Thursday, March 9, 2023

Quỹ hưu trí của hàng triệu người Mỹ ‘lâm nguy’

 BM

Các nhà phê bình cho rằng quy định của chính phủ Tổng thống Biden bổ sung nghị trình xã hội và khí hậu vào nhiệm vụ chính của các nhà quản lý tài sản nhằm tối đa hóa lợi nhuận.


Chính phủ Tổng thống (TT) Biden và Quốc hội hiện đang tranh cãi gay gắt về quy định mới của Bộ Lao động liên quan đến việc liệu tiền tiết kiệm hưu trí của người Mỹ có nên được sử dụng để tài trợ cho nghị trình về khí hậu và công bằng xã hội hay không.


Cuộc tranh cãi này vượt xa các quy định đầu tư và thủ tục hành chính mơ hồ và có thể ảnh hưởng đến an ninh tài chính của nhiều người Mỹ trong những năm về hưu của họ.


BM

Tuần trước (27/02-04/03), cuộc tranh cãi này đã bắt đầu nóng lên với việc Hạ viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát thông qua một dự luật với tỷ lệ 216 phiếu thuận – 204 phiếu chống để chặn quy định mới của chính phủ TT Biden vốn cho phép đưa các nguyên tắc công bằng xã hội và biến đổi khí hậu làm tiêu chí đầu tư lương hưu; Dân biểu Jared Golden (Dân Chủ-Maine) là thành viên Đảng Dân Chủ duy nhất ủng hộ dự luật này.


BM


Các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa của Thượng viện đã thông qua một dự luật tương tự với tỷ lệ 50 phiếu thuận – 46 phiếu chống, với sự ủng hộ của các nghị sĩ Đảng Dân Chủ Jon Tester (Dân Chủ-Montana) và Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia), cả hai vốn sẽ đối mặt với cuộc tái tranh cử ở các tiểu bang nghiêng về Đảng Cộng Hòa vào năm 2024.


BM


Quy định này đã bị thách thức theo Đạo luật Đánh giá của Quốc hội, vốn là một cơ chế giám sát của quốc hội có thể lật ngược các phán quyết của các cơ quan liên bang. Ông Biden đã đe dọa sẽ phủ quyết dự luật này.


BM


Dân biểu Andy Barr (Cộng Hòa-Kentucky), người đã giới thiệu dự luật này tại Hạ viện, cho biết đây là “một dự luật chung của lưỡng đảng, lưỡng viện không tán thành một quy định do Bộ Lao động đưa ra vốn sẽ chính trị hóa các tài khoản hưu trí của người Mỹ và gây nguy hiểm cho an ninh hưu trí của họ.”


Bằng việc cho phép quỹ hưu trí được sử dụng cho các mục đích ý thức hệ, chính phủ TT Biden đang “từ bỏ các quyền căn bản của công dân Mỹ, để trao thêm quyền lực cho phe cực tả,” Thượng nghị sĩ Rick Scott (Cộng Hòa-Florida) tuyên bố.


“Nếu quý vị để tiền vào một quỹ hưu trí, thì quý vị sẽ mong nhận được khoản lợi nhuận tốt nhất mà quý vị có thể nhận được; quý vị mong đợi rằng bất cứ ai đang điều hành khoản tiết kiệm đó đều là một người được ủy thác để thu được lợi nhuận tốt nhất có thể. Điều mà chính phủ TT Biden đang nói là ‘không, quý vị không cần phải làm điều đó … nếu quý vị có một số nghị trình xã hội, thì quý vị có thể tập trung vào nghị trình xã hội của mình.’”


BM


Trình bày tại Thượng viện, ông Manchin cho biết: “Quy định ESG mà lát nữa trong ngày hôm nay chúng ta sẽ bỏ phiếu chỉ là một minh chứng khác về cách chính phủ của chúng ta ưu tiên một nghị trình chính sách thiên tả hơn là bảo vệ và phát triển các tài khoản hưu trí vốn sẽ gặp nguy hiểm của 150 triệu người Mỹ. Đất nước chúng ta đang phải đối mặt với sự bất ổn về kinh tế, lạm phát kỷ lục, và chi phí năng lượng ngày càng tăng khiến người Mỹ ngày đêm trăn trở, và phải thắt lưng buộc bụng.”


