Bằng cách cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, người thợ xay đã không làm hài lòng bất kỳ ai, và không những thế, ông còn đánh mất cả con lừa của mình.
Aesop (khoảng năm 620–564 trước Công nguyên) là một người kể chuyện Hy Lạp được biết đến với rất nhiều những truyện ngụ ngôn, hiện nay được gọi chung là “Truyện ngụ ngôn của Aesop”. Những câu chuyện của ông, cùng với giá trị đạo đức, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hoá và văn minh của chúng ta, không chỉ góp phần mang lại tính giáo dục và bồi dưỡng nhân cách cho trẻ em, cùng với sức hấp dẫn phổ quát, những câu chuyện còn giúp người lớn nhìn nhận lại mình, lựa chọn giữ lấy đức hạnh hay lưu tâm với những cảnh báo ẩn ý. Tại đây, đăng tải một trong một loạt truyện ngụ ngôn được chọn lọc của Aesop từ nguồn tài sản công.
Đã từ lâu lắm rồi, vào một ngày nọ, một người thợ xay già và con trai dẫn con lừa của họ ra chợ bán. Họ khiến chú lừa này đi thật chậm rãi, vì nghĩ rằng có thể có nhiều cơ hội để bán được chú lừa hơn nếu họ giữ cho chú ta trong tình trạng khỏe mạnh. Khi họ đi dọc theo con đường lớn, một số lữ khách đã cười lớn khi thấy họ.
“Thật ngu ngốc khi đi bộ trong khi có thể đường hoàng cưỡi con lừa đó,” một người kêu lên. “Kẻ ngu ngốc nhất trong cả ba không phải như ý nghĩ của ta.”
Người thợ xay không muốn bị cười nhạo, vì thế ông đã bảo con trai của mình trèo lên cưỡi con lừa.
Họ đi xa hơn một chút dọc theo con đường, đến khi có ba thương nhân đi ngang qua.
“Ô hô, ta có gì đây?” họ kêu lớn. “Hãy tôn trọng người già nào, chàng trai! Xuống lừa và để ông ấy lên.”
Mặc dù người thợ xay không hề mệt mỏi, ông cũng đành để con trai mình đi xuống và leo lên lưng lừa, chỉ để vừa lòng những thương nhân kia.
Tại chiếc cửa quay [dẫn vào chợ], họ đi qua một số phụ nữ đang cầm những giỏ hàng đựng đầy rau và những thứ khác để ra chợ bán.
Một người trong số họ thốt lên, “Nhìn kẻ già ngu ngốc kia xem. Chễm chệ trên lưng lừa, trong khi đứa trẻ tội nghiệp kia phải cuốc bộ.”
Họ chưa kịp bắt đầu thì lại có một tiếng hô lớn vang lên từ một nhóm người khác đang đi trên đường.
“Quả là tội ác,” một người kêu lên, “để một con thú ngu ngốc tội nghiệp như thế phải chở nặng! Họ trông có thể vác con vật tội nghiệp ấy, hơn là để con vật ấy thồ họ.”
Một người khác nói, “Chắc hẳn họ chuẩn bị bán bộ da của con vật đáng thương ấy thôi.”
Người thợ xay và con trai của ông ta nhanh chóng chạy xuống, và một thời gian ngắn sau, khu chợ trở nên náo động khi chứng kiến cả hai cha con cùng khiêng một con lừa buộc vào cây sào. Rất đông người đã chạy đến để trông cho rõ hơn cảnh tượng kỳ lạ đó.
Không phải là con lừa không muốn được khiêng, nhưng vì có quá nhiều người đến, chỉ trỏ vào nó, cười to và la lớn, nó bắt đầu đá và kêu lên, và rồi, khi họ đang đi ngang qua cây cầu, những sợi thừng buộc con lừa bị tuột ra, và con lừa rơi tõm xuống sông.
Người thợ xay nghèo đành rầu rĩ trở về nhà. Bằng cách cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, ông đã không làm hài lòng bất kỳ ai, và không những thế, ông còn đánh mất cả con lừa của mình.
Bài học rút ra từ câu chuyện: Nếu bạn cố gắng làm vừa lòng tất cả, thì bạn sẽ không làm vừa lòng ai cả.
Phiên bản của truyện ngụ ngôn này được xuất bản lần đầu trong quyển “Truyện ngụ ngôn Aesop dành cho trẻ em” vào năm 1919, và đã được hiệu đính ngắn gọn và súc tích.
Thiên Minh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.