Liệu ta sinh ra đã có đạo đức bẩm sinh hay đó là tính cách ta phát triển khi lớn lên?
Con người từ khi sinh ra đã là người tốt hay kẻ xấu là vấn đề từ lâu đã được các nhà triết học thảo luận trong nhiều thế kỷ.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle nói rằng đạo đức là điều ta được học, và rằng từ khi sinh ra ta đã là "kẻ vô luân", trong khi nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho rằng đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng.
Bất cứ ai đọc tác phẩm "Chúa Ruồi" cũng cho rằng đứa trẻ là kẻ có nhân cách phản xã hội đầy đủ, chỉ chực chờ được trả tự do khỏi xiềng xích do người lớn áp đặt để dựng lên một tôn giáo cuồng tín và có ý định giết hại lẫn nhau tàn bạo.
Có lẽ hai quan điểm đối lập nổi tiếng trong cuộc tranh luận này là giữa Thomas Hobbes và Jean-Jacques Russeau.
Hobbes mô tả con người là "bẩn thỉu" và "tàn bạo", cần phải có xã hội và luật lệ để chế ngự bản năng của họ, để từ đó có thể phát triể. Rồi tới lượt Russeau công khai chỉ trích ông, tranh luận rằng con người sẽ lịch thiệp và thuần khiết nếu không có sự tha hóa do lòng tham và sự bất bình đẳng do xã hội có đẳng cấp áp đặt.
Những nghiên cứu gần đây về sự phát triển trong tâm lý cho thấy có thể có một số bản tính tự nhiên "tốt" trong con người (hoặc, nói một cách kỹ thuật hơn, là ít nhất thì trẻ em cũng có thể vượt qua phát xét đạo đức vào những năm đầu đời ở mức độ nhiều hơn là những gì chúng ta từng nghĩ).
Một trong những nghiên cứu trong chương trình "Trẻ em: Thế giới tuyệt vời" (Babies: Their Wonderful World) đã được thực hiện theo cách nhằm mô tả liệu có hay không và ở độ tuổi nào những đứa trẻ chập chững biết đi thể hiện những hành vi có xu hướng là "tốt".
Để làm điều này, các em bé dưới một năm tuổi được cho xem một chương trình múa rối với những hình dạng có màu sắc khác nhau, hoạt động theo cách có thể nhận ra rõ ràng là đúng hay sai về đạo đức.
Con người từ lâu đã tranh luận rằng liệu có phải ta sinh ra đã là tồi tệ và chỉ trở nên "văn minh" nhờ xã hội - hay ngược lại
Một vòng tròn đỏ đang cố gắng trèo lên một ngọn đồi, trong khi đó một hình vuông xanh "xấu xa" cố gắng kéo vòng tròn đỏ lại. Trong khi đó, hình tam giác vàng "tốt đẹp" nỗ lực giúp đỡ vòng tròn đỏ bằng cách đẩy nó lên.
Sau khi trình chiếu, các em bé được hỏi xem các em muốn chơi với hình nào nhất: Hình vuông xanh tội lỗi hay tam giác vàng tốt đẹp.
Có thể bạn cũng đoán được là tất cả các em đều chọn hình màu vàng, hình tam giác cho thấy hành vi "giúp đỡ" và "không ích kỷ". Điều này cũng đúng khi áp dụng với trẻ khoảng bảy tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu tái khẳng định một phát hiện trong nghiên cứu vào năm 2010 của Trung tâm Nhận thức Trẻ Sơ sinh tại Đại học Yale.
Nghiên cứu này đã đi sâu hơn với việc chứng minh em bé chọn các con rối vì hành vi của rối chứ không phải vì các lý do khác (ví dụ như sở thích bẩm sinh hay sự tương đồng với một số màu và hình dạng nhất định).
Khi chương trình được diễn lại với những hình ảnh đóng các vai đối lập, các em bé hầu như vẫn chọn hình đã đóng vai là "người giúp đỡ".
Một nghiên cứu năm 2017 từ Đại học Kyoto có cách tiếp cận tương tự và phát hiện về nghiên cứu múa rối trên, có vẻ cũng xác nhận kết quả này.
Những em bé chừng sáu tháng tuổi được cho xem một video có ba nhân vật giống như trong trò chơi Pacman, gồm 'nạn nhân', 'kẻ bắt nạt' tông xe hung hãn vào nạn nhân rồi dồn ép nạn nhân vào tường, và một 'bên thứ ba'.
'Bên thứ ba' sẽ làm gì đó ngăn cản nhằm giúp nạn nhân, bằng cách chạy vào giữa nạn nhân và kẻ bắt nạt, và cũng có đôi lúc sẽ bỏ chạy. Sau khi xem video, các em bé phải chọn nhân vật yêu thích và hầu hết đều chọn đặc vụ từ bên thứ ba cố gắng giúp đỡ nạn nhân.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ em thể hiện hành vi vị tha, như nghiên cứu "Gấu Mẹ" (Big Mother Study) từ Đại học Havard. Trong nghiên cứu này, các em bé không biết mình đang bị theo dõi vẫn hành động tử tế và giúp đỡ người khác, cho thấy rằng đó không chỉ là hành vi được học để tránh bị trừng phạt hay bị soi xét.
Trong khi những nghiên cứu này không hoàn toàn có thể phủ nhận quan điểm bi quan của Freud và Hobbes về bản tính tự nhiên của con người, thì chúng cũng có vẻ cho thấy trẻ em tự nhiên có khuynh hướng về hành vi vị tha và cha mẹ có thể khá tự tin vào điều đó, dù rằng bỏ con mình trên đảo hoang có lẽ vẫn không phải là ý tưởng hay, thì các em ít nhất cũng sẽ không cố gắng đẩy kẻ yếu nhất vào một hòn đá (Xin lỗi, William Golding).
Tom Aglietti
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.