Friday, October 5, 2018

Nỗi lo sợ biến đổi khí hậu và trẻ em Việt Nam

baomai.blogspot.com
Thế hệ trẻ Việt Nam đang lớn lên, đối mặt với nhiều rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu

Các thế hệ trẻ Việt Nam đang phải đối diện với các tác động ngày càng trầm trọng hơn của biến đổi khí hậu, như lũ lụt tàn phá, hay mất mùa.

Một bé gái vẽ bức tranh ác mộng trong đó mọi người đang kêu cứu trong dòng nước dâng cao.

baomai.blogspot.com
Bức vẽ của một em nhỏ ở Cần Thơ về thảm họa lũ lụt

Một em khác vẽ một con rắn khổng lồ với những chiếc răng sắc nhọn để cho thấy sự hung dữ và sức mạnh của cơn lũ.

baomai.blogspot.com

Những bức tranh ám ảnh này là tác phẩm của các học sinh ở một trường tiểu học tại Cần Thơ, một vùng thường xuyên bị ngập lụt của Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Người dân ở đây sống trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một lưu vực sông rộng lớn với các ruộng lúa phì nhiêu hút khách du lịch, nhưng nằm ngay trên mực nước biển.

Vùng đất này đang chìm dần, cùng lúc là mực nước biển dâng cao do trái đất đang nóng lên khiến mặt nước nở ra và làm tan băng. 

Đó là lý do tại sao mà vùng đồng bằng trù phú này, một trong những vựa lúa phì nhiêu nhất của thế giới, với 18 triệu dân, lại được ghi nhận là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.

baomai.blogspot.com  
  
Các học sinh vẽ tranh là một phần của dự án do cô Florence Halstead, đến từ Đai học Hull, khởi xướng. Dự án nhằm nghiên cứu thái độ của giới trẻ đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Tại một trường tiểu học từng ngập lụt ba năm trước, Florence Halstead đề nghị các em nhắm mắt lại, nghĩ về lũ lụt, sau đó miêu tả các em đã thấy gì.

baomai.blogspot.com
  
Em Lợi sau đó vẽ lại bức tranh gây sốc: Người dân đang kêu cứu trong dòng nước lũ.

Tố Như, bạn học cùng lớp, vẽ cảnh một bé gái ngồi một mình trên một chiếc thuyền đang trôi dạt về dòng nước xoáy.

Châu, ngồi cùng bàn, lại vẽ một cảnh tượng dường như quá đáng sợ đối với lứa tuổi nhỏ như em: những xác người trong dòng nước, dưới mặt nước, một con rắn quái dị đang ẩn nấp.

Ngập lụt nghiêm trọng

baomai.blogspot.com
Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú nay còn đâu?

Lũ lụt thường xuyên xảy ra tại khu vực đồng bằng này.

Trong nhiều thế kỷ, lũ lụt đã đóng một vai trò có lợi, mang lại chất dinh dưỡng cho khiến vùng đất này trở nên vô cùng màu mỡ.

Nhưng, trong những năm gần đây, lũ lụt trở nên tàn phá hơn hơn; các dự báo tình trạng ngập lụt nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

baomai.blogspot.com
  
Các rào chắn đã được dựng lên. Nhưng dọc ven biển, có hàng trăm ngôi nhà đã bị cuốn trôi cùng những ruộng lúa màu mỡ quý giá.

Ông Lâm Văn Nghĩa, một nông dân chứng kiến cảnh đồng ruộng bị chôn vùi dưới những con sóng, nói: "Nước dâng lên quá nhanh khiến không kịp làm rào chắn ven biển".

Sản lượng lúa giảm

baomai.blogspot.com
Đồng bằng Sông Cửu Long từng là vựa lúa của Việt Nam

Trầm trọng hơn, nước biển dâng còn làm vùng đất này bị nhiễm độc do bị mặn hóa, khiến sản lượng lúa giảm, hoặc khiến không thể trồng lúa được nữa.

Nhiều nông dân đã chuyển sang trồng cỏ, hoặc nuôi tôm, những thứ thích ứng với nước ngập mặn. Những điều này khiến sản lượng lúa bị sụt giảm.

Một chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp nhận định rằng thời kỳ hoàng kim của lúa tại ĐBSCL đã chấm dứt. Điều này tác động lớn đến an ninh lương thực và thu nhập quốc gia.