Tòa Bạch Ốc đã lên án nỗ lực của Quốc hội nhằm lật ngược quy định về môi trường, xã hội, và quản trị (ESG), gọi đó là một nỗ lực của “Đảng Cộng Hòa MAGA.” Trái ngược với lập trường trước đây của họ, các nghị sĩ Đảng Dân Chủ hiện đang ủng hộ việc hoạt động tự do của các quỹ hưu trí và ủng hộ các nhà quản lý tài sản của Wall Street đưa ra các quyết định đầu tư của riêng họ, còn các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đang cố gắng hạn chế các nhà quản lý quỹ chỉ được tập trung vào lợi nhuận tài chính.


“Các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa nói rằng họ ưa chuộng thị trường tự do, chính phủ có quyền lực giới hạn, và để khu vực tư nhân làm công việc của mình. Dự luật này của Đảng Cộng Hòa trái ngược với điều đó,” Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho biết trong cuộc họp báo hôm 01/03.


Bà Jean-Pierre từ chối giải thích chi tiết khi được hỏi về phản ứng của Tòa Bạch Ốc trước sự phản đối ngày càng tăng của Quốc hội đối với việc đầu tư ESG.


BM

“Vì câu hỏi này liên quan đến sự hoạt động của Thượng viện và việc này sẽ đi đến đâu, nên tôi nhường lại câu hỏi đó cho Thượng nghị sĩ Schumer,” bà nói. “Ông ấy sẽ trả lời về vấn đề này. Điều tôi có thể nói là nếu dự luật này đến được bàn làm việc của Tổng thống, thì ông ấy sẽ phủ quyết nó.”


“Chuyện này không phải là vấn đề ưu ái hệ tư tưởng nào hơn; mà đó là về việc tìm xem đâu là bức tranh khả quan nhất cho các nhà đầu tư để có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận,” Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) trình bày tại Thượng viện. “Tại sao quý vị không để ý đến những rủi ro mà các biến cố khí hậu ngày càng biến động gây ra?”


Cuộc tranh cãi này tập trung vào một luật hưu trí phức tạp được gọi là Đạo luật An ninh Thu nhập Hưu trí của Người lao động, nằm dưới sự giám sát của Bộ Lao động Hoa Kỳ, và một tiêu chí đầu tư cấp tiến phức tạp không kém được gọi là môi trường, xã hội, và quản trị (ESG).


ERISA và tầm quan trọng của đạo luật này


BM


Đạo Luật Bảo Đảm Lợi Tức Hưu Trí cho Nhân Viên (ERISA) là một đạo luật được ban hành vào năm 1974 để bảo đảm rằng, ngoài những điều khác thì những người quản lý quỹ hưu trí của công ty phải tuân theo tiêu chuẩn pháp lý cao nhất về chăm sóc ủy thác, và rằng họ chỉ hành động để tối đa hóa lợi nhuận bằng tiền hoặc tài chính cho người về hưu. Điều đó không chỉ áp dụng cho những gì các nhà quản lý lương hưu đầu tư vào, mà còn cả cách họ biểu quyết cho những cổ phiếu mà họ sở hữu.

 

Quốc hội đã thông qua luật này vì các công ty không tôn trọng nghĩa vụ lương hưu của họ đối với nhân viên và vì các nhà quản lý quỹ hưu trí đã biển thủ quỹ hưu trí, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, là sử dụng ngân quỹ này như những ngân hàng cá nhân của riêng họ. Một trong những vụ lạm dụng tiền của người về hưu nghiêm trọng hơn xảy ra vào năm 1964, Chủ tịch James “Jimmy” Hoffa của Teamsters đã bị kết án về tội gian lận khi sử dụng quỹ hưu trí của công đoàn như là các nguồn vốn cá nhân của mình, cho bạn bè vay, mua nhà cửa, và sử dụng ngân quỹ này cho lợi ích cá nhân.


“Vụ Hoffa rất nổi bật,” ông Robert Wright, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ nói: “Nhất là các quỹ dựa trên nghiệp đoàn rất dễ bị lạm dụng, chuyển nhượng gian lận, dùng quỹ hưu trí cho các khoản đầu tư trợ giúp cho các chủ sở hữu kế hoạch, người được ủy thác, nghiệp đoàn tùy từng trường hợp, thay vì vì lợi ích tốt nhất của nhân viên.”


Hành vi chuyển nhượng gian lận là khi những người kiểm soát tài sản của công ty sử dụng tài sản này cho mục đích hoặc lợi ích cá nhân của riêng họ.


