Monday, January 7, 2019

Tàu Mỹ áp sát Hoàng Sa khi đàm phán thương mại Mỹ-Trung

baomai.blogspot.com
Tàu khu trục USS McCampbell của hải quân Mỹ hôm thứ Hai áp sát khu vực quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã xây cất các công trình quân sự.

Sự việc khiến Bắc Kinh tức giận và ngay lập tức lên tiếng phản đối.

Hoa Kỳ và đồng minh thỉnh thoảng lại gửi máy bay và tàu chiến vào vùng biển mà Trung cộng tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích, nhằm gửi tín hiệu cho Bắc Kinh về quyền tự do đi lại của các nước ở đây, phù hợp với luật quốc tế.

baomai.blogspot.com
  
Tàu USS McCampbell đã đi vào trong phạm vi 12 hải lý của Quần đảo Hoàng Sa "để thách thức những tuyên bố quá mức về chủ quyền trên biển", nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr nói.

Bà McMarr cũng nói thêm rằng cái gọi là các chiến dịch "tự do đi lại" thì "không phải là nhằm vào một quốc gia nào, cũng không phải để đưa ra những tuyên bố chính trị", AFP tường thuật.

Bắc Kinh xác nhận sự việc và nói đó là vi phạm chủ quyền của Trung cộng, đồng thời làm tổn hại tới "hòa bình, an toàn và trật tự" ở Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ đã nhận được những lời cảnh báo, yêu cầu họ phải rời khỏi khu vực mà Trung cộng gọi là Quần đảo Tây Sa.

"Chúng tôi thúc giục Hoa Kỳ hãy ngay lập tức chấm dứt những hành động khiêu khích như thế," phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Lục Khảng nói trong buổi họp báo thường kỳ, và nói thêm rằng Bắc Kinh đã gửi công hàm phản đối tới Washington.

"Trung cộng sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia."

baomai.blogspot.com
Tàu USS McCampell trong một lần ghé căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản, hồi 7/2009

Vụ việc diễn ra vào lúc Mỹ và Trung cộng bắt đầu thảo luận tại Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho cuộc thương chiến giữa hai bên.

Đây là lần đàm phán song phương trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai bên đồng ý đình chiến 90 ngày trong cuộc chiến tranh thương mại vốn khởi đầu từ năm ngoái và đang tác động xấu tới các thị trường quốc tế.

"Mọi chiến dịch... cho thấy Hoa Kỳ sẽ cho phi cơ bay qua, cho tàu đi qua và có các hoạt động khác ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép. Đó chính là điều xảy ra ở Biển Đông, cũng như ở các nơi khác trên thế giới," bà McMarr nói.

Quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung cộng, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Hoạt động của tàu USS McCampbell tại Biển Đông diễn ra một tháng sau khi tàu này thách thức các tuyên bố chủ quyền của Nga, trang tin navaltoday.com tường thuật.

Hôm 5/12/2018, tàu đã tiến vào sát khu vực có tranh chấp gần Vịnh Peter the Great Bay ở Biển Nhật Bản, nơi mà Moscow nói là thuộc chủ quyền của mình, nhưng phía Mỹ nói nó nằm ngoài phạm vi 12 hải lý tính từ đường bờ biển của Nga, là khoảng cách được luật quốc tế công nhận.

baomai.blogspot.com

Tập “lạc hướng” trong ván cờ của Trump
10 loại xe bán chạy nhất tại Mỹ năm 2018
20 thành phố thu hút khách nhất thế giới năm 2018
Tại sao mực máy in lại đắt như vậy?
Hạnh phúc sẽ đến khi ta không theo đuổi nó?
Chính sách của Mỹ về tị nạn thay đổi ra sao trong năm qua?
Đài Loan và giải pháp ‘một nước, hai chế độ’?
Trump ký ban hành Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á
Nghi phạm cán chết chủ tiệm nail gốc Việt
Nhiều điều vô lý chỉ có ở Việt Nam
Thế hệ trẻ liệu có thành thế hệ giàu nhất không?
10 cách đối phó với biến đổi khí hậu
12 sai lầm khi nấu ăn
Chân dung người vợ gốc Việt của ứng viên BTQP Mỹ
Trump xem xét Jim Webb cho vị trí bộ trưởng quốc phòng
Napoleon đã gặp ác mộng trong Kim tự tháp Ai Cập
Tập Cận Bình lấy Đài Loan làm phép thử
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ngừng đóng cửa chính phủ
16 nghi lễ trưởng thành đáng sợ nhất trên thế giới
Trump hỗ trợ tường biên giới, chúc mừng Pelosi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.