Saturday, March 18, 2023

Sự sụp đổ của SVB báo trước những mối nguy thực sự

 BM

Cho đến nay, trong 3 năm thất bại do quản trị yếu kém và tham nhũng, chúng ta đã tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính. Chúng ta đã tránh được là nhờ những lý do cụ thể. Chỉ là chúng ta đã không đi đến đó theo quỹ đạo của điều không thể tránh khỏi. Chúng ta đã ở đó chưa? Có thể là vậy. Trong mọi trường hợp, thì tốc độ những thay đổi đều đang tăng tốc. Tất cả những gì chúng ta đang chờ đợi là quan sát mức độ của hiệu ứng lây lan này.


Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB), với khối tài sản trị giá 212 tỷ USD cho đến gần đây, là một mớ hỗn độn lớn và có thể là một điềm báo trước. Lượng tài sản nắm giữ là trái phiếu có lãi suất cố định của họ giảm nhanh chóng theo định giá thị trường do các điều kiện thị trường thay đổi. Danh mục đầu tư của ngân hàng này càng bị sụp đổ hơn nữa do sự tháo chạy của người gửi tiền. Và tất cả đã xảy ra trong vòng chưa đầy một vài ngày.

 BM

Đó là do toàn bộ sự mở rộng chính sách kiềm chế lạm phát của Fed, đảo ngược chính sách lãi suất 0% đã kéo dài 13 năm. Tất nhiên, điều này đã đẩy lãi suất lên khoảng giữa và bên phải của đường cong lợi suất, làm giảm giá trị của việc nắm giữ trái phiếu hiện hữu vốn đã bị kẹt trong các khung lãi suất cũ hơn. Các nhà đầu tư đã chú ý và sau đó là những người gửi tiền cũng chú ý. Tổ chức hão huyền chuyên cung cấp thanh khoản cho các ngành bị mất đi ánh hào quang này đột nhiên thấy mình trong trạng thái rất dễ bị tổn thương.


Ngoài ra, ngân hàng này còn phải đối mặt với một danh mục các nghĩa vụ trả nợ cầm cố nhà ở và các chứng khoán có bảo đảm bằng nợ nhà. Nhưng cùng với việc tăng lãi suất, thì những danh mục ấy cũng đang bị căng thẳng khi mức vay nợ (đòn bẩy) cao trong lĩnh vực nhà ở và địa ốc trở nên không thể kiểm soát được trong bối cảnh định giá sụt giảm. Những người đi vay đang thấy mình thua lỗ và điều đó lại làm tăng thêm sự căng thẳng cho những nhà cho vay.


BM


Thế thì SVB, cùng toàn bộ lĩnh vực ngân hàng, đã lấy tiền từ đâu để tích thêm lượng lớn các danh mục đầu tư nắm giữ nhiều nợ tới mức độ như vậy của họ? Quý vị đã đoán được rồi: các khoản thanh toán kích thích kinh tế. Hàng tỷ USD đã tràn vào và tiền phải được để ở đâu đó để tạo ra một số lợi nhuận. Vào thời điểm đó, khoản đầu tư này có vẻ là một thỏa thuận tốt, cho đến khi chính sách của Fed thay đổi.


Một kiểu cuộc chơi chính trường. Nhưng có lẽ một phép ẩn dụ tốt hơn là một trò chơi billiard, trong đó mỗi nước đi đều dẫn đến một loạt vấn đề mới. Các đợt phong tỏa đã thúc đẩy chính phủ chi tiêu lớn, điều này tạo ra một khoản nợ được tiền tệ hóa nhanh chóng và rốt cuộc đã gây ra lạm phát, khiến Fed phải chuyển hướng với mức tăng lãi suất lớn nhất/nhanh nhất trong lịch sử.


BM


Những quá trình làm mất ổn định (hoặc tái ổn định) này đã hình thành nên chuyển động dịch khỏi bên phải của đường cong lợi suất để sang phía bên trái, chuyển vốn sang mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Nhân sự đã bắt đầu chịu ảnh hưởng theo, do đó tạo ra sự dư thừa nguồn lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sự thiếu hụt trong lĩnh vực bán lẻ.


Thật ngây thơ khi nghĩ rằng sự thay đổi này sẽ diễn ra mà không ảnh hưởng đến các tổ chức ngân hàng vốn đã thúc đẩy việc cho vay nợ hướng tới các ngành đã phát triển mạnh trong thời gian phong tỏa nhưng hiện lại đang cắt giảm rất nhiều lao động.


BM


Các ngân hàng này có liên quan tới các khoản đầu cơ có vốn đang tháo chạy. Như thường lệ, các danh mục đầu tư tài sản của họ bị ràng buộc với việc tiếp tục duy trì một hiện trạng vốn đã không còn, vì vậy các nhà đầu tư và những người gửi tiền đang tháo chạy tới nơi an toàn.


Fed có thể lường trước được điều này không? Có lẽ. Nhưng họ có sự lựa chọn nào chứ? Một lần nữa, trước hết toàn bộ mớ hỗn độn này là do các đợt phong tỏa và thứ hai là do các chính sách phi lý của ông Ben Bernanke với tư cách là Chủ tịch Fed năm 2008.