Một trong những mục tiêu của ERISA là ngăn chặn loại hoạt động đó và đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chăm sóc ủy thác. Tuy nhiên, ngày nay quỹ hưu trí đang được sử dụng ngày càng nhiều để ủng hộ hệ tư tưởng ESG, dựa trên tuyên bố rằng hệ tư tưởng này sẽ nâng cao lợi nhuận cho người về hưu đồng thời giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội.


ESG là một chiến lược đầu tư hay là một hệ tư tưởng?


BM

ESG là một thuật ngữ chung bao gồm các khái niệm như biến đổi khí hậu, thuyết chủng tộc trọng yếu, và công bằng xã hội; còn bao gồm các chính sách như giảm sản xuất nhiên liệu hóa thạch, thiết lập các chương trình đa dạng, công bằng, và hòa nhập, đồng thời thực hiện hạn ngạch chủng tộc và giới tính trong công ty.


Những minh chứng về ESG trong thực tế bao gồm hãng hàng không United Airlines quy định rằng một nửa số phi công mới được tuyển dụng của hãng này là nữ giới hoặc người thuộc chủng tộc thiểu số; Exxon, một công ty dầu mỏ, bổ sung các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu vào hội đồng quản trị của mình để chuyển sang đầu tư vào công nghệ phong năng và quang năng; JPMorgan và Goldman Sachs từ chối cho vay các dự án khoan dầu ở Bắc Cực; và Bank of America miễn trừ thanh toán các khoản vay thế chấp cho người thuộc chủng tộc thiểu số.


BM


Những người ủng hộ ESG nói rằng đây không phải là một hệ tư tưởng mà là một công cụ quản lý rủi ro. Họ lập luận rằng ESG tạo ra các tiêu chí thích hợp để đầu tư tiền hưu trí vì các công ty nào được đánh giá cao về mặt tuân thủ ESG sẽ hoạt động tài chính tốt hơn.


“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các công ty nào áp dụng ESG tốt sẽ hoạt động tốt hơn hoặc ít thất bại hơn,” Giám đốc điều hành của Bank of America Brian Moynihan cho biết hồi năm 2020. “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, công cụ này điều chỉnh vốn, điều chỉnh chủ nghĩa tư bản, định nghĩa chủ nghĩa tư bản theo cách mà mọi người muốn, đó là chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm với tất cả các bên liên quan (stakeholder capitalism) và giải quyết những vấn đề lớn nhất của thế giới.”


Các quỹ hưu trí của tiểu bang New York đã tuyên bố rằng “Các yếu tố ESG là một thành phần chính trong phân tích của Quỹ này về các cơ hội và rủi ro tài chính ngắn hạn và dài hạn.” Các quỹ hưu trí của tiểu bang không thuộc thẩm quyền của ERISA, mà do luật tiểu bang quy định.


Những người ủng hộ cho biết ESG là về quản lý rủi ro thận trọng và quản trị doanh nghiệp tốt, có tính đến lợi ích của những khách hàng, nhân viên, cộng đồng, và môi trường. Cách diễn giải này được gọi là “chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm với tất cả các bên liên quan,” và giả định căn bản của cách diễn giải này là nếu không có ESG, thì các công ty sẽ chỉ theo đuổi một động cơ lợi nhuận ngắn hạn mang tính bóc lột vốn bỏ qua các yếu tố khác như thế này.


Nhưng khi xem xét kỹ hơn về cách ESG đã khởi đầu, và những gì công cụ này đã mang lại cho đến nay, sẽ đặt ra các nghi vấn về những tuyên bố này.


Nguồn gốc của ESG, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc


BM


Ban đầu, khái niệm về ESG được đưa ra tại Sáng kiến Tài chính Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc hai thập niên trước, như một phương pháp để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm của tổ chức này. Đó là một cách để thu hút khu vực tư nhân như một phần bổ sung cho các luật và các quy định đang được các chính phủ thi hành.


Đối với các nhà quản lý đầu tư nào đã chấp nhận những nguyên tắc này, điều cần thiết là ESG phải được mô tả không phải là một ý thức hệ mà là một biện pháp để quản lý rủi ro và tăng lợi nhuận đầu tư, có như vậy thì họ không phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ ủy thác của mình đối với các cổ đông.


