Sunday, March 19, 2023

Sự thông đồng giữa chính phủ và doanh nghiệp trong phong trào ESG

 BM

Một buổi chiếu “The Shadow State” (tạm dịch: Nhà Nước Ngầm), một bộ phim tài liệu độc quyền mô tả phong trào Môi trường, Xã hội, và Quản trị (ESG) vốn ngày càng trở nên phổ biến trong các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp quyền lực nhất.


“The Shadow State,” do ông Kevin Stocklin của The Epoch Times đạo diễn và tường thuật, mô tả cách thức một số nhân vật quyền lực nhất ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn cầu đang ngày càng áp đặt các quan điểm xã hội cánh tả lên các tập đoàn. Bộ phim tài liệu này được trình chiếu tại Liên minh Hành động Chính trị Bảo tồn truyền thống ở Maryland hôm 03/03.

BM

Về căn bản, ông Stocklin cho biết, ESG được tạo ra “để gắn kết các tập đoàn lại với nhau và biến họ thành một phần của phong trào toàn cầu nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.”


Nhưng ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này, ông nói, “phụ thuộc vào người mà quý vị đặt ra câu hỏi.”


Phong trào ESG, một tập hợp các mục tiêu chính trị cánh tả trên thực tế, đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi các nhân vật quyền lực trên quốc tế sử dụng sự giàu có và uy tín của họ để thúc đẩy các mục tiêu. Các tập đoàn tuân thủ ESG đang thúc đẩy các chính sách như loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch để đổi lấy cái gọi là “năng lượng sạch,” cấm một phần hoặc hoàn toàn quyền sở hữu súng của người Mỹ và kích động các quan điểm xã hội cánh tả về các vấn đề liên quan đến chủng tộc, giới tính, và tình dục.


Ông Stocklin thuật lại: “Các mục tiêu của ESG bao gồm thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm, giảm sử dụng xe hơi chạy bằng xăng, trợ cấp cho xe hơi chạy bằng phong năng, quang năng và điện, đấu tranh cho công bằng xã hội, bình đẳng chủng tộc và bình đẳng giới, đào tạo [Đa dạng, Công bằng & Hòa nhập] DEI để đa dạng hóa chủng tộc và giới tính trong hội đồng quản trị công ty của quý vị, ủng hộ phá thai, kiểm soát súng, các cuộc thăm dò bầu cử và các sự kiện của người chuyển giới.”


Ngoài ra, phong trào ESG tự tuyên bố là một kẻ thù của thịt có nguồn gốc động vật, đặc biệt là thịt bò. Những người ủng hộ phong trào này đã thúc đẩy mọi người tiêu thụ côn trùng ăn được hoặc thịt giả làm từ thực vật thay vì thịt có nguồn gốc động vật.


Giám đốc điều hành BlackRock: ‘Quý vị phải ước chế các hành vi’


BM


Trung tâm của phong trào này là ba trong số các công ty tài chính lớn nhất ở Hoa Kỳ — các cố vấn toàn cầu như BlackRock, Vanguard và State Street — và Diễn đàn Kinh tế Thế giới xuyên quốc gia (WEF). Phong trào này cũng có sự trợ giúp của các tỷ phú quyền lực như ông Bill Gates, người đã sử dụng khối tài sản đồ sộ của mình để thúc đẩy phong trào ESG thông qua việc tài trợ cho các sản phẩm thay thế thịt dựa trên thực vật và côn trùng.

 

Hồi năm 2014, phong trào ESG đã có khoảng 19 ngàn tỷ USD. Trong chín năm qua, con số đó đã tăng gần gấp ba lần, với các tập đoàn và cá nhân tuân thủ ESG hiện đang kiểm soát khối tài sản trị giá 55 ngàn tỷ USD. Đến năm 2025, dự kiến rằng một nửa tổng số tài sản tài chính toàn cầu được quản lý sẽ tuân thủ ESG.


Ông Stocklin cho biết những nhân vật trong hệ thống này rất giàu có và có mối quan hệ tốt.


Hệ thống này “bao gồm các nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, những người cùng nhau kiểm soát hơn 20 ngàn tỷ USD đầu tư, các quỹ hưu trí công cộng lớn nhất của Mỹ, các ngân hàng lớn nhất thế giới, các câu lạc bộ toàn cầu của các CEO và các nhà lãnh đạo chính trị, như Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và một loạt các câu lạc bộ tài chính hoạt động tích cực khác như Hành động Khí hậu, Liên minh Tài chính Glasgow cho Net Zero và Sáng kiến Quản lý Tài sản Net Zero.”


Nhưng WEF là tổ chức lớn nhất trong thế giới ESG, ông Stocklin nói.


