Thursday, November 8, 2018

Phần Lan _ Mua đồ cũ để bảo vệ môi trường

baomai.blogspot.com
Kati Rossi đang tìm mua một giá sách cũ

Đưa theo con gái nhỏ và con trai sơ sinh, Kati Rossi dạo quanh khu ngoại thành ở Helsinki để đi mua một giá sách cũ.

Ngay bên kia đường là cửa hàng của hãng đồ đạc khổng lồ Thụy Điển, nhưng Kati lại tìm đồ tại một trung tâm đồ cũ lớn.

"Tôi không muốn vào IKEA," cô nói với tôi. "Tôi sẽ tìm thấy đồ thú vị hơn nhiều, và có tính nguyên bản hơn nhiều ở đây.

"Tôi không muốn có đồ đạc giống người khác. Những gì mà tôi mua ở đây có giá chỉ bằng một phần nhỏ [so với IKEA] và tốt hơn nhiều cho trái đất."

baomai.blogspot.com
  
Trong khi chúng ta ngày càng lo lắng về nguồn lực ta sử dụng và lượng khí CO2 để làm ra hàng hóa, phải chăng trung tâm đồ cũ này là nơi cho thế giới học tập?

Đây là một cửa hàng trong một chuỗi khổng lồ các cửa hàng phi lợi nhuận ở Phần Lan.

Không phải là những cửa hàng đồ cũ (second hand) bạn thường thấy trên phố, mà là chuỗi siêu thị khổng lồ có tên Kierrätyskeskus.

Mang quần áo đến và mua quần áo mang về

baomai.blogspot.com
Hannamarie Johansson và Pinja Lauria đi chọn đồ cùng nhau.

Trung tâm này sửa chữa hàng điện tử, tân trang và tái sử dụng các mặt hàng với nhãn hiệu của riêng họ và thậm chí họ còn có cả một trợ lý mua hàng điện tử - một ứng dụng thông minh dự đoán được các mặt hàng bạn muốn mua dựa trên các món đồ bạn mua các lần trước.

Trong khu vực bán đồ đạc, hai người bạn nghỉ làm đang đi chọn đồ cùng nhau.

Hannamarie Johansson kể với tôi: "Tôi tìm mua quần áo cho công việc mới của tôi. Tôi mang tới đây quần áo tôi không mặc nữa. Mọi người mang quần áo cũ đến và mua quần áo mang về."

baomai.blogspot.com
  
Pinja Lauria kể: "Tôi thực sự thích những chỗ này. Tôi từng sống ở Luxembourg nơi họ cũng có cửa hàng đồ cũ - nhưng không phải như thế này.

"Họ chỉ có quần áo và sách, không có đồ đạc. Tôi muốn tìm mua vài cái bàn mới hôm nay."

Chiếc bàn có biển 40 km/giờ

baomai.blogspot.com
Peppi Mattila

Và nơi này không đơn giản chỉ là một cửa hàng. Người quản lý Peppi Mattila dẫn tôi đi thăm quan khu hàng được thiết kế từ đồ cũ trong cửa hàng, còn được gọi là khu Plan B.

Khu này có một số món đồ quần áo dáng classic được may từ rèm cửa cũ (những kiểu này không theo mốt nên không bao giờ lỗi mốt).

baomai.blogspot.com
  
Ngoài ra còn có một ghế băng làm từ ván trượt tuyết, một chiếc bàn làm từ biển hiệu giao thông 40km/giờ; và một chiếc khay kiểu cách làm từ một nắp hộp bọc da với hình vẽ truyện tranh.

Những mặt hàng rất cá tính này được bán với giá cao hơn hàng 'second hand' thông thường.

Pepsi nói: "Chúng tôi muốn tạo ra sự trân trọng những món đồ cũ. Những vật này rất độc đáo và được làm mới hoàn toàn. Chúng ta cần phải có tư duy như thế này nhiều hơn."

baomai.blogspot.com
Tuire Lindstrom là một blogger trên Instagram

Một blogger trên Instagram, Tuire Lindstrom, diện một chiếc áo khoác second hand sặc sỡ, rất ấn tượng về tính độc đáo của các món hàng ở đây.

Cô nói với tôi: "Tôi chỉ muốn mua quần áo nếu nó có điều gì khác lạ".

