Theo ông Sean Monaghan, một nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), bất chấp mục tiêu chính của Hoa Kỳ là ngăn chặn xung đột quân sự, việc chính quyền cộng sản Trung cộng quyết tâm đạt được sức mạnh quân sự ngang bằng với Hoa Kỳ và tin rằng Hoa Kỳ đang suy tàn có thể gây áp lực khiến cả hai bên rơi vào thế đối đầu.
Ông Monaghan nói rằng áp lực ngày càng tăng trong việc vũ trang chống lại bên kia của cả hai nước có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột mới về tương lai của Đài Loan dân chủ mà chế độ cộng sản Trung cộng tuyên bố thuộc về mình.
“Kịch bản nguy hiểm nhất là một chu trình cam kết mà cả hai bên đều cảm thấy họ phải chứng minh độ tin cậy của mình,” ông Monaghan cho biết trong một hội thảo CSIS hôm 06/03.
“Khi quý vị kết hợp điều này với việc [Trung cộng] dường như đang có niềm tin vào sự ngang hàng quân sự và tình trạng xói mòn khả năng răn đe, niềm tin rằng chính sách răn đe của Hoa Kỳ thực sự thiên nhiều hơn về cưỡng ép và tìm cách ép buộc vấn đề vào một thời điểm nào đó, thì điều này tạo nên một kết hợp đáng lo ngại.”
Ông Monaghan đã so sánh tình hình này với Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ Ba, diễn ra vào năm 1995 và 1996. Vụ việc đó kết thúc bằng việc chính quyền Trung cộng bắn một vài hỏa tiễn vào vùng biển của Đài Loan như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm đe dọa Đài Loan khỏi việc duy trì mối bang giao không chính thức với Hoa Kỳ.
“Đây là một dạng động năng trước khủng hoảng,” ông Monaghan nói về tình trạng bên bờ vực chiến tranh hiện nay.
Vì vậy, ông Monaghan nói rằng giới lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ cần phải làm nhiều hơn là chỉ đầu tư vào khả năng răn đe quân sự và còn phải tập trung vào cam kết ngoại giao lâu dài với Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC), vốn cai trị Trung cộng theo kiểu một quốc gia độc đảng.
“Bản thân việc răn đe không phải là một giải pháp,” ông Monaghan nói.
“Các tài liệu về sự răn đe … cho chúng ta biết rằng sự răn đe, nếu như có đạt được bất cứ điều gì, thì chỉ là đạt được các giải pháp ngắn hạn rồi sau đó đòi hỏi ngoại giao dài hạn hơn để giải quyết các vấn đề căn bản và căng thẳng bên dưới bề mặt.”
ĐCS_TC rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Ông Mike Mazarr, một nhà khoa học chính trị cao cấp tại RAND Corporation, cho biết cam kết của ĐCS_TC trong việc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình cho các hoạt động ở ngoại quốc đã đang đổ thêm dầu vào lửa cho một cuộc khủng hoảng tiềm tàng.
Việc chính quyền này quyết tâm mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình sẽ chỉ khuyến khích Hoa Kỳ đầu tư quân sự nhiều hơn, thực sự dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.
Ông Mazarr nói trong hội thảo: “Tình trạng tiến thoái lưỡng nan về an ninh là rất thực tế.”
“Trung cộng đang xây dựng năng lực quân sự của mình, vì vậy chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt trong một tình huống mà bất kỳ hành động nào khác ngoài việc tăng cường quân sự nhanh chóng và phát triển mối liên hệ quân sự với Đài Loan đều bị xem là yếu nhược.”
“Chừng nào tình trạng đó còn tồn tại, thì tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục làm suy yếu nền tảng của hòa bình.”
Ông Mazarr nói rằng giới lãnh đạo quân đội của ĐCS_TC đã không giúp đỡ được tình hình, các bài viết của họ thường liên quan đến cái mà ông gọi là “một chủ đề lặp đi lặp lại của sự tự cho là đúng về chiến lược,” vốn kết hợp tuyên truyền chống Hoa Kỳ với học thuyết quân sự.
Tình hình đã nghiêm trọng đến mức ông Mazarr tin rằng giới lãnh đạo ĐCS_TC có thể không tính toán được vị trí và các mục tiêu của Hoa Kỳ một cách khách quan trong cuộc khủng hoảng mới ở Đài Loan, và có thể lựa chọn có hành động quân sự do giả định về sự thù địch của Hoa Kỳ.
“Chẳng hạn, trong một cuộc khủng hoảng, có thể sẽ không trù tính được cán cân quân sự là gì,” ông Mazarr cho biết. “Các nhà lãnh đạo Trung cộng sẽ chỉ tin là họ đúng.”
Do đó, ông Mazarr nói rằng các chiến lược răn đe thường thất bại vì bên này hay bên kia cam kết tuân thủ theo một ý thức hệ hơn là tính toán các rủi ro và phần thưởng hiện có vào thời điểm đó.
“Thông thường, hầu như là luôn luôn, khi khả năng răn đe thất bại thì không phải vì một cường quốc đã đạt đến một điểm trên thang trượt mục tiêu ma thuật nào đó mà họ tin rằng họ đã vượt qua đối thủ của mình đủ để giờ đây họ có thể tiến hành một cuộc tấn công tương đối không mất gì,” ông Mazarr nói.
“Đó là bởi vì các quốc gia đã đạt đến điểm mà họ tin rằng họ phải hành động, hoặc là họ đang bị kìm kẹp bởi một hệ tư tưởng nào đó.”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.