trump phải đương đầu với thù trong giặc ngoài. Ngay trong nội bộ đảng Cộng Hòa cũng có thế lực chống đối TT Trump. Khi TT Trump ra ứng cử Tổng Thống năm 2016, Tổng Thống đã gặp sự phản đối mãnh liệt của nhóm Cộng Hòa gạo cội, có liên hệ chặt chẽ với gia đình TT Bush từ cuối thập niên 80.
Trong thời gian 4 năm qua, nhóm Cộng Hòa này luôn tìm cách đánh phá TT Trump, và năm 2019 họ đã thành lập tổ chức Lincoln Project, chi hàng trăm triệu dollars nhằm mục đích ngăn cản TT Trump tái đắc cử. Trong nhiều thập niên, Trung cộng đã lợi dụng lòng nhân đạo của Hoa Kỳ, nhờ Hoa Kỳ nâng đỡ, giúp gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế. Và từ đó, Trung cộng có cơ hội phát triển và vươn lên hàng cường quốc chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, Trung cộng không ngừng tại đây, mà còn nuôi tham vọng làm bá chủ toàn cầu. TT Trump là Tổng Thống duy nhất nhìn thấy Trung cộng là hiểm họa của Hoa Kỳ nói riêng và của thế giới nói chung nên TT Trump đã thẳng tay trừng trị Trung cộng để bảo vệ quyền lợi cho người dân Hoa Kỳ. Trong khi đó những Tổng Thống tiền nhiệm luôn duy trì chính sách thân thiện với Trung cộng theo sự cố vấn của Tiến Sĩ Henry Kissinger. Thời gian gần đây ông Tiến Sĩ này lại lên tiếng cố vấn cho Joe Biden nên thích nghi với những đòi hỏi của Trung cộng để tránh thế chiến Thứ Ba. Lịch sử Hoa Kỳ giờ đây đã sang trang?
Kim Nguyễn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.