“Mặc dù việc đo lường sự liên kết của các khoản đầu tư với các SDG của Liên Hiệp Quốc là một nhiệm vụ phức tạp và đang tiến triển, chúng tôi tin rằng việc đưa những quy định đó vào trong các quyết định đầu tư có thể giúp bảo đảm hiệu quả tài chính dài hạn,” một cuốn cẩm nang tìm hiểu đầu tư của bà Carole Crozat, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư bền vững của BlackRock, cho biết. “Việc tái chuyển hướng vốn vào các SDG của Liên Hiệp Quốc có thể mang lại những cơ hội thị trường với 12 ngàn tỷ USD liên quan đến phúc lợi xã hội và môi trường dài hạn của chúng ta.”


ESG đã được quảng bá cho các nhà đầu tư như một cách sinh lời để trợ giúp cho các mục tiêu như tính bền vững và công bằng xã hội. Kể từ đó, một ngành gồm các cơ quan xếp hạng ESG, kế toán, tư vấn, luật sư, và đại lý ủy quyền đã xuất hiện để theo dõi và trợ giúp cho các công ty tuân thủ ESG.


BM

Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận lớn nhất có thể thuộc về các nhà quản lý tài sản, vốn có thể tính chi phí quản lý các quỹ ESG cao hơn vì những quỹ này được quản lý một cách tích cực, so với các quỹ chỉ số thụ động có chi phí thấp vốn chỉ phản ánh tất cả các công ty trong một chỉ số như S&P 500. Trong khi đó, các nhà chỉ trích cho rằng các nhà quản lý tài sản không thể chứng minh một cách đáng tin cậy rằng các khoản đầu tư ESG có lợi nhuận cao hơn, hay thậm chí không thể giải thích rõ ràng các tiêu chí ESG là gì.


“ESG chưa được chứng minh là có ích gì nhiều vào thời điểm này,” ông Wright nói. “Đó chỉ là một cái mác được dán lên, và không thể hiện rõ rằng điểm số ESG có liên quan đến những cải thiện thiết thực dưới bất kỳ hình thức nào — môi trường hoặc công bằng xã hội hoặc chất lượng quản trị.


“Vấn đề Số 1 là chúng ta không biết những thứ này đang đo lường cái gì,” ông cho biết. “Đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng các quỹ có các công ty [niêm yết] sở hữu các chỉ số ESG được đánh giá cao không hoạt động tốt hơn các quỹ có điểm ESG thấp hơn; họ chỉ tính chi phí nhiều hơn cho cái nhãn ESG đó mà thôi.”


“Nhìn bề ngoài thì điều đó dường như không tuân theo trách nhiệm ủy thác mà quý vị nên đầu tư để mang lại lợi nhuận ròng cao nhất cho những người được hưởng lương hưu.”


ESG có thực sự thúc đẩy lợi nhuận đầu tư không?


BM


Một số nghiên cứu học thuật đã cho rằng, thay vì tăng lợi nhuận đầu tư, ESG thực sự đang làm giảm lợi nhuận.


Một nghiên cứu năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí thuộc Đại học Boston đã cho thấy việc đầu tư vào ESG làm giảm lợi nhuận của người lãnh lương hưu từ 0.70 đến 0.90% mỗi năm, trong đó đa phần sự chênh lệch này đều do chi phí quản lý quỹ ESG cao hơn.


Một báo cáo năm 2021 của Đại học Columbia và Trường Kinh tế London cho thấy, “các quỹ ESG dường như có hoạt động tài chính kém hiệu quả hơn so với các quỹ khác trong cùng một công ty quản lý tài sản và trong cùng năm, đồng thời còn tính chi phí cao hơn.” Báo cáo này cho biết thêm rằng các công ty [niêm yết] trong các quỹ ESG có “thành tích về việc tuân thủ luật lao động và môi trường yếu kém hơn so với các công ty trong danh mục đầu tư của các quỹ không áp dụng ESG do cùng một tổ chức tài chính quản lý.”


Về lợi ích của “chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm với tất cả các bên liên quan,” “việc thúc đẩy các mục tiêu tập trung vào các bên liên quan cung cấp cho các nhà quản lý một cái cớ thuận tiện để giảm bớt trách nhiệm giải trình đối với hoạt động kém hiệu quả của công ty,” một nghiên cứu năm 2021 của Đại học South Carolina và Đại học Bắc Iowa cho biết. Báo cáo này đã tìm thấy một mối tương quan giữa một hiệu suất kém của CEO và mức độ ủng hộ của họ trong việc ủng hộ các mục tiêu ESG vốn không thể định lượng được.