WEF, do ông Klaus Schwab sáng lập và lãnh đạo, tập hợp các giám đốc điều hành công ty và các chính trị gia lại với nhau mỗi năm một lần tại Thụy Sĩ để thống nhất cách họ sẽ hợp tác vì mục tiêu chung.

BM

“Tương lai không cứ thế mà diễn ra,” ông Schwab nói tại một hội nghị thượng đỉnh WEF trong một bình luận, cho thấy tư duy của những người đề xướng ESG. “Tương lai là do chúng ta tạo nên.”


Khi một doanh nghiệp ghi danh tham gia phong trào ESG, họ phải cam kết sử dụng sức mạnh của doanh nghiệp mình nhằm giảm thiểu việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch để ủng hộ những thứ như phong năng, quang năng, và xe hơi điện.


Ông Larry Fink, Giám đốc điều hành của BlackRock, một người ủng hộ quan trọng của ESG, lý giải: “Vâng, các hành vi sẽ phải thay đổi và đây là điều chúng tôi đang yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện.”


“Quý vị buộc phải cưỡng chế các hành vi,” ông Fink nói thêm. “Tại BlackRock, chúng tôi đang cưỡng chế các hành vi.”


Chẳng hạn, các ngân hàng tuân thủ ESG như Goldman-Sachs và J.P. Morgan đã thông báo rằng họ sẽ không còn tài trợ cho hoạt động khoan dầu ở Bắc Cực như một phần của các mục tiêu ESG.


Ông Stocklin giải thích: “Phong trào ESG bao gồm các ngân hàng lớn nhất thế giới, các nhà quản lý đầu tư, quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, cũng như các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ngành ESG đã đạt khối lượng tài sản khổng lồ 55 ngàn tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên gần 100 ngàn tỷ USD vào năm 2025. Hơn 500 tập đoàn và ngành công nghiệp lớn nhất thế giới như tài chính, công nghệ và truyền thông đã ký cam kết ủng hộ phong trào này.”


Như một phần trong nỗ lực “cưỡng chế hành vi,” một số doanh nghiệp đã đứng ra đánh giá các công ty về mức độ họ tuân thủ các nguyên lý của ESG; các công ty nhận thấy bản thân bị xếp hạng kém có thể ký hợp đồng với các công ty ESG mới được thành lập, để giúp tập đoàn tăng xếp hạng ESG của họ thông qua các thay đổi chính sách nội bộ.


Đại công ty Công nghệ (Big Tech)


BM


Các doanh nghiệp và tổ chức có giá trị nhất trên thế giới không phải là những người ủng hộ duy nhất hệ tư tưởng ESG: các nguyên tắc cốt lõi của phong trào này cũng đã được đưa vào các phiên họp của các nền tảng Big Tech như Facebook, Twitter và Google.


Chẳng hạn, hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội — ngoại trừ Twitter thuộc sở hữu tư nhân của tỷ phú Elon Musk — đều có các chính sách hạn chế những điều mà người dùng có thể nói công khai. Trước đây, những người dùng tán thành các quan điểm bảo tồn truyền thống về khí hậu, COVID-19, chủng tộc, giới tính, và tình dục có thể bị gỡ bỏ, đình chỉ tạm thời hoặc “bị ẩn nội dung,” vốn hạn chế phạm vi tiếp cận bài đăng của ai đó.


Sau khi tỷ phú Musk tiếp quản Twitter, công chúng đã biết rằng trong quá khứ Twitter đã thông đồng với chính phủ liên bang để xóa và kiểm duyệt các bài đăng.

BM

Ông Vivek Ramaswamy, một doanh nhân công nghệ và tài chính, nói với ông Stocklin: “Chính phủ có thể sử dụng các công ty [truyền thông xã hội] này để ngầm thực hiện những gì họ không thể thực hiện minh bạch do Hiến pháp, do chúng ta có một thứ phiền phức ở đất nước này được gọi là Tu chính án thứ Nhất.”


Ông Stocklin cho biết trong một cuộc phỏng vấn về bộ phim tài liệu rằng mối liên hệ giữa Big Tech và chính phủ toàn trị đã phát triển thành “cho và nhận.”


Ông lý giải: “Họ có một mối quan hệ mà cả đôi bên đều có lợi. Các ông lớn công nghệ sẵn sàng đóng vai trò kiểm duyệt cho các quan điểm của chính phủ và chúng tôi đã thấy bằng chứng về vấn đề này cũng như việc họ sẵn sàng kiểm duyệt tờ New York Post khi TT Joe Biden tranh cử tổng thống.”


