Phthalates là một loại hóa chất tổng hợp, thường được gọi là “chất làm dẻo” vốn được sử dụng phổ biến để tạo ra các sản phẩm nhựa dẻo và có thể uốn cong, được tìm thấy trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng, từ sàn nhựa vinyl đến chất tẩy rửa gia dụng và đồ chơi trẻ em. Đối với hầu hết chúng ta, việc tiếp xúc chính với phthalates có thể là qua hộp đựng thức ăn bằng nhựa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội và mỹ phẩm.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta không nên nghĩ những sản phẩm dùng hàng ngày này là an toàn. Việc tiếp xúc với phthalate có liên quan đến một số hậu quả bất lợi cho sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ sinh non và các nhà nghiên cứu đang kêu gọi nâng cao nhận thức cũng như tránh sử dụng các sản phẩm có chứa phthalates.
Phthalates đang chịu giám sát
Phthalates chịu sự nghi ngờ do một số nghiên cứu nêu bật vai trò của những hóa chất này trong việc rút ngắn tuổi thai. Gần đây, Tập san The Lancet đã công bố một phân tích ước tính chi phí trọn đời của việc tiếp xúc với phthalates từ trước khi sinh, về kết cục sức khỏe, năng suất kinh tế và chi tiêu tiền tệ. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Các tác giả nghiên cứu đã báo cáo rằng, vào năm 2018, ước tính có khoảng 56,595 ca sinh non có thể là do tiếp xúc với phthalates từ trước khi sinh, với chi phí đáng kinh ngạc:
“Chi phí suốt đời của sinh non, bao gồm chăm sóc y tế trực tiếp, tổn thất trí tuệ và các hậu quả gián tiếp khác, ước tính là 64,815 USD cho mỗi trường hợp vào năm 2016…
Các bệnh mãn tính khác do phthalates bao gồm béo phì ở trẻ em, béo phì ở người trưởng thành và tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, vô sinh do nam giới và tử vong do tim mạch, với tổng chi phí gần 100 tỷ USD mỗi năm.”
Khi tiếp xúc với phthalates, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương não bộ vốn đang phát triển.
Dự án TENDR, một liên minh gồm các nhà khoa học, chuyên gia y tế và những người ủng hộ làm việc cùng nhau để bảo vệ trẻ em khỏi tổn thương não khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, giải thích rằng việc tiếp xúc với phthalates trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dẫn đến những ảnh hưởng “bao gồm các hành vi giống như Rối loạn tăng động giảm chú ý (HD), các vấn đề về hành vi và hung hăng, cũng như trầm cảm và các hành vi hướng nội khác.”
Họ cũng lưu ý rằng “việc tiếp xúc trước khi sinh có liên quan đến sự suy giảm chỉ số IQ, trí nhớ làm việc và chức năng điều hành của trẻ, cũng như các vấn đề về điều tiết cảm xúc.” Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy mức độ tiếp xúc với phthalates ở người da đen và người Latinh ở Hoa Kỳ luôn cao hơn so với các nhóm chủng tộc khác.
Mặc dù trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương, nhưng việc tiếp xúc với phthalates liên tục cũng ảnh hưởng đến người lớn, có liên quan đến tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, dị tật bẩm sinh ở hệ thống sinh sản nam giới, bệnh tim mạch và các bất thường về tuyến giáp.
Chúng ta không thể sống trong xã hội hiện đại mà hoàn toàn không tiếp xúc với phthalates. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng số người Mỹ có lượng phthalates có thể phát hiện được trong cơ thể họ là gần 100%. Chúng ta không thể loại bỏ việc tiếp xúc với phthalates, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu bằng cách chú ý hơn đến thực phẩm chúng ta ăn và các sản phẩm chúng ta sử dụng.
Dù có các sản phẩm có chứa phthalates ở xung quanh chúng ta, nhưng nguy cơ lớn nhất lại đến từ những sản phẩm chúng ta ăn, hấp thụ qua da hoặc hít phải. Các thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản trong hộp nhựa, cùng với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân, là nguồn phơi nhiễm phthalates chính đối với hầu hết mọi người. Ngoài ra, phụ nữ thường tiếp xúc nhiều hơn nam giới vì họ có xu hướng sử dụng nhiều loại sản phẩm chăm sóc cá nhân hơn. Sơn móng tay, keo xịt tóc, sữa rửa mặt, kem dưỡng sau khi cạo râu và dầu gội đều thường chứa phthalates.
Xác định các sản phẩm không chứa Phthalate
Có một số cách đơn giản để chúng ta giảm tiếp xúc với các hóa chất độc hại này. Nhóm Hoạt động Môi trường cung cấp cơ sở dữ liệu về mỹ phẩm cũng như Hướng dẫn làm sạch lành mạnh, có thể giúp người tiêu dùng kiểm tra các thành phần có hại trong các sản phẩm làm sạch hoặc chăm sóc cá nhân của họ, đồng thời xác định các sản phẩm không chứa phthalates. Hãy tìm những sản phẩm chăm sóc cá nhân có nhãn “không chứa phthalates.” Ngoài ra, hãy tránh các sản phẩm có thuật ngữ chung chung là “hương thơm” (fragrance) trong danh sách thành phần, vì phthalates thường được sử dụng trong nước hoa tổng hợp và có thể ẩn trong các thành phần “hương thơm” không được tiết lộ.
Hãy giảm việc sử dụng màng bọc thực phẩm và hộp đựng thực phẩm bằng nhựa làm từ PVC (có nhãn tái chế số 3), thay vào đó bảo quản thực phẩm trong hộp đựng bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ sẽ là một khởi đầu tốt. Tránh làm nóng thực phẩm hoặc đồ uống đựng trong hộp nhựa vì nhiệt làm tăng khả năng phóng thích phthalates vào thực phẩm. Ngoài ra, việc hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh vốn đã được chứng minh là có chứa hàm lượng phthalates cao hơn, và thay vào đó là sử dụng thực phẩm tươi, chế biến tối thiểu, là một bước đi đúng hướng.
Zrinka Peters _ Đại Hải
***
Hơn một nửa số mỹ phẩm ở Mỹ chứa hóa chất độc hại
Mỹ phẩm giả bị Sở Cảnh sát Los Angeles tịch thu trong bức ảnh chụp ngày 12/4/2018. Một nghiên cứu mới cho thấy hơn 1 nửa số mỹ phẩm bán ở Mỹ và Canada có chứa các hóa chất độc hại.
https://baomai.blogspot.com/
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.