BM


Do đó, nhiều tiểu bang, trong đó có Texas, Florida, và West Virginia, đã cấm các quỹ hưu trí tiểu bang của họ sử dụng các tiêu chí ESG. Liên quan đến ERISA, hồi năm 2020 chính phủ ông Trump đã từng thực hiện một quy định, trong đó nhấn mạnh nghĩa vụ của các nhà quản lý quỹ hưu trí là chỉ đầu tư theo các tiêu chí tiền tệ để loại trừ các tiêu chí ESG. Đó là phán quyết mà chính phủ ông Biden đã đảo ngược.


“Quy định ngày nay làm rõ rằng những người được ủy thác trong kế hoạch hưu trí có thể tính đến lợi ích tài chính tiềm năng khi đầu tư vào các công ty cam kết thực hiện các hành động tích cực về môi trường, xã hội, và quản trị khi họ giúp những người tham gia kế hoạch tận dụng tối đa lợi ích hưu trí của họ,” Bộ trưởng Lao động Marty Walsh tuyên bố khi quy định này được công bố lần đầu tiên hồi tháng 11/2022. “Việc loại bỏ các hạn chế của chính phủ trước đây đối với người được ủy thác theo kế hoạch sẽ giúp ích cho người lao động Hoa Kỳ và gia đình họ khi họ tiết kiệm chuẩn bị cho một kế hoạch về hưu an toàn.”


Bà Lisa M. Gomez, trợ lý bộ trưởng lao động của Cơ quan An ninh Phúc lợi Nhân viên, nói thêm rằng quy định này “sẽ làm cho khoản tiết kiệm hưu trí và lương hưu của người lao động linh hoạt hơn bằng cách loại bỏ các rào cản không cần thiết, và chấm dứt tác động mang tính đe dọa từ chính phủ tiền nhiệm khi xem xét các vấn đề về môi trường, các yếu tố xã hội, và quản trị trong đầu tư.”


BM

Ông Wright cho biết, nếu lợi nhuận bị giảm khi các nhà quản lý hưu trí theo đuổi các quỹ ESG, thì các nhà quản lý tài sản có thể thu được lợi nhuận, nhưng “những người lãnh lương hưu phải chịu thiệt thòi. Điều này đánh bại toàn bộ mục đích của ERISA.”


Vấn đề với việc ông Biden diễn giải lại ERISA để [các doanh nghiệp] cân nhắn đến ESG đó là, cùng với các chính sách khác, chẳng hạn như yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, rằng tất cả các công ty niêm yết phải báo cáo lượng phát thải CO2 và các kế hoạch để giảm thiểu lượng phát thải này của họ, có vẻ như chính chính phủ ủng hộ các tiêu chí ESG.


Theo một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, phán quyết ERISA mới của ông Biden “phản ánh điều mà các nhà đầu tư thành công trên thị trường đã biết — có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường, xã hội, và quản trị có thể có tác động đáng kể đến một số thị trường, ngành, và công ty nhất định.”


BM


“Gần như họ đang nói rằng, giờ đây nhiệm vụ của quý vị là đầu tư vào các quỹ ESG, và điều đó rất là mơ hồ,” ông Wright cho hay.


So sánh với sắc lệnh của ông Biden nhằm buộc các công ty phải sa thải những nhân viên từ chối chích vaccine, ông Wright cho biết nếu các nhà lãnh đạo công ty và nhà quản lý quỹ “có những lý do độc lập để nghi ngờ tính xác thực hoặc tính hợp lý của những gì họ được yêu cầu làm, thì liệu họ có trách nhiệm phải tuân theo mệnh lệnh của chính phủ hay liệu họ có trách nhiệm phải tuân theo tinh thần của đạo luật, trong trường hợp này là ERISA, không?”


Thật vậy, mới đây đại diện của hai trong số những nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới đã tuyên bố rằng đầu tư vào ESG không mang lại lợi ích tài chính nào. Hồi tháng Hai, Tổng giám đốc của Vanguard, ông Tim Buckley, đã tuyên bố rằng “nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đầu tư vào ESG không có bất kỳ lợi thế nào so với đầu tư trên diện rộng;” hồi tháng 12/2022, Vanguard đã rút khỏi sáng kiến Nhà Quản lý Tài sản Net Zero.


Điều trần trước Thượng viện Texas cùng tháng đó, phát ngôn viên của BlackRock, ông Dalia Blass, đã biện minh cho sự ủng hộ của công ty đối với việc đầu tư vào ESG.


BM


“Chúng tôi tin rằng một sự chuyển đổi có trật tự sang một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp sẽ có lợi hơn nhiều cho danh mục đầu tư của khách hàng của chúng tôi. Một quá trình chuyển đổi thiếu trật tự có thể khiến nền kinh tế toàn cầu mất khoảng 25% GDP [tổng sản phẩm quốc nội].”


Tuy nhiên, khi được các nhà lập pháp Texas yêu cầu cung cấp bằng chứng để chứng thực cho luận điểm này, bà Lori Heinel, Giám đốc Đầu tư của State Street, đã tuyên bố: “Tôi không có bằng chứng nào cho thấy điều này tốt cho lợi nhuận trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Trên thực tế, chúng tôi đã thấy bằng chứng hoàn toàn trái ngược. Năm ngoái, nếu quý vị không sở hữu các công ty năng lượng, thì quý vị đã làm rất tệ so với các tiêu chuẩn chung. Năm trước, điều đó hoàn toàn ngược lại … nhưng đó chỉ là một sự tình cờ, không phải vì đó là một khoản đầu tư tốt.”


Đầu tư ESG sẽ khiến các nhà quản lý quỹ phải đối mặt với kiện tụng?


BM

Các tuyên bố từ State Street và Vanguard làm suy yếu lập trường rằng ESG có lợi cho người về hưu. Và nếu các nhà quản lý tài sản không thể chứng minh rằng luận điểm ủng hộ ESG là đáng tin cậy hoặc nếu hóa ra việc đầu tư vào các quỹ ESG có chi phí cao hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của người lãnh lương hưu, thì có thể có những hậu quả về mặt pháp lý.


Năm 2005, đặt cược vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo này, chính phủ TT Obama đã cung cấp các bảo lãnh khoản vay trị giá 535 triệu USD cho Solyndra, một nhà sản xuất tấm pin quang năng đã sớm phá sản, khiến những người nộp thuế ở Hoa Kỳ phải gánh chịu số tiền bị thất thoát đó. Ngược lại, nếu các nhà quản lý tài sản bị coi là đã đặt cược sai vào các tiêu chí ESG, thì những người về hưu có thể cần có người theo sau nhằm thu lại số tiền bị thất thoát.


Ông Wright cho biết, “Tôi tưởng tượng có những luật sư công ty ở những nơi như Davis Polk [một công ty luật quốc tế] đang rất hào hứng về chuyện này, bởi vì chắc chắn sẽ có các vụ kiện.”




Kevin Stocklin


baomai.blogspot.com
Thử tài đoán rượu vang
Bắc Kinh thực thi các chính sách mới để chuẩn bị chiến tranh
Hồi kết cho dầu mỏ ở Mỹ
Chất làm ngọt phổ biến có liên quan đến cơn đau tim
Kỳ vọng tài chính của người Mỹ thấp nhất kể từ năm 2010
Vitamin B3 có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư da
Nước _ dinh dưỡng bị lãng quên & Nên uống nước máy hay nước đóng chai
Thịt đỏ gây ung thư hay là thực phẩm lành mạnh?
Bị mất hàng nghìn USD vì AI giả giọng người thân
Xác suất Hoa Kỳ vỡ nợ đã tăng 300% kể từ đầu năm
Tại sao bơ động vật tốt hơn bơ thực vật?
Vua tương ớt gốc Việt chính thức trở thành tỷ phú
Xét nghiệm máu nào dành cho người ăn chay?
Nhạc pop hay nhạc cổ điển quyết định tuổi thọ?
Bức xạ iPhone: Những cách đơn giản nhất để bảo vệ bản thân
Trung cộng và Hoa Kỳ lâm vào thế leo thang quân sự
Trung cộng chính là thủ phạm gây ra Đại Dịch Covid-19
Thực phẩm và binh lính: Hai điểm yếu chiến lược của Trung cộng
Làm sao để bắt được Kỳ Lân
IRS cảnh báo người nộp thuế về mánh lới lừa đảo

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.