BM


Ngay tại đây, ông Stocklin đã dẫn chứng quyết định gây tranh cãi của Twitter, Facebook và các ông lớn nền tảng xã hội khác, nhằm hạn chế phạm vi tiếp cận của một tin tức trên tờ New York Post vào năm 2020 về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden. Ông Hunter Biden đã để quên máy điện toán xách tay cá nhân của mình tại một cửa hàng sửa chữa và không bao giờ nhận lại chiếc máy này.


Lời khai của người tố cáo trước các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện, được đưa vào như một phần của một báo cáo quan trọng dài 1,050 trang được công bố hồi tháng 11/2022, cho thấy, trong số các phát hiện khác, FBI có thể đã thông đồng với các nền tảng của Big Tech để ngăn chặn các ý tưởng và câu chuyện nằm ngoài phạm vi quan điểm của chính phủ.


BM


Điều này nổi bật nhất trong câu chuyện của tờ New York Post về máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden, trong đó dường như cho thấy con trai TT Biden phạm một loạt các tội, kể cả sở hữu cocain nguyên chất và một bức ảnh chụp ông ta đứng bên cạnh một cô gái có vẻ chưa đủ tuổi vị thành niên mặc trang phục trông giống như gái mại dâm. Những phát hiện của người tố cáo cáo buộc rằng FBI đã đóng một vai trò trong việc dập tắt câu chuyện này.


New York Post, một hãng thông tấn có khuynh hướng bảo tồn truyền thống do ông Alexander Hamilton thành lập, đã phát hiện ra vụ việc này. Sau khi đăng câu chuyện lên trang Twitter của mình, tài khoản của New York Post đã bị nền tảng này đình chỉ trong thời gian chờ xóa câu chuyện đó. Tương tự, các hãng thông tấn khác đưa tin về nội dung của chiếc máy điện toán xách tay này cũng bị kiểm duyệt.


Nhưng ví dụ này, trong khi được biết đến nhiều nhất, lại không phải là trường hợp duy nhất, ông Stocklin nói.


“Chúng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp khác, ngay cả trong thời gian COVID, Facebook, Google và Twitter kiểm duyệt thông tin mà chính phủ không muốn đưa ra ngoài đó,” ông Stocklin cho biết, dẫn chứng việc các nền tảng công nghệ kiểm duyệt có hệ thống các bài đăng và bình luận chỉ trích chính sách của chính phủ về COVID- 19, khẩu trang và vaccine mRNA mới của Pfizer và Moderna.


“Đổi lại, những gì mà Big Tech nhận được là một chính phủ vui vẻ ngoảnh mặt làm ngơ khi họ thực hiện quyền kiểm soát độc quyền của mình,” ông Stocklin nói thêm.


Phong trào ESG dựa vào nỗi sợ hãi


BM


Ông Stocklin cho hay, trong khi thực hiện bộ phim tài liệu này, ông đã “cảm thấy vô cùng ngạc nhiên” khi thấy “mọi người sẵn sàng từ bỏ các quyền căn bản của họ khi họ sợ hãi như thế nào,” đồng thời nói thêm rằng thuật ngữ sợ hãi và khủng hoảng được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các nhóm tinh anh lèo lái phong trào ESG.


Ông Stocklin nói rằng những người ủng hộ ESG mạnh mẽ nhất nhận thức được rằng nhiều người có phản ứng sợ hãi này và đã tìm cách dùng nỗi sợ hãi đó để chống lại người Mỹ.


BM


Ông Stocklin cho biết: “Tất cả đều được miêu tả là tình trạng khẩn cấp và khủng hoảng, cho dù đó là tình trạng khẩn cấp về khí hậu hay tình trạng khẩn cấp về chủng tộc hay tình trạng khẩn cấp về bạo lực súng đạn. Phần lớn việc này dường như là một quá trình khiến người ta sợ hãi để rồi từ bỏ quyền của họ cho các tổ chức quốc tế này và các câu lạc bộ tinh anh hoạt động phía sau hậu trường.”


Và những câu lạc bộ tinh anh này đạt được rất nhiều lợi ích từ ESG, ông Stocklin nói. Ông giải thích rằng một ngành công nghiệp ESG thực sự đã phát đạt trong những năm gần đây.


BM


Như một ví dụ về sự hợp tác giữa các công ty tư nhân và chính phủ trong việc thúc đẩy ESG, ông Stocklin đã chỉ ra một quy tắc gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch yêu cầu tất cả các công ty niêm yết báo cáo lượng phát thải CO2 và kế hoạch giảm thiểu của họ.