Cửa hàng Kierrätyskeskus thậm chí còn có một sứ mệnh giáo dục.

Người mua sắm tìm thấy thời trang dùng một lần rồi bỏ

baomai.blogspot.com
Kaisa Karjalainen với tủ quần áo học hỏi

Kaisa Karjalainen, chuyên gia môi trường làm việc tại cửa hàng, dẫn tôi tới "tủ quần áo học hỏi".

Học sinh tới đây để học cách đánh giá chất lượng quần áo.

Nếu người may quần áo bỏ công ra may gấu áo cẩn thận, họ nhiều khả năng sẽ dùng vải có chất lượng cao.

baomai.blogspot.com
  
"Trong những năm gần đây chúng tôi thấy xu hướng thời trang mặc rồi bỏ ngày càng tăng," cô nói.

"Khó mà tìm được quần áo trông vẫn đẹp sau một vài lần giặt - chúng tôi phải vứt nhiều quần áo vào thùng rác vì chúng bị sờn quá."

Những ai mua hàng ở cửa hàng này cũng được động viên trên hóa đơn.

Hóa đơn chỉ rõ bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên bằng việc mua đồ ở đây thay vì mua một món đồ mới.

Cảm nhận đạo đức khi mua hàng

baomai.blogspot.com
Đồ trang trí Giáng sinh: giúp bảo vệ môi trường

Tôi mua hai đồ có hình trang trí Giáng sinh bằng thủy tinh rất dễ thương.

Hóa đơn cảm ơn tôi đã tiết kiệm được 84kg tài nguyên thiên nhiên thường được dùng để làm những vật như vậy - dầu, cát, màu nhuộm, hóa chất và những thứ khác.

baomai.blogspot.com
  
Cửa hàng này ước tính họ đã tiết kiệm được 50 triệu kg tài nguyên chỉ trong năm ngoái.

Tôi tự hỏi liệu các cửa hàng không lồ như Kierrätyskeskus sẽ có ngày hết đồ để bán vì mọi người mang đồ tới các cửa hàng từ thiện và mua bán đồ cũ trên mạng.

Có lẽ mọi người còn cố gắng tiêu dùng ít hơn?

"Sẽ là điều tốt nếu điều đó xảy ra," Kaisa nói.

baomai.blogspot.com
  
"Nhưng tôi e rằng vẫn còn quá nhiều đồ bị bỏ đi nên tình hình sẽ khó mà thay đổi một sớm một chiều."

Trên thế giới, hiện có rất nhiều hệ thống để thu lượm và tái sử dụng, từ nhặt phế liệu đường phố ở những nước nghèo đến mua bán tinh tế trên Internet ở các nước giàu.

baomai.blogspot.com
  
Úc có một tổ chức có tên Reverse garbage, (một trung tâm thiết kế và bán hàng tái chế).

Ở Mỹ, Ann Arbor là một trong những nơi có Trung tâm Tái sử dụng bán hàng loạt vật liệu xây dựng và đồ gia dụng.



Roger Harrabin

baomai.blogspot.com

Quanh nghi vấn thông tin ‘5 triệu’ khách hàng TGDĐ bị lộ
Hai người Trung cộng trộm vali của du khách tại Bangkok, Thái Lan
Tiết canh cua Phú Quốc
Điện thoại kẽm gai
Cứu thương các chiến binh Mỹ
Có thể đoán ai có lợi thế sau bầu cử?
Trump “vừa đánh vừa đàm” dọa đảng Dân chủ
Trump không thay đổi chính sách đối ngoại
Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy tái đắc cử
5 nhận xét quan trọng bầu cử giữa kỳ
Chiến thắng của đảng Cộng hòa là hiếm hoi trong 105 năm qua
Những người trở về từ đoàn caravan
Một cuộc xâm lăng nước Mỹ có tổ chức
Bạn có quá nghèo để đeo bám công việc đang làm?
Chiến lược mới của TT Trump chống Trung cộng
Nhiều người gốc Việt thắng lớn trong chính trường Mỹ
Trump chỉ trích Acosta của CNN trong buổi họp báo
Khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện
Nữ tiếp viên quầy rượu 29 tuổi trở thành dân biểu Mỹ
Sau bầu cử giữa kỳ _ chạy đua vào Toà Bạch Ốc 2020

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.