Không nhiều người nhận thức được việc mình đang nghiện đường, chất tạo nên hương vị không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày.
Tất cả chúng ta đều có niềm vui tội lỗi đó. Đôi khi những món đồ ngọt được thết đãi quá hấp dẫn khó mà bỏ qua cho được! Bạn có thể thưởng thức đồ ngọt ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn không thể trải qua hết một ngày mà thiếu vắng chất ngọt, bạn có thể đã bị nghiện.
Đường có gây nghiện không?
Có thể bạn không tin nhưng đường có thể gây nghiện. Đó là một lý do tại sao người Mỹ vẫn đang tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. Nhưng tại sao chúng ta bị nghiện như vậy? Câu trả lời là do đường kích hoạt một phản ứng trong não bộ.
Khi tiêu thụ đường, chúng ta cảm thấy dễ chịu. Điều này là do dopamine – chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu – được phóng thích. Dopamine thường liên quan đến trung tâm khen thưởng của não bộ và cũng kích hoạt một phản ứng ở những người sử dụng cocaine hoặc heroin.
Việc tiêu thụ đường mang lại cảm giác dễ chịu, nâng cao tinh thần, thậm chí là phấn khích và hạnh phúc. Một khi chúng ta bắt đầu thì thật khó để dừng lại. Vì muốn cảm giác này tiếp diễn, chúng ta tìm đến những món có nhiều đường hơn. Nhưng khi liên tục tiêu thụ đường và sau đó ngừng lại, chúng ta có thể lâm vào trạng thái cai nghiện. Các triệu chứng của cai nghiện có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn. Chu trình này tiếp tục, khiến chúng ta tiêu thụ ngày càng nhiều đường hơn nữa.
Vấn đề là việc ăn quá nhiều đường có liên quan đến một danh sách dài các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, phổ biến nhất là bệnh béo phì và tiểu đường. Ăn thức ăn quá ngọt cũng có thể làm hỏng vị giác và niềm vui của bạn đối với những hương vị tự nhiên, tinh tế hơn.
5 cách để kiểm tra liệu bạn có bị nghiện đường
Trước khi chúng tôi đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách cắt giảm lượng đường, hãy xác định xem bạn có nghiện đường hay không. Dưới đây là năm điều cần tìm để giúp bạn biết mình có bị nghiện hay không:
· Bạn ăn để thỏa mãn cơn thèm ăn ngay cả khi không đói.
· Bạn trở nên mệt mỏi hoặc uể oải sau khi ăn.
· Bạn ăn để phủ nhận những cảm xúc tiêu cực.
· Bạn lo lắng khi cắt giảm một số loại thực phẩm nhất định.
· Công việc hoặc đời sống xã hội của bạn chịu ảnh hưởng bởi vấn đề thực phẩm.
Nếu bất kỳ điểm nào trong số này cộng hưởng với bạn, bạn có thể bị nghiện đường. Tất nhiên, trước khi hành động để giảm lượng đường, bạn cần nhận ra mình có vấn đề với đường. Bước một là chấp nhận. Nếu bạn nhận thấy mình mắc chứng nghiện đường, điều quan trọng là phải tìm cách cai nghiện cho bản thân.
5 cách để cắt giảm lượng đường
Ăn đường có liên quan đến các vấn đề sức khỏe bao gồm béo phì và tiểu đường. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn cắt giảm lượng đường.
· Cắt giảm lượng đường thêm vào thực phẩm như cà phê hoặc trà. Bạn kiểm soát những thứ này nên có thể chọn loại bỏ chúng.
· Thực hiện phép hoán đổi đường. Thay vì dùng đường, hãy sử dụng quả la hán, cây cỏ ngọt, xylitol, chuối và các loại trái cây khác, hoặc mật ong để làm ngọt thực phẩm một cách tự nhiên khi nấu hoặc nướng.
· Nhận biết đường trên nhãn. Đường có nhiều tên bao gồm sucrose, fructose, xi-rô bắp, v.v. Nhận biết được những cái tên này sẽ giúp bạn chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
· Gắn bó với trái cây. Khi thèm đồ ngọt, hãy ăn trái cây thay vì thực phẩm chế biến sẵn. Trái cây cũng có thể thỏa mãn sở thích hảo ngọt.
· Rắc thêm gia vị. Có nhiều loại gia vị khác nhau, chẳng hạn như quế, có thể thay thế đường và thực tế là làm cho thức ăn ngon hơn. Hãy làm quen với các loại thảo mộc và gia vị khi nấu ăn.
Bằng cách làm theo những lời khuyên này, bạn cũng có thể kiềm chế cơn nghiện đường của mình. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy chứng nghiện của mình là kết quả của sự đau khổ về cảm xúc, bạn sẽ muốn tìm một liệu pháp để giải quyết trạng thái tâm lý này.
Đường phải là nguồn bổ sung vị ngọt chứ không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hãy chú ý đến số lượng bạn đang tiêu thụ và cắt giảm khi có thể.
Victor Marchione _ Tân Dân
***
Đường lợi hại cho sức khỏe ra sao?
Những lợi ích và tác hại của đường đối với sức khỏe
Mặc dù là một trong những chất quan trọng nhất đối với cuộc sống con người, nhưng đường có thể gây nghiện như cocain.
https://baomai.blogspot.com/
***
Những bệnh do thiếu đường
Đường độc hơn trứng
Đường với sức khỏe
Ăn uống nhiều đường gây hại cho đường ruột của bạn
Ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo lành mạnh có thể giúp vòng eo của bạn thon gọn hơn.
Cách ăn uống nhiều đường làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ đường ruột và làm tăng nguy cơ tiêu chảy dai dẳng, đau bụng và chảy máu trực tràng.
https://baomai.blogspot.com/
https://www.youtube.com/watch?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.