Các bạn chỉ thấy được một chiều trong Hiệp ước biến đổi khí hậu Paris. Nhưng các bạn phải cám ơn là các bạn đã có một tổng thống như Trump.
Vì sao?
Vì Trump đã thấy hiệp ước mà đem ký với Trung cộng thì cũng như không. Ai sẽ giám sát việc cắt giảm khí thải của Trung cộng? Các quan chức của LHQ ? Xin thưa gần có chuyện đó. Các quan chức vào đất Trung cộng sẽ được phù phép theo kiểu Tôn Ngộ Không cho hoa mắt. Nghĩa là chúng sẽ dẫn các quan nhà ta đi thăm những cơ sở năng lượng đã thiết kế sẵn, năng lượng tái tạo hẳn hoi nhé. Sau đó cho các quan ở khách sạn 5 sao, thết đãi cao lương mỹ vị không quên kèm theo phong bì. Còn các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch thì chúng sẽ giấu như mèo giấu c...
Trong khi đó các quan đến Mỹ sẽ không hề có chuyện đó vì Mỹ là một nhà nước pháp trị. Mỹ sẽ không hối lộ quan chức mà ngành tư pháp độc lập của Mỹ sẽ giám sát chuyện này. Rút cuộc chỉ có Mỹ và các nước có dân chủ, pháp trị là thiệt hại. Vì họ tạo ra thất nghiệp , vì sau khi phá bỏ thủy điện và chưa phát triển hệ thống năng lượng gió và mặt trời họ chỉ còn trông chờ vào ba thứ là than, dầu thô và khí đá phiến. Như thế khi cắt giảm ngành công nghiệp của Mỹ không có đủ năng lượng sẽ chết trước. Hàng hóa của Mỹ sẽ không cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung cộng. Kinh tế Mỹ sẽ khủng hoảng trước sức cạnh tranh của nền kinh tế Trung cộng.
Chưa kể là Nga và Ấn Độ cũng tương tự Trung cộng chờ cơ hội ngóc đầu dậy.
Cho nên anh Obama và các nguyên thủ các nước châu Âu quá ngây thơ trước CS và độc tài. Hãy nhìn vào bằng chứng hiệp định Paris 1973, chúng có tuân thủ đâu.
Vậy nên Trump rất có lý khi nói:
“Trung cộng sẽ có thể tăng khí thải trong 13 năm. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Không phải Mỹ. Còn Ấn Độ đang nhận được hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài từ các nước phát triển. Có rất nhiều ví dụ khác. Nhưng từ bản chất, Hiệp định Paris rất bất công, ở mức cao nhất, là đối với Mỹ”.
Tổng thống Trump cho biết trong khi Mỹ phát triển các loại than sạch nhưng nếu tuân thủ hiệp định Paris thì sẽ không được mở thêm nhà máy than. Trong khi Trung cộng được phép xây dựng thêm hàng trăm nhà máy than, và Ấn Độ được phép tăng gấp đôi sản lượng than vào năm 2020.
Vào năm 2040, nếu tuân thủ hiệp định Paris, sản lượng của Mỹ sẽ giảm ở nhiều lĩnh vực: ngành giấy giảm 12%, ngành xi măng giảm 23%, ngành thép giảm 38%, ngành than giảm 86%, khí gas giảm 31%. Vào thời điểm đó, tổn thất với nền kinh tế sẽ lên đến 3.000 tỷ USD và mất 6.5 triệu công việc. Đồng thời thu nhập của các hộ gia đình sẽ giảm 7.000USD.
Hiệp định Paris chỉ giảm một ít nhiệt độ toàn cầu. Cho dù Hiệp định Paris được thực thi đầy đủ, và tất cả các nước đều tuân thủ, thì cũng chỉ giảm được chưa đến 1 độ C cho đến năm 2100. Hãy nghĩ về điều đó, chỉ giảm được một chút xíu”.
Trump còn cho biết: “Thật ra, Trung cộng chỉ cần thải khí CO2 trong 14 ngày là xóa hết những nỗ lực của Mỹ”. “Tôi được bầu để đại diện cho người dân Mỹ, chứ không phải đại diện cho Paris”.
Dù rút ra khỏi hiệp định nhưng số tiền nước Mỹ đóng cho quỹ chống biến đổi khí hậu là 1 tỷ USD, trong khi số tiền của 3 nước Nga, Trung cộng , Ấn độ là 0. Điều này chứng tỏ là không phải nước Mỹ không quan tâm đến thế giới này. Họ chỉ là biết tỏng âm mưu của bọn độc tài lợi dụng để triệt hạ kinh tế nước Mỹ nên nghỉ chơi mà thôi.
Dương Hoài Linh
***
G20
Lo ngại của Mỹ về WTO, hiệp ước khí hậu Paris
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.