Thomas Rath, Giám đốc tại Việt Nam của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, nói rằng "tất cả đều bị đe dọa".

baomai.blogspot.com
  
"Sản lượng gạo đang bị đe dọa với 80% là để xuất khẩu, do đó, đây một rủi ro kinh tế lớn đối với Việt Nam", ông nói.

Đây là lý do tại sao Việt Nam, cùng với hàng chục quốc gia đang phát triển khác, cho rằng mục tiêu chính của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 2C so với mức ở thời tiền công nghiệp - là không đủ. Việt Nam đang hướng tới mục tiêu 1.5C.

Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, cơ quan khí hậu của Liên Hợp Quốc, đã đưa ra một báo cáo về lợi ích của việc đảm bảo giữ mức độ nóng ấm toàn cầu trong mức kiểm soát được, và những gì cần thiết để đạt được điều này.

Đo trầm tích

baomai.blogspot.com
Nhiều đồng lúa Đồng bằng Sông Cửu Long bị mặn xâm nhập

Để hiểu được sự thay đổi nhanh chóng của khu vực này, các nhà khoa học Anh và Việt Nam đang nghiên cứu dòng chảy của các dòng sông và trầm tích mà chúng mang theo.

Khi bùn lắng đọng lại trên các cánh đồng, nó làm tăng độ dày của đất, giúp chống lại tác động của nước biển dâng.

Tôi gặp Giáo sư Dan Parsons từ Đại học Hull, trên một con tàu chở đầy những thiệt bị để đo lượng trầm tích và đáy sông.

baomai.blogspot.com
  
Việc đo đạc tiến hành trong 20 năm qua đã ghi nhận lượng trầm tích được mang về cho khu vực ĐBSCL đã giảm hẳn, nước trong hơn. Đó là do các đập ở thượng nguồn đã chặn phù sa chảy về hạ lưu.

"Một nguy cơ rõ ràng là lũ lụt," Giáo sư Parsons nói. "Cùng với đó là xâm nhập mặn do nước biển dâng tạo nên một cơn bão các rủi ro đối với người dân nơi đây."

Trong khi Giáo sư Parsons điều tra các thay đổi về mặt vật lý, học trò của ông, cô Florence Halstead, nghiên cứu các tác động xã hội, đặc biệt đối với thế hệ tương lai. Những người sẽ lớn lên và phải đối mặt với các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. 

baomai.blogspot.com  
Florence Halstead từ đại học Hull muốn tìm hiểu thêm về thái độ của trẻ em về biến đổi khí hậu



David Shukman

baomai.blogspot.com

Ăn gì khi bạn có lượng đường trong máu thấp
Chúng ta sẽ đối mặt với ngày tàn của sô cô la?
Trường y khoa Nhật Bản thay đổi điểm thi để loại t…
Gần 10.000 người Việt phải tái di cư ở Kampong Chh...
Mỹ - Trung cộng: "Chúng ta là đối thủ!"
Trung cộng sử dụng chip nhỏ để xâm nhập vào các cô...
Năm thành phố đáng sống nhất thế giới 2018
Núi lửa phun ở Indonesia ít ngày sau động đất, són...
Đệ nhất Phu nhân Melania thăm nơi cầm giữ nô lệ ở ...
Đạo luật ủy quyền quốc phòng NDAA năm 2019
Có nên ăn lòng trứng đỏ mỗi ngày?
Thách thức nào với xe điện hiện nay?
Lòng tốt là một vòng tuần hoàn
Thông cáo báo chí của chiến dịch NOW
Thư của bạn trai cũ: "lời thề của Ford mâu thuẫn v...
Quân đội Mỹ quá phụ thuộc vào Trung cộng
Cảnh điêu tàn trong thế giới Ả-rập xưa và nay
Trung Hoa nhờ Mỹ mới tiến bộ
Nhà hàng dưới nước lớn nhất thế giới
Trump ký thỏa thuận với Canada, Mexico, từ chối TC...

1 comment:

  1. Đây là hậu quả của thằng tàu cộng xây đập Tam Hiệp ngăn nuớc từ vùng núi Himalaya chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long và ngay cả nước Lào củng xây đập chặn dòng nuớc Việt nam ở phần cuối nên chịu thiệt nhiều nhất bọn cộng sản việt cộng chi lo ăn hối lộ và cho hút cát từ lòng sông bán lậu ĐÂY LÀ TAI HỌA từ bọn cộng sản gây ra không thể đổ thứa cho ông trời biến đổi khí hậu chỉ gây ra bảo lụt nhiều hơn

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.