Thiếu Lâm Tự có từ 1,500 năm vào thời triều đại Bắc Ngụy của Trung cộng. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ sáu, có một vị Hoàng Tử từ miền nam Ấn Độ tên là Bồ Đề Đạt Ma đã vượt qua sông Dương Tử chỉ vỏn vẹn bằng một cọng lau. Ông đến Thiếu Lâm Tự để làm trụ trì, và thành lập phái Thiền Tông. Sau một thời gian, một trường phái võ thuật riêng biệt đã được thành lập ở đây.
Ngày nay, chùa Thiếu Lâm là cái nôi của phái Thiền Tông. Kungfu là tên gọi đồng nghĩa về võ thuật cho trên toàn thế giới, hoặc võ thuật Trung Hoa.
Nhưng có một câu chuyện ít ai được biết đến về các hòa thượng của Thiếu Lâm Tự, và vì sao họ được phép ăn thịt. Chúng ta hãy quay ngược lịch sử trở về thời Hoàng Kim của nền văn minh Trung cộng – triều đại nhà Đường.
Võ Tăng ra tay cứu hộ
Vào đầu thế kỷ thứ bảy, cuối triều đại nhà Tùy, tình hình Trung cộng rất là ảm đạm. Giặc loạn nổi dậy chiếm đóng một số vùng đất, bao gồm đèo núi chiến lược gần chùa Thiếu Lâm.
Vào năm 621, có một vị Hoàng Tử khác tự mình tìm tới Thiếu Lâm Tự. Đó chính là Lý Thế Dân (vị Hoàng đế tương lai của triều đại nhà Đường – Đường Thái Tông). Ông đã mạo hiểm chinh phạt quân nổi dậy và nắm giữ thành phố Lạc Dương. Ông kiên cố giữ thành và bị vây hãm trong nhiều tháng. Đến khi một cuộc nổi loạn khác diễn ra, tướng của quân nổi loạn đem theo 300,000 quân đến để củng cố thêm hàng ngũ.
Đường Thái Tông rơi vào tình trạng quẫn bách, chuẩn bị cho một trận quyết chiến cuối cùng. Trong lúc bối rối, ông đã bất ngờ nhận được viện binh từ chùa Thiếu Lâm, 13 võ tăng gia nhập hàng ngũ của Ông. Với sự đóng góp anh dũng của các võ tăng, một trận chiến quyết liệt nhanh chóng kết thúc, và quân nhà Đường đã giành được chiến thắng.
Sau khi lên ngôi, Hoàng đế Đường Thái Tông đã không quên sự can đảm và lòng trung thành của các võ tăng. Ông đặt tên cho ngôi chùa là “Thiên hạ đệ nhất”, và cho phép chùa duy trì quân đội riêng cỡ 500 người. Ông cũng đã ban một sắc lệnh cho phép các nhà sư ăn thịt (và uống rượu) để luyện tập võ thuật.
Ngày nay tại Thiếu Lâm Tự, bạn vẫn có thể nhìn thấy di tích kỷ niệm của sự kiện này trong lịch sử. Đó là một tượng đài được dựng lên bởi Hoàng Đế cuối cùng của triều Đường – Đường Huyền Tông, cũng như bức tranh đá cho thấy mười ba võ tăng trong trận chiến.
Mai Thanh
***
Thiếu Lâm tự: Huyền thoại & sự thật
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
Một hôm mẹ bảo con: "Sáng nay mẹ bắt được mấy con cua, còn để trong giỏ ở góc bếp. Trưa con hái rau đay nấu bát canh cua, mẹ đi bán về hai mẹ con ăn nhé."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.