Các quy định mới nhằm quản lý Hạ viện trong Quốc hội khóa 118 bao gồm nhiều cải cách vốn được các thành viên Đảng Cộng Hòa theo phái bảo tồn truyền thống theo đuổi để tìm cách kiềm chế quyền lực của các nhà lãnh đạo Quốc hội và trao thêm quyền kiểm soát Hạ viện cho các thành viên bình thường.
Những cuộc cải tổ quy định gây tranh cãi nhất mà House Freedom Caucus theo đuổi dưới thời chủ tịch của mình, Dân biểu Scott Perry (Cộng Hòa-Pennsylvania) — một lần nữa đưa ra đề nghị bỏ trống ghế, do đó buộc phải tổ chức một cuộc biểu quyết mới cho chức Chủ tịch Hạ viện — được Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) bổ sung mới đây vào gói này đã được công bố vào cuối hôm 01/01.
Ông McCarthy đã đảo ngược sự phản đối trước đây của mình đối với việc khôi phục đề nghị này trong một cuộc gọi hội nghị với các dân biểu Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện.
Đề nghị đó — vốn trao quyền cho một thành viên duy nhất của Hạ viện vào bất kỳ lúc nào cũng có thể đề nghị một cuộc biểu quyết cho một Chủ tịch Hạ viện mới — đã có hiệu lực trong hầu như toàn bộ lịch sử của Quốc hội, nhưng điều đó đã bị hủy bỏ sau khi Đảng Dân Chủ giành lại khối đa số tại Hạ viện hồi năm 2018.
Quy định mới này khôi phục đề nghị một thành viên nhưng thêm yêu cầu phải có ít nhất bốn người cùng ký ủng hộ. Lần cuối cùng đề nghị này được sử dụng là hồi năm 2015 khi Dân biểu đương thời Mark Meadows (Cộng Hòa-North Carolina) đã làm điều đó và buộc loại bỏ Chủ tịch Hạ viện John Boehner (Cộng Hòa-Ohio).
Việc ông McCarthy thay đổi ý định đối với đề nghị bỏ trống ghế này diễn ra khi ông phải chật vật thu thập đủ số phiếu bầu trong khối đa số mới của Đảng Cộng Hòa gồm 222 thành viên. Ông McCarthy phải nhận được ít nhất 218 phiếu bầu nếu tất cả các thành viên của Hạ viện có mặt tại phòng họp để bỏ phiếu vào ngày 03/01 khi Quốc hội khóa 118 triệu tập.
Như một phần trong chiến dịch tranh cử vị trí Chủ tịch Hạ viện của mình, ông McCarthy cũng đang hứa hẹn sẽ sử dụng nhiều hơn khoản Hiến Pháp trao cho Hạ viện trong Điều I về quyền khởi xướng mọi chi tiêu liên bang. Điều khoản đó mang lại cho Hạ viện đòn bẩy lớn chống lại Thượng viện và tổng thống, đòn bẩy mà trong nhiều năm những người theo phái bảo tồn truyền thống ở Hạ viện đã thúc giục các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa sử dụng thường xuyên hơn.
Ông McCarthy đã nói trong một bức thư gửi các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện, “Giống như chúng ta đã sử dụng dự luật quốc phòng thường niên của năm nay để bãi bỏ quy định bắt buộc chích vaccine cho quân nhân của chúng ta, chúng ta sẽ xác định chính xác luật nào ‘phải thông qua’ để thúc đẩy các mục tiêu chính sách bảo tồn truyền thống chung — chủ yếu trong số đó là: bảo vệ biên giới của chúng ta, khôi phục sự độc lập về năng lượng, và cân bằng ngân sách của chúng ta.”
Các quy định về việc tài trợ
Gói quy định mới bao gồm khôi phục một yêu cầu rằng bất kỳ khoản tăng thuế suất liên bang nào cũng phải được ít nhất ba phần năm Hạ viện chấp thuận, cũng như khôi phục quy định CUTGO yêu cầu mọi khoản tăng chi tiêu liên bang bắt buộc phải được bù đắp bằng một khoản cắt giảm các chi tiêu cần thiết khác và yêu cầu Văn phòng Ngân sách Quốc hội báo cáo về tác động lạm phát của dự luật được đề nghị.
Gói này cũng khôi phục Quy định Holman, một điều khoản từng tồn tại không lâu có từ thời hậu Nội Chiến vốn cho phép Quốc hội chấm dứt tài trợ tiền lương và phúc lợi cho một công chức cụ thể trong nhánh hành pháp.
Chủ tịch của nhóm Americans for Tax Reform (Người Mỹ vì Cải cách Thuế) ông Grover Norquist nói rằng “nhóm họp kín của Đảng Cộng Hòa này sẽ thông qua hai quy định giúp ngăn chặn phần lớn sự chi tiêu phóng túng và bắt đầu xoay chuyển nước Mỹ.”
“Đầu tiên, bất kỳ đợt tăng thuế nào cũng cần phải có 3/5 phiếu bầu để được Hạ viện thông qua, chứ không phải đa số phiếu đơn thuần. Thứ hai, bất kỳ sự gia tăng khoản chi tiêu bắt buộc nào cũng phải phù hợp với mức giảm tương đương hoặc lớn hơn so với khoản chi tiêu bắt buộc đó. Và một giới hạn về các chi phí bắt buộc mới và về thuế. Đó là một tuyến phòng thủ vững chắc.”
