G20 đã có tuyên bố chung dù các quốc gia còn nhiều mâu thuẫn về các vấn đề của quốc tế.
Tuy nhiên về vấn đề biến đổi khí hậu thì chỉ có 19 nước thành viên đồng ý còn ông Trump vẫn quyết định rút khỏi hiệp định này. Trong văn kiện ký kết có rất nhiều vấn đề né tránh để giảm sự đụng chạm đến nước Mỹ và ông Trump. Ta thấy rằng vai trò của nước Mỹ và ông Trump là quan trọng hàng đầu của tổ chức này cũng như thế giới.
Nội dung văn kiện cũng đồng ý là thương mại toàn cầu còn nhiều lỗ hổng, cần kêu gọi cân thiệp để cải cách WTO (Tổ chức thương mại toàn cầu). Nhưng lại không đề cập gì đến chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump đang thực hiện dù trước đó các nhà lãnh đạo khối Brics và Trung cộng đã kịch liệt lên án phán đối chủ nghĩa này. Đặc biệt là trong nội dung tuyên bố chung có nhắc đến việc Trung cộng phải minh bạch hóa các khoản cho vay đầu tư trên toàn cầu. Về vấn đề nhập cư. Trước khi ký kết, phái đoàn của Mỹ đã cảnh báo rằng các bên không nên nhắc quá nhiều về vấn đề này nếu không Mỹ sẽ không ký kết. Và dĩ nhiên các bên đã phải hạn chế tối đa ngôn từ nhạy cảm để có được chữ ký của ông Trump.
Các thành viên khác như tổng thống Pháp Macron sau khi giận nhau với ông Trump về vấn đề thành lập quân đội riêng của EU đã phải nói rằng: Ông Trump quyết định ký vào tuyên bố chung là thắng lợi của hội nghị. Chúng ta và ông ấy đã có thỏa thuận. Nhưng một thành viên của Canada thì lại nói rằng: Các thành viên đang né tránh sự khác biệt bằng nhưng ngôn từ chung chung, mơ hồ mà không đề cập đến chủ nghĩa bảo hộ. Đây là một bước lùi của G20 và khiến cho vai trò của tổ chức này bị giảm đi đáng kể.
Ông Trump vẫn đang chiếm ưu thế và tiếng nói của ông cũng như năng lực của nước Mỹ đang rất quan trọng. Các quan điểm, lập trường của ông vẫn rất cứng rắn. Đây là một tín hiệu đang lo cho Trung cộng khi đối mặt với ông Trump. Và có lẽ mâu thuẫn giữa hai quốc gia Mỹ- Tàu sẽ không được giải quyết. Sẽ không có lệnh ngừng bắn trên chiến trường thương mại vì Tàu cũng chẳng chịu đáp ứng những yêu cầu chính của ông Trump và tiến trình áp thêm thuế lên hàng hóa của Tàu vẫn được thực thi. Và bên Trọng-Phúc đang lo lắng nếu điều này xảy ra. Liệu họ sẽ có đối sách gì để đối phó với một tương lai đầy ảm đạm cho nền kinh tế như vậy?
Nguyễn Việt Nam
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.