Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã nghe những lập luận khác nhau từ những người ủng hộ và phản đối chương trình xóa một phần nợ cho sinh viên của Tổng thống Joe Biden. Các thẩm phán có khả năng sẽ ra phán quyết trước tháng Sáu. Tuy nhiên có một vài vấn đề thách thức quan trọng cần ghi nhớ.
Các khoản vay sinh viên là một công cụ thiết yếu giúp tối đa hóa số lượng công dân được tiếp cận với các chương trình học tốt nhất và độc quyền nhất. Các trường đại học Mỹ nằm trong số những trường hàng đầu thế giới và các chương trình học chất lượng cao phải đi kèm với chi phí cao. Để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với các trường đại học hàng đầu thì điều quan trọng là phải có một hệ thống cho vay hợp lý và phát triển mạnh một chương trình tài trợ vững chắc và một thị trường mở hỗ trợ cho đa số kể cả cho những người chưa học đại học.
Chúng ta phải đặt mục tiêu làm cho hệ thống hiện tại tốt hơn chứ không phải cải trang vấn đề bằng một khoản trợ cấp được tài trợ bằng thâm hụt.
Một chương trình giảm nợ vay sinh viên không làm được gì để giải quyết chi phí học phí. Việc giảm nợ chỉ là sự biện bạch cho học phí cao và có khả năng sẽ làm cho học phí tăng trở lại khi các trường đại học thấy rằng chính phủ trợ cấp cho những người có thể thực hiện một khoản vay khó trả. Hơn nữa bằng cách cung cấp một khoản trợ cấp cho những người đã mắc nợ các ngân hàng có thể cảm thấy được khuyến khích để cung cấp các khoản vay cho các sinh viên có ít khả năng trả nợ hơn. Những vấn đề này có khả năng tạo ra một làn sóng nợ xấu dựa trên quan điểm rằng chương trình này sẽ được kéo dài và thậm chí là được tăng lên. Độc giả có thể cho rằng tôi đang phóng đại nhưng ý kiến như vậy là điều mà tôi cảm thấy thú vị khi chúng ta đang sống hàng ngày trong kết quả của tình trạng tích lũy nợ nần chồng chất.
Chương trình giảm nợ cho sinh viên là một kiểu trợ cấp để tham gia các món nợ rủi ro.
Chương trình đó trừng phạt những người đã trả các khoản vay của họ và những người tiếp cận chương trình học mới đồng thời khuyến khích những người khác vốn không mắc nợ sinh viên và đã duy trì những năm tháng đại học của họ bằng cách bỏ công sức ra làm việc tham gia vào một khoản vay rủi ro. Chương trình này nghe có vẻ là một ý tưởng thông minh trên giấy tờ nhưng nó giúp ích cho một bộ phận vô cùng ít ỏi công dân trong khi làm tổn thương tất cả các công dân khác.
Tại sao? Bởi vì chương trình giảm nợ này được thanh toán bằng mức thâm hụt cao hơn điều đó có nghĩa là thuế cao hơn và lạm phát nhiều hơn cho hiện tại và trong tương lai. Không có biện pháp doanh thu nào để tài trợ cho chương trình này vì chính phủ vốn dĩ đã đang vận hành bằng thâm hụt rất lớn. Khi nghĩ đến biện pháp này người ta không thể không cân nhắc đến thực tế rằng ngân sách liên bang đang chịu thâm hụt không bền vững và hiện không có cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm ngân sách để tài trợ cho chương trình này chứ chưa nói đến thảo luận về vấn đề thâm hụt mang tính cấu trúc.
Cung cấp một khoản trợ cấp cho những sinh viên không thể trả các khoản vay của họ không giúp họ tiêu dùng nhiều hơn.
Đầu tiên ngay cả khi chương trình này có thể có tác dụng như vậy thì tác động tích cực đối với tổng mức tiêu dùng của những người nhận được cứu trợ so với tác động tiêu cực đối với những người phải chịu thuế cao hơn và lạm phát dai dẳng thậm chí là không đủ để thay đổi cán cân. Tuy nhiên tôi cho rằng tác động đến tiêu dùng kể cả đối với những người được hưởng lợi từ chương trình này sẽ là hạn chế. Việc cứu trợ một phần đối với khoản nợ của một công dân sẽ không thể đảo ngược hoàn toàn xếp hạng tín dụng của người đó. Việc xóa một phần nợ sẽ tạo ra tác động nhỏ đối với một gia đình hoặc công dân nhưng là quá nhỏ để được xem như một tác nhân kích thích kinh tế.
Nếu việc giảm nợ cho sinh viên được xem như một biện pháp kích thích kinh tế mà sẽ thúc đẩy tiêu dùng thì tại sao chính những người ủng hộ [cho chương trình này] lại yêu cầu tăng thuế liên tục đối với những người có khả năng tiêu dùng và đầu tư?
Lẽ nào việc cung cấp một chương trình khấu trừ thuế cho phép tất cả những người có khoản vay sinh viên hưởng lợi từ gánh nặng thu nhập cá nhân thấp hơn lại không dễ dàng hơn? Hơn nữa chẳng phải sẽ tốt hơn sao nếu thỏa thuận với hệ thống tài chính về việc hỗ trợ giúp tái cấp vốn và tái cấu trúc lại các khoản nợ xấu nhằm cung cấp một biện pháp cứu trợ theo định hướng thị trường thay vì trợ cấp cho nợ vượt mức?
Vấn đề của chương trình xóa nợ là chương trình này cần phải là một khoản trợ cấp để những người được xóa nợ nghĩ rằng đó là chính phủ đã giúp họ chứ không phải là những người nộp thuế và người tiêu dùng những người phải trả tiền cho chương trình này dưới hình thức lạm phát và thuế cao hơn. Bất kỳ lựa chọn thay thế nào khác hợp lý hơn thì lại không kiếm được phiếu bầu. Nếu như chúng ta đã tìm kiếm các giải pháp thay thế tốt hơn thì chúng ta sẽ đang nghĩ đến việc cung cấp hỗ trợ thông qua tái cấu trúc nợ dựa trên thị trường và tránh những hậu quả tiêu cực của việc học phí ở mức cao trong thời gian dài và ngày càng tăng cùng lạm phát tăng cao cũng như trừng phạt những người đã trả khoản nợ của mình. Việc cứu trợ cho khoản tiền vay sinh viên này trợ giúp cho vài ngàn người trong khi làm tổn thương hàng triệu người.
Có rất nhiều cách để tạo thuận lợi cho việc tái cấu trúc các khoản nợ lớn và hệ thống tài chính có thể giúp thực hiện việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tất nhiên phải có những cách hỗ trợ cho những sinh viên đã vay những khoản nợ mà họ không thể chi trả cho đến ngày nay. Nhưng những cách hỗ trợ đó phải là một cuộc tái cấu trúc đặc biệt chỉ dành riêng cho những người này mà không tạo ra những động lực tiêu cực sai lầm cho những người khác để họ không vướng vào những khoản nợ mà họ không có khả năng chi trả. Một trong những cách thức như thế có thể là các khoản khấu trừ thuế cho sinh viên tài năng.
Chính những sinh viên nghĩ rằng việc nhận được khoản cứu trợ này là một ý tưởng đầy hứa hẹn cũng sẽ phải trả giá cho chương trình này dưới hình thức lạm phát cao và thuế cao hơn trong thời gian dài hơn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.