BM


Ông ấy đã tưởng rằng mình sẽ giải quyết được một cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách bãi bỏ một lực lượng tự nhiên như lãi suất trái phiếu. Sau đó, ông ta đã cho ra một mánh khóe thú vị về việc giữ cho “chính sách nới lỏng định lượng” của mình không liên quan đến thị trường bằng cách yêu cầu Fed trả lãi cho tiền gửi nhiều hơn lượng tiền lợi suất mà một số tiền tương đương có thể kiếm được trên các thị trường.

 

Vấn đề khi đó là gì? Vấn đề là tiền vốn không bao giờ đứng yên. Vốn luôn luôn săn lùng lợi nhuận. Tiền đã tìm thấy lợi nhuận trong các đại công ty công nghệ (Big Tech) và truyền thông internet, được củng cố bởi các nguồn quảng cáo và tuyển dụng dường như vô hạn. Thực tế này càng gây ra tình trạng cắt giảm tuyệt đối tỷ lệ tiết kiệm thông thường chỉ vì không có tiền ở đó. Tình trạng này đã kéo dài suốt 13 năm.


BM


Ông Jerome Powell đã tiếp quản Fed với quyết tâm chấm dứt những điều vô nghĩa này. Ông đã hy vọng cho một cuộc hạ cánh mềm. Nhưng sau đó các đợt phong tỏa do đại dịch đã diễn ra. Ông được kêu gọi cung cấp tài chính cho sự ngu ngốc của một Quốc hội hoảng loạn đã chi hàng ngàn tỷ USD nhanh nhất có thể, một biện pháp chỉ kéo dài thêm nữa các cuộc phong tỏa.


BM


Như thường lệ, mọi thứ có vẻ ổn trong một thời gian, nhưng đến tháng 01/2021, hậu quả đã xảy ra dưới hình thức lạm phát giá cả chóng mặt. Fed đã phải chuyển hướng một cách đáng kể. Bắt đầu từ mức 0, Fed phải khiến lãi suất quỹ liên bang (lãi suất cuối cùng) bằng hoặc vượt quá mức tăng giá. Lãi suất quỹ liên bang vẫn chưa tới đó nên Fed không có lựa chọn nào khác ngoài việc lao về phía trước.


Tất nhiên, việc tăng lãi suất đã rút vốn ra khỏi các ngành phát triển mạnh trong thời kỳ phong tỏa và quay trở lại lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng. Nhưng trong khi đó, thì đường cong lợi suất đã phản ứng, như vốn phải thế. Từ kỳ hạn 30 ngày đến 30 năm, mọi đợt chào bán trái phiếu đều được định giá lại, khiến các tổ chức đang nắm giữ các loại trái phiếu cũ trông như những đống đổ nát. Đây là tình huống SVB tìm thấy chính mình rơi vào, với mức định giá thị trường giảm đột ngột.


BM


Đòn kết liễu ân huệ cuối cùng đến từ hành vi của những người gửi tiền. Trong khi tìm kiếm sự an toàn, tiền mặt đã nhận thấy lợi tức của công khố phiếu ngắn hạn hấp dẫn hơn nhiều so với các hoạt động mạo hiểm đầu cơ. Sự tháo chạy đến nơi an toàn đã khiến ngân hàng này và nhiều đối tác trong ngành tài chính của họ bị sụp đổ. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn cho toàn bộ các thị trường. Ngày nay, không ai trong lĩnh vực này đang ngồi yên một cách an tâm.


Mối lo ngại của tôi ở đây là mọi người sẽ xem tất cả những thảm họa này như là các trường hợp cá biệt. Những thảm họa này không phải là cá biệt. Chúng liên quan đến quyết định thảm khốc hồi năm 2020 để phong tỏa và tài trợ cho các chính sách đó bằng một số tiền không tồn tại cho đến khi tiền ấy được tạo ra. Quyết định đó đã phá hỏng các kế hoạch của Fed nhằm làm sáng tỏ các chính sách ngu ngốc trước đây của họ và do đó đặt chúng ta vào con đường dẫn tới thảm họa.


 BM

Tại thời điểm này, tôi rất tiếc phải loan báo rằng, không ai có thể ngăn chặn được bất cứ điều gì. Thị trường có thể là sẽ tàn khốc trong những điều kiện này. Các thị trường không phải biết mọi thứ nhưng một khi họ đã mất niềm tin, thì sự náo loạn hoài nghi sẽ không thể dừng lại. Không ai ở Fed có thể ngăn được điều đó và không một nhà quản lý khôn ngoan nào ở cấp cao nhất có thể sửa chữa được mọi thứ.


BM


Hãy lưu ý đến sự sụp đổ của các cổ phiếu ngân hàng chỉ vài giờ sau khi các cơ quan quản lý tiếp quản SVB. Các quý bạn hữu của tôi ơi, chúng ta có thể sẽ gặp nhiều biến động. Hãy bảo trọng nhé.




Jeffrey A. Tucker  _  Nhật Thăng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.