Tuesday, June 15, 2021

Ông H.O...

     BM

Mấy tháng nay, nhà ông Thức rộn rịp khách đến viếng kể từ khi có tin gia đình ông Thức được nộp đơn xin đi Mỹ theo diện H.O. Tiệc nhỏ, tiệc lớn cứ liên tục được tổ chức.

 

Mấy năm tù đày cuối cùng được đền bù bằng ân huệ này. Rồi cái ngày ra đi cũng đến. Gia đình gồm vợ, chồng và hai con chưa trưởng thành lên máy bay thẳng đường qua Mỹ. Các con lớn tuổi có gia đình riêng phải ở lại chờ ông Thức bảo lãnh sau này. Ngày ra phi trường, ai nấy mặt mày hớn hở, nhất là ông Thức lần đầu được ngẩng cao mặt đối với láng giềng kể từ Tháng Tư, 1975.  Ông Thức vui vẻ, cười nói với mọi người ra tiễn đưa. Ông săn sóc bà vợ trẻ như chú rể trong ngày cưới.

 

Sau mấy chuyến bay đường dài, cuối cùng gia đình tới nơi định cư, một thành phố nhỏ của tiểu bang Florida. Mấy ngày kế tiếp, làm thủ tục khám sức khỏe, xin trợ cấp, xin nhập học cho mấy đứa nhỏ,… Tất cả đều nhờ người bảo trợ giúp đỡ. Vì là người Công Giáo nên ông bà Thức đến gặp cha xứ. Không biết nội dung câu chuyện ra sao. Nhưng trong cộng đồng người ta thì thào với nhau rằng vợ chồng ông Thức hiện nay là giả hiệu. Họ đã thú thật với linh mục chánh xứ rằng hai người chỉ là vợ chồng trên giấy tờ. Bà vợ thật sự của ông Thức quyết định ở lại Việt Nam, nhường chỗ cho bà này qua Mỹ với giá mấy cây vàng. Ông Thức hoan nghênh ý kiến này nhằm giúp người vợ ở lại có vốn làm ăn hay có ý gì thì chỉ có trời mới biết. Mọi thủ tục và giấy tờ hợp lệ đều do công an phụ trách. Vợ thì “giả” nhưng giấy tờ thì “thật.” Ông Thức chỉ cần biết thủ tục “đầu tiên” thôi.


Thật vậy, từ ngày đến Mỹ định cư, vợ chồng ông Thức sống theo kiểu “share” phòng và “share” mọi thứ trong nhà nhưng không “share” tình. Chồng ăn tiền trợ cấp, đi học tiếng Mỹ. Thật ra tuổi của ông Thức chưa đến 65, nhưng ông cứ theo sự chỉ dẫn của đồng hương ở Mỹ lâu năm, đi bác sĩ khai đủ thứ bệnh lếu láo để hưởng trợ cấp qua ngày, chờ tới ngày được hưởng tiền già.


BM

Note: hình trong bài là minh họa


Tội nghiêp mấy ông bác sĩ sợ mất khách, nên phải nặn óc kiếm bệnh cho ông Thức. Vợ ông đi làm “nail.” Vì bà đi làm suốt ngày, suốt tuần, nên ông Thức đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo… Nói tóm lại, ông biến thành người nội trợ rồi chờ bà về dùng bữa tối. Quả thật, ông Thức đúng là người nội trợ giỏi: nấu ăn ngon, nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, quần áo của bà sau khi giặt sạch được ông ủi xếp gọn gàng trong tủ. Bà vợ “giả hiệu” cứ luôn miệng khen khi nói chuyện về ông Thức với bạn bè.

 

Cuộc sống cứ thế mà qua đi. Sau mấy tháng sống chung, từ “giả” biến thành “thật,” người đàn bà đó rơi vào vòng tay của ông Thức một cách dễ dàng. Ai cũng biết, đó là nhờ tài năng khéo léo của ông Thức. Mọi người phục ông Thức sát đất. Hai vợ chồng “giả” lại đến thông báo với cha xứ tình trạng thay đổi này. Rồi ông Thức bắt đầu tham gia các tổ chức trong cộng đồng người Việt tị nạn tại địa phương và nhờ thế mà quen biết nhiều người. Ông Thức ăn nói khéo, ngoại giao giỏi nên được lòng bà con tị nạn. Khi có người hỏi về quá khứ, ông Thức chỉ trả lời mập mờ theo kiểu không tiết lộ quân tình của ta cho địch. Rốt cuộc, chẳng ai biết ông Thức là ai. Ông đi học lớp vỡ lòng ESL dành cho người không biết tiếng Mỹ. Nhiều người chê ông dốt. Nhưng ông Thức chỉ tươi cười, không phiền giận. Ông  đi học với dáng điệu vui vẻ, mặt mày rạng rỡ vì trong lớp ABC nầy có nhiều cô trẻ. Ông được dịp trổ tài nấu nướng, đem thức ăn vào lớp mời các cô dùng bữa trưa. Việc học hành của ông Thức tiến triển ra sao thì không ai biết.