“Đây là một sự thúc đẩy to lớn cho ngành ESG,” ông Stocklin giải thích. “Ai thu lợi từ việc này? Chà, các công ty như BlackRock và Vanguard và State Street được phép tính phí cao hơn cho quỹ ESG vì họ là quỹ được quản lý.”


Khi ESG ngày càng trở nên phổ biến, một số công ty cũng đã xuất hiện hứa hẹn sẽ giúp chứng nhận việc tuân thủ ESG và sửa điểm số ESG của các công ty không tuân thủ.


Ông Stocklin nói: “Tất cả những lợi ích cá nhân đó cũng sẽ thu được lợi nhuận từ việc này.”


Lương hưu có nguy cơ gặp rủi ro


BM


Ông Stocklin nói thêm rằng các nguyên lý cốt lõi của ESG hoạt động chống lại lợi ích của các nhà đầu tư, bao gồm cả các tài khoản đầu tư nhằm cung cấp quỹ hưu trí.


Mặc dù có nhiều người nghĩ về những người vô cùng giàu có khi họ nghĩ về thị trường chứng khoán, nhưng ông Stocklin nhấn mạnh rằng hoàn toàn không phải như vậy.


Ông Stocklin cho biết, “Điều mọi người cần hiểu với những thứ như thế là khi chúng ta nói về các cổ đông, quý vị biết đấy, đó là chúng ta.”


“Đây là tiền lương hưu của chúng ta. Đây là tiền hưu trí của chúng ta. Đây là khoản tiết kiệm của chúng ta. Và các CEO không hành động vì lợi ích của các cổ đông.”


BM


Ông Stocklin cho biết vẫn chưa rõ liệu động cơ chính của các tập đoàn khi theo đuổi ESG là lợi nhuận, hay đúng hơn là niềm tin thực sự vào các ý tưởng của phong trào này.


Ông Stocklin nói, “Họ đang hành động [vì] họ tin vào hệ tư tưởng này, và họ tin rằng họ cần phải làm điều đúng đắn với các chính sách về khí hậu hoặc chủng tộc hoặc bất cứ điều gì, hoặc họ đang làm điều đó để tăng điểm ESG của mình.”


Ví dụ, ông đã đưa ra chiến dịch tai hại gần đây của Disney chống lại một luật của Florida liên quan đến việc cấm thảo luận về tình dục với trẻ em từ 9 tuổi trở xuống tại các trường công lập. Các nhà phê bình thiên tả về luật này đã gọi đó là dự luật “Đừng nói về đồng tính” (“Don’t Say Gay”), và một số tập đoàn cũng như những người vô cùng giàu có đã đấu tranh chống lại dự luật này.


BM


Cuối cùng, Disney là một trong những tập đoàn đã chống lại dự luật này, vốn đã dẫn đến một thảm họa doanh thu cho công ty: Disney World bị tước bỏ tư cách tự quản độc lập; giá cổ phiếu của công ty sụt giảm, và các bộ phim của họ hoạt động kém hiệu quả tại phòng vé.


Ông Stocklin giải thích, “Disney nói rằng đây là … một vấn đề nhân quyền đối với họ. Họ đã đưa tình dục vào nội dung của mình và họ đang thúc đẩy thuyết chủng tộc trọng yếu.”


Ông Stocklin cho biết điều này là không thể giải thích được từ một góc độ của cổ đông.


“Từ một góc độ của cổ đông, điều này thật tồi tệ, phải không? Lượt ghi danh kênh của họ đang giảm trên Disney Plus; họ đang khiến các gia đình tẩy chay các công viên giải trí của họ. Và, cả thị trường của họ cũng tệ hại như thế, giá cổ phiếu của họ giảm gấp đôi — và đang giảm — so với thị trường chung. Vì vậy, từ quan điểm của các cổ đông hoặc những người về hưu muốn dựa vào giá trị của những cổ phiếu đó để về hưu, thì điều này thật tồi tệ.”


BM


“Mặt khác,” ông Stocklin nói thêm, “Điểm ESG của Disney, đã tăng vọt vào năm 2022, có lẽ phần lớn là do hành vi này.”


Ông Stocklin đã bày tỏ sự lạc quan một cách dè dặt rằng phong trào ESG có thể bị đánh bại, bất chấp sự hội tụ của các lực lượng quyền lực trợ giúp đằng sau phong trào này.




Joseph Lord
***

Quỹ hưu trí của hàng triệu người Mỹ ‘lâm nguy’

  BM

Các nhà phê bình cho rằng quy định của chính phủ Tổng thống Biden bổ sung nghị trình xã hội và khí hậu vào nhiệm vụ chính của các nhà quản lý tài sản nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/quy-huu-tri-cua-hang-trieu-nguoi-my-lam.html


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.