Tuesday, December 11, 2018

Chuông Balangiga trả lại nhà thờ ở Samar sau hơn một thế kỷ

baomai.blogspot.com

Những chiếc chuông nhà thờ bị lính Mỹ lấy đi làm chiến lợi phẩm cách đây hơn một thế kỷ đã về tới Philippines hôm thứ Ba 11/12, chấm dứt nỗ lực kéo dài nhiều thập kỷ của Manila, đòi lại một số biểu tượng nổi tiếng nhất chống lại chủ nghĩa thực dân Mỹ.

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com  
  
“Những chiếc chuông Balangiga” được đưa bằng máy bay vận tải quân sự đáp xuống căn cứ không quân Manila trước khi được chính thức hoàn trả lại cho một nhà thờ ở Samar, hòn đảo trung tâm nơi quân đội Mỹ tàn sát hàng trăm, có thể hàng ngàn người Philippines để trả thù một cuộc phục kích đã giết chết 48 đồng đội của họ hồi năm 1901.

Phát biểu trên đài truyền hình địa phương, Linh mục giáo xứ Balangiga Lentoy Tybaco nói.

“Tôi vừa cảm thấy phấn khích vừa cảm thấy xúc động. Cuối cùng thì chúng tôi đã được nhìn lại được những chiếc chuông.”

baomai.blogspot.com
Nhân viên của Không quân Philippines tháo dỡ những chiếc chuông Balangiga sau khi chuông về tới Căn cứ Không quân Villamor ở Pasay, Manila, Philippines ngày 11/12/2018.

Trong số những chiếc chuông đó, một chiếc được trưng bày tại một căn cứ không quân ở bang Utah, một chiếc tại một bảo tàng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com  
Hai trong số các chuông Balangiga được trưng bày tại Căn cứ không quân Warren bên ngoài Cheyenne, Wyo.

Những chiếc chuông đã trở về cố chủ sau nhiều năm vận động hành lang của các cựu tổng thống, linh mục và các nhà sử học Philippines, trong khi nhiều cựu chiến binh và các nhà lập pháp bang Utah phản đối việc dỡ bỏ một đài tưởng niệm chiến tranh, dẫn đến luật cấm tháo dỡ những chiếc chuông này.

Những trận chiến ở Balangiga diễn ra vào cuối chiến tranh Philippines 1899-1902, đánh dấu một trong những chương đen tối nhất của chủ nghĩa thực dân Mỹ.

baomai.blogspot.com
  
Các nhà sử học nói tiếng chuông đã vang lên để báo hiệu khởi đầu của cuộc tấn công bất ngờ nhắm vào các lực lượng Mỹ, sau đó quân đội Mỹ trả thù bằng một vụ thảm sát, trong đó các nạn nhân gồm cả phụ nữ và trẻ em.

baomai.blogspot.com
  
Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hứa với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng ông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để những chiếc chuông được trả lại cho Philippines, điều mà Duterte đã đòi hỏi trong bài diễn văn hàng năm gửi đến quốc dân.

Động thái này có thể giúp xoa dịu Duterte, người đã thường xuyên lên tiếng đả kích Washington, bất chấp liên minh quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Philippines.

Ông Duterter lên án những gì ông mà theo ông là lịch sử về sự giả dối, kiêu ngạo và can thiệp chính trị của Mỹ.

Dueterte vẫn chưa đến thăm Hoa Kỳ trong tư cách là tổng thống.

baomai.blogspot.com
  
Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Sung Kim nói trả lại những chiếc chuông Balengiga cho Philippines được coi rộng rãi là “điều đúng đắn phải làm.”

Đại sứ Kim nói với tờ Philippines Star: “Quân đội của hai nước chúng ta đã từng chiến đấu bên nhau, đổ máu bên nhau, đôi khi chết cùng với nhau. Trong tư cách là đồng minh và là bạn của Philippines, chúng tôi sẽ mãi mãi vinh danh và tôn trọng lịch sử chung của chúng ta.”

***



baomai.blogspot.com

Quốc gia nào có nhiều thương hiệu ô-tô nhất Thế giới?
Lạm phát tại Venezuela lên đến một triệu phần trăm
Lừa đảo mua sắm trực tuyến trong mùa lễ này
Hai mẹ con Kelsey và Lucy Zwick
Vụ Canada-Mỹ bắt giữ Mạnh Vãn Chu- CFO Huawei
Giải nhất Master Chef về tay Ola Nguyễn ở Warsaw
Điều trần tại ngoại cho giám đốc công nghệ Huawei
Các hãng viễn thông khổng lồ có đáng tin cậy?
Nhật Bản ban hành lệnh cấm dùng Huawei - ZTE
Vì sao Trump từ kêu oan biến thành hiệp khách?
Tập phải lui quân về cố thủ
Obama _ Sứ mạng chưa hoàn tất
Chánh văn phòng John Kelly sẽ rời chức vào cuối năm
Fake News _ mật mã hạt nhân được giấu trong quần ?...
Chiến dịch 10 năm của An ninh Mỹ
Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì ?
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu dấy lên nghi ngờ thỏa thuận Mỹ-Trung
Cuộc tập trận suýt dẫn tới Thế Chiến III
Sự phát triển nhanh chóng của hãng công nghệ Huawei
Vạn lý tường thành chống Trung cộng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.