BM


Nhưng người ta biết một cô gái trẻ, cô Loan, học cùng lớp, đã xiêu lòng sau những đợt tấn công tới tấp của ông Thức. Chuyện nầy tới tai bà “vợ giả” biến thành “vợ thật.” Một cuộc đánh ghen khá ồn ào, nhưng sau cùng được dàn xếp ổn thỏa: ông Thức dọn ra chung sống với cô bồ trẻ mới quen được mấy tháng.


Nhiều người nói con nhỏ này quá ngu, đi lấy ông già sắp xuống lỗ. Nhưng cô Loan cũng có lý khi nói: “Ông chồng em tuy già mà được việc, anh ấy quán xuyến việc nội trợ, em chẳng phải động móng tay. Mọi chi phí như ăn uống, tiền nhà, điện, nước, phone, phí tổn y tế (bác sĩ, bệnh viện, thuốc men,) đều có nhà nước lo. Thuốc chẳng những dư dùng mà còn gởi về Việt Nam làm quà. Kể cả sữa Ensure (là loại dùng cho người thiếu dinh dưỡng), cũng được cung cấp hàng tháng, dù ông Thức mạnh như trâu kéo cày. Cuộc sống thoải mái, không lo lắng, khỏi lo trả nợ nhà (nhà được chính phủ cấp), xe ( mua trả ‘cash’), đêm nằm ngủ không sợ ngày mai thất nghiệp bất ngờ, kỹ sư, bác sĩ còn lâu mới được.


Thỉnh thoảng còn có ‘phone’ từ cơ quan chính phủ gọi đến thăm hỏi trong đời sống có thiếu thốn thứ gì và sẵn sàng chỉ dẫn cách thức xin trợ giúp. Ngoài ra, cuối năm đi khai thuế, chẳng những không phải đóng đồng nào mà còn được cho tiền. Thiên đường là đây. Nước Mỹ đem chồng tôi qua thì phải nuôi chớ.” (Cô này quên là ai muốn qua Mỹ cũng phải nộp đơn xin và chờ được cứu xét.) Cô cười to, rồi nói tiếp:

 

“Còn một điều cũng quan trọng là bây giờ có thuốc Viagra, thì già trẻ như nhau mà.”


BM


Từ khi đến Mỹ, ông Thức đã tận hưởng mọi phúc lợi xã hội của nước Mỹ dù ông chưa bao giờ đóng góp và sẽ còn hưởng dài dài. Nếu… cuộc đời không có những cái bất ngờ, ngoài tiên liệu. Một hôm, ông Thức đột ngột ra đi sau khi ngã quỵ tại nhà. Đám tang được tổ chức linh đình. Hai đứa con đã ra ở riêng, không đến dự. Chúng nó nói, họ không phải con ruột của ông Thức. Cha mẹ chúng trả tiền cho ông Thức để ổng đưa chúng qua Mỹ. Có người đề nghị phủ lá cờ vàng lên quan tài vì người chết đã làm nhiều việc cho cộng đồng. 


Số khác phản đối, viện lẽ một đời người chết có nhiều cái giả. Biết đâu hồ sơ H.O. của ổng cũng giả tuốt. Có người kêu lên: “Vậy là chúng ta đã sập bẫy của Việt Cộng sao?” Một người khác đau đớn nói: “Không phải đến bây giờ đâu, chúng ta đã thua từ những năm 1945, 1954, 1975 rồi. Buồn thay! Việt Cộng luôn luôn trên chân chúng ta. Chúng cho cán bộ trà trộn vào đồng bào di cư vào Nam năm 1954.


BM


Đám này kết hợp với nhóm để lại miền Nam trước kia, đóng vai trò nằm vùng, tìm cách phá hoại miền Nam. Rồi đến ngày 30 Tháng Tư, 1975, chúng cho người vượt biên để xúi giục bà con quay trở về như trường hợp chiếc tàu Việt Nam Thương Tín. Đám không về thì ở Mỹ chờ thời cơ. Hiện giờ, người của chúng sống đầy khu Huntington Beach, California, lập thành làng của đạo quân thứ năm. Họ tuy không đông nhưng có tổ chức và trên nói, dưới nghe. Chúng ta tuy đông nhưng lỏng lẻo, không ai nghe ai. Kết quả: Việt Cộng làm tê liệt lực lượng chống Cộng hải ngoại.” Mọi người đồng kêu lên: “Trời đất ơi!”


 

 

Nguyễn Đan Tâm
***

Trợ cấp SSI hay trợ cấp tiền già?

BM
Chúng ta đã dành khá nhiều thời giờ nói về các qui định liên quan đến tiền hưu, là quyền lợi dành cho người đi làm nay đến tuổi già.

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.