Ông Norquist là một trong những kiến trúc sư của “Contract with America” (“Hợp đồng với nước Mỹ”) của Chủ tịch Hạ viện sắp nhậm chức lúc bấy giờ là ông Newt Gingrich, dẫn đến việc Đảng Cộng Hòa giành lại đa số Hạ viện hồi năm 1994, lần đầu tiên sau bốn thập niên.
Để chuẩn bị cho đợt công kích dữ dội theo dự kiến của các cuộc điều tra giám sát, đặc biệt là của Ủy ban Hạ viện về Giám sát và Trách nhiệm giải trình — trước đây gọi là Giám sát và Cải cách — và Ủy ban Tư pháp Hạ viện, những quy định mới này yêu cầu mọi hội đồng Hạ viện có thẩm quyền giám sát phải công bố một kế hoạch giám sát trễ nhất vào tháng Ba.
Ủy ban Hạ viện về Giáo dục và Lao động được đổi tên thành ủy ban về Giáo dục và Lực lượng lao động.
Các quy định đại dịch bị loại bỏ
Liên quan đến vấn đề mở cửa lại Hạ viện cho công chúng, những quy định này loại bỏ hệ thống bỏ phiếu ủy nhiệm do Chủ tịch Hạ viện đương thời Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) khởi xướng hồi tháng 03/2020 để ứng phó với đại dịch COVID-19.
Những quy định mới này cũng khôi phục yêu cầu lâu nay rằng các thành viên Hạ viện phải có mặt trực tiếp để tham gia các phiên điều trần của ủy ban, thay vì tham dự trực tuyến, như bà Pelosi đã cho phép theo các biện pháp chống đại dịch của bà.
Cũng bị bãi bỏ còn có quy định của bà Pelosi bắt buộc các dân biểu và nhân viên tại phòng họp và tại Khu phức hợp Điện Capitol phải đeo khẩu trang, cũng như việc phạt tiền dân biểu nào không đi qua máy dò kim loại trước khi vào Hạ viện.
Các hành động khác theo yêu cầu của những quy định mới kể trên gồm có việc thành lập một Ủy ban Đặc biệt Hạ viện mới về Cạnh tranh Chiến lược giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung cộng, đồng thời tái tập trung vào mục đích của Tiểu ban Đặc biệt về Đại dịch Virus Corona để điều tra nguồn gốc của căn bệnh này, việc Hoa Kỳ tài trợ cho nghiên cứu tăng chức năng vốn có thể dẫn đến đại dịch này, cũng như các phân tích về tác động kinh tế và xã hội của việc bắt buộc đóng cửa trường học và doanh nghiệp.
https://www.youtube.com/watch?
Ủy ban Tư pháp Hạ viện thành lập một Tiểu ban Đặc biệt mới về Vũ khí hóa Chính phủ Liên bang có thẩm quyền điều tra. Trong bức thư của mình, ông McCarthy cho biết trọng tâm duy nhất của tiểu ban mới này sẽ là “vạch trần việc vũ khí hóa của chính phủ nhằm vào toàn thể công dân của chúng ta, ở mức độ lớn hơn.”
Để làm cho Hạ viện trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, những quy định mới này yêu cầu mọi dự luật được đề nghị phải được công khai 72 giờ trước khi bỏ phiếu. Họ cũng yêu cầu ủy ban ngày 06/01 của bà Pelosi chuyển tất cả tài liệu của họ cho Ủy ban Quản lý Hạ viện trễ nhất vào ngày 17/01, giúp các thành viên dễ dàng hơn khi đề nghị sửa đổi các dự luật từ Hạ viện, và bảo vệ quyền của các thành viên trong việc sử dụng các từ ngữ dành riêng cho giới tính trong các phiên điều trần của ủy ban và tại phòng họp Hạ viện.
Theo những quy định mới này, hành động mà Đảng Dân Chủ tại Hạ viện ủy quyền cho các nghiệp đoàn nhân viên của Quốc hội cũng bị đảo ngược. Vẫn chưa rõ tình trạng của việc một số nhân viên văn phòng Đảng Dân Chủ đã nộp đơn vào năm 2022 để được phép tổ chức đại diện nghiệp đoàn.
Chủ tịch Ủy ban Quy định Hạ viện sắp mãn nhiệm Jim McGovern (Dân Chủ-Massachusetts) đã lên án những quy định mới mà Đảng Cộng Hòa đề nghị nói trên khi cho biết các nhà lãnh đạo của phe đa số “một lần nữa lại nhượng bộ các thành viên cực đoan nhất trong nhóm họp kín của chính họ: cho phép phe cực hữu bắt Chủ tịch Hạ viện sắp nhậm chức làm con tin; cố gắng chấm dứt việc nhân viên Quốc hội tổ chức nghiệp đoàn; khôi phục CUTGO để họ có thể dễ dàng cắt giảm thuế đối với các tập đoàn tỷ phú hơn trong khi cắt giảm mạng lưới an sinh xã hội; trao cho các chủ tọa ủy ban quyền quyết định lệch lạc về việc nhân chứng nào có thể và không thể làm chứng; từ chối các thủ tục an toàn hợp lý về đại dịch như biểu quyết từ xa thông qua người được ủy nhiệm; và khôi phục quy tắc Holman để họ có thể nhắm mục tiêu vào những công chức mà họ không đồng tình.”
Mark Tapscott _ Thanh